Hiện nay, giữa bộn bề và những lo toan cuộc sống, nhiều người, nhiều hộ gia đình đã tìm đến việc trồng hoa và làm vườn để giảm bớt những áp lực, những căng thẳng cũng như để bản thân mình được thư thái, nhẹ nhàng hơn. Khi nhắc đến việc trồng hoa, lan Thanh Đạm chính là cái tên được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Dưới đây là một số thông tin về lan Thanh Đạm mà Cẩm Nang Mua Bán muốn chia sẻ với bạn.
Lan Thanh Đạm là gì?
Lan Thanh Đạm được biết đến với những cái tên mỹ miều khác như Lan Thanh Đạm Tuyết Ngọc, Can Đạm, là chủng loại xanh tự nhiên, thuộc loại biểu sinh có rất nhiều ở Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ. Tại Việt Nam, nhờ khí hậu nhiệt đới cùng với thổ nhưỡng phì nhiêu nên lan Thanh Đạm được trồng khá nhiều, đặc biệt là tại Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, trở thành một loài hoa đặc trưng được nhiều người yêu thích.
Lan Thanh Đạm có những nhánh lá mềm, thường mọc thành từng chùm với màu trắng ngần đặc trưng vào mùa xuân với tiết trời se lạnh. Khi đạt điều kiện tăng trưởng, thân cây có thể cao đến hơn 40 cm và ra hoa từ 4 – 6 cặp trông rất đẹp mắt. Lan Thanh Đạm đã từng đoạt giải nhất trong cuộc thi lan Hoàng Gia vào năm 1905.
Cách trồng và chăm sóc lan Thanh Đạm
Hướng dẫn cách trồng lan Thanh Đạm nhanh phát triển
Lan Thanh Đạm được giới chơi hoa biết đến với vẻ đẹp thuần khiết, mùi hương lạ. Dưới đây là 6 bước trồng hoa lan Thanh Đạm đơn giản, hiệu quả:
Bước 1: Chọn giá thể trồng lan Thanh Đạm
Đây là một khởi đầu quan trọng trong việc trồng lan Thanh Đạm. Nó không chỉ giúp cây duy trì được sự sống lâu dài mà còn tạo được điều kiện để cây sinh trưởng tốt hơn. Dưới đây là 6 loại giá thể thường được hoa vương sử dụng để trồng:
- Vỏ dừa: Vỏ dừa là giá thể được nhiều người ưa chuộng trong việc trồng lan. Giá thể này không những có thể giữ ẩm tốt mà lại có giá thành rẻ.
- Viên đất nung: Đây là loại giá thể nhân tạo, có nguồn gốc từ đất, đá, sét tự nhiên,… được nung ở nhiệt độ 1200 độ C. Viên đất nung có cấu trúc ổn định, có độ thông thoáng bên trong và khả năng giữ nước tốt.
- Dớn: Đây là giá thể được ép lại hoặc phơi khô từ các sợi dương xỉ hoặc rêu.
- Gỗ và lũa: Khi muốn sử dụng loại giá thể này để trồng lan, bạn nên tìm những gỗ và lũa có độ bền cao, khó mục để lan có thể sinh trưởng một cách tốt nhất.
- Than củi: Than củi là giá thể có tính giữ ẩm tốt, lại có tính kháng khuẩn cao nên cũng được nhiều người chọn dùng để nuôi lan.
- Vỏ thông: Đây là giá thể có tính sát khuẩn cao, không bị rêu bám, ít mầm bệnh gây hại cho lan. Tuy nhiên, độ bền của giá thể này thì lại khá kém, dễ bị mục nát trong khoảng 2 – 3 năm.
Bước 2: Linh hoạt trong việc di chuyển
Lan Thanh Đạm sẽ sinh trưởng và có tốc độ phát triển nhanh hơn khi bạn linh hoạt di chuyển vị trí trồng cây tùy theo mùa nắng hay mùa mưa.
- Mùa nắng
Những khi tới mùa nắng, bạn nên để cây ở những nơi có cường độ ánh sáng yếu hoặc vừa phải với nhiệt độ ấm áp từ 24 – 27 độ C. Đồng thời, tưới ẩm gốc cây và chậu, phun nước dạng sương để làm mát cho cây.
- Mùa mưa
Vào những ngày mưa, bạn nên làm bạt che cho lan để lan không bị sốc nhiệt khi thời tiết thay đổi quá đột ngột. Bên cạnh đó, việc làm bạt che sẽ tránh cho lan bị ngập úng khi gặp những cơn mưa lớn.
Bước 3: Tạo môi trường sinh trưởng cho lan
Để tạo điều kiện tốt nhất cho lan sinh trưởng, phát triển, các hoa vương thường dùng rễ cây dương xỉ bón vào đất để tạo môi trường ẩm cho lan cũng như để phần đất thông thoáng hơn, thúc đẩy sự thích nghi môi trường nhanh chóng cho lan.
Bước 4: Kích rễ cho lan
Sau một thời gian, nếu như bộ rễ của lan gặp phải những mầm bệnh, bị hư hại trầm trọng, bên cạnh việc xử lý những mầm bệnh đó, bạn cũng phải kích rễ cho lan, giúp chúng mọc ra một bộ rễ mới.
Bước 5: Tưới tiêu
Tưới tiêu là điều không thể thiếu đối với việc chăm sóc các loài cây nói chung, loài lan Thanh Đạm nói riêng. Đối với loài cây này, bạn chỉ nên tưới ẩm phần và chậu, tránh tưới quá nhiều dẫn đến ngập úng. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm máy phun sương để làm mát cây vào những ngày nắng nóng.
Bước 6: Bón phân
Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng của lan Thanh Đạm. Đối với những cây mọc mạnh thì bón mỗi lần/ tuần, đối với những cây mọc chậm hoặc ngừng tăng trưởng, chỉ nên bón mỗi lần/ tháng.
Các yếu tố tác động đến điều kiện sinh trưởng của lan Thanh Đạm
Ngoài việc có được kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm đúng cách, bạn cần có thêm những kiến thức về các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lan để tạo ra cho lan môi trường sống tốt nhất, toàn diện nhất.
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên tác động nhiều nhất tới việc cây lan có sinh trưởng tốt hay không. Vào mùa hè, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 6 – 8 độ C là hợp lý. Trong khi đó, vào mùa đông, cách biệt nhiệt độ từ 13 đến 14 độ C.
Dựa vào đó, người trồng cũng nên chọn vùng đất có khí hậu thích hợp, nhằm giúp cây phát triển nhanh, khoẻ mạnh, đạt được những tính trạng tốt nhất.
2. Ánh sáng
Mức độ ánh sáng như thế nào cũng quyết định không nhỏ tới sự dẻo dai, tốc độ phát triển của loài cây này.
Những tháng mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hãy để cây ở nơi rợp mát. Nhưng vào mùa đông, lại cần cung cấp cho lan Thanh Đạm nhiều ánh sáng hơn.
Bạn sẽ nhận thấy những loại lan khác nhau khi được nuôi trồng trong điều kiện cường độ nắng cũng như thời gian chiếu sáng không giống nhau cũng sẽ có đặc điểm riêng biệt.
3. Độ ẩm hoa lan Thanh Đạm
Hoa lan Thanh Đạm nói chung và hoa lan Thanh Đạm Indo nói riêng yêu cầu độ ẩm cao. Do đó, trong mùa khô, lượng mưa hạn chế. Hoa cần được cấp ẩm lên đến 70 – 80%. Nếu như thiếu nước, cây dễ chết khô hoặc không thể ra hoa, cho quả.
Tuy nhiên, trong mùa lạnh, mưa nhiều, độ ẩm có thể giảm xuống còn khoảng 40 – 50%. Cần ghi nhớ, lượng ẩm quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng tiêu cực tới cây trồng của bạn.
4. Độ thoáng gió
Nhiều người thường ít để ý, nhưng trên thực tế, độ thoáng gió lại là yếu tố hết sức quan trọng không thể bỏ qua. Trong trường hợp trồng lan tại vườn, bụi rậm rạp, không thông thoáng, cây dễ bị nhiễm bệnh.
5. Lượng nước
Bạn không nên nhầm lẫn giữa độ ẩm với lượng nước cung cấp cho cây. Độ ẩm có thể đến từ không khí, nhưng lượng nước lại được cấp trực tiếp từ tưới tiêu. Bạn nên tăng cường tưới cây khi chúng còn khô, có nhiều cây non.
Vào giai đoạn lan trưởng thành hoặc mùa đông, khô hanh, chỉ cần tưới sơ qua hoặc phun nước. Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm củ, lá nhăn nheo, héo úa mà điều chỉnh cường độ tưới cho cây.
6. Lượng phân bón
Khi trồng bất cứ loại cây gì, chúng ta cũng cần phải chọn và dùng loại phân bón phù hợp. Loại lan này thường được bón phân 30 – 10 – 10 với dung lượng vừa phải, hoà tan trong 4 lít nước.
7. Vật liệu trồng lan Thanh Đạm
Nếu như bạn cho rằng, khi trồng hoa lan Thanh Đạm, chỉ cần dùng giống phù hợp, trồng vào chậu đất, cây sẽ phát triển tốt, thì đây là nhận định hoàn toàn sai lầm. Những người trồng lan chuyên nghiệp thường kết hợp thêm rễ cây dương xỉ, than vụn, đá bọt, rêu vụn.
Trong các vật liệu này, rễ cây dương xỉ chiếm hàm lượng lớn nhất, lên đến 70%. Những nguyên liệu còn lại chỉ dao động trong khoảng 10% đổ lại.
Cách chăm sóc lan Thanh Đạm đúng cách
Để hoa lan có môi trường sinh trưởng tốt cũng như duy trì được sự sống lâu dài, nở ra nhiều hoa đẹp, bên cạnh việc trồng đúng cách, quan tâm đến các yếu tố xung quanh như ánh sáng, lượng nước, lượng phân bón,… thì việc chăm sóc đúng cách cũng hết sức quan trọng.
Chọn vị trí thuận lợi để trồng lan Thanh Đạm
Trước khi tìm hiểu cách trồng, hãy chọn vị trí sao cho cây có thể tiếp xúc với ánh sáng, độ ẩm tối ưu.
Như đã đề cập ở trên, lan rất thích ánh sáng, nhưng lại không ưa nắng chiếu trực tiếp vào. Việc để cây dưới nắng trực tiếp thời gian dài sẽ làm cho cây héo úa, nhanh chết. Chỉ nên xịt phun sương cho cây lan vào mùa đông, mưa nhiều, khi độ ẩm cao.
Chuẩn bị những vật liệu trồng cây cần thiết
Để trồng loại lan này, bạn nên chuẩn bị những vật liệu cần thiết như các loại mùn, dương xỉ băm nhỏ, vỏ thông. Hàm lượng của chúng ở mức vừa phải, không nên quá nhiều, khiến lan bị hút hết chất dinh dưỡng.
Làm sạch rễ lan
Không ít người bỏ qua công đoạn làm sạch rễ lan. Đây là sai lầm lớn khiến cho cây khó sinh trưởng, phát triển tốt, thậm chí còn mau héo và nhiễm bệnh.
Khi đem giống về, trước tiên hãy để lan khoảng từ 2 đến 3 tiếng ở nhiệt độ môi trường ngoài. Sau đó, cắt tỉa hết phần rễ hư, hôi thối, giữ lại phần rễ khoẻ mạnh, mới nhú. Chúng sẽ mọc dài, đâm sâu hơn nếu được tiếp tục nuôi trong môi trường đất thích hợp.
Treo ngược cây lan
Khác với những loại cây thông thường, khi trồng lan, bạn nên treo ngược chúng lên giàn. Đây là kỹ thuật nhằm giúp lan không bị ứ nước dẫn tới rễ thối. Hơn nữa, khi bước vào vườn trồng lan, bạn cũng thấy được sự độc đáo, tính thẩm mỹ cao của phương pháp này.
Tiếp theo, thực hiện công đoạn tỉa rễ nếu cần thiết, ngâm lan vào nước, vớt ra, rồi dùng dây buộc lại, treo lên chỗ mát.
Tưới nước cho cây hợp lý
Lượng nước sẽ giúp cho cây phát triển nhanh chóng, khoẻ mạnh. Nhưng nước quá nhiều lại gây ra tác dụng ngược lại. Cho nên, chỉ trong mùa hè, bạn mới nên tưới nước nhiều, đồng thời treo tại nơi thoáng gió, ít cây cối rậm rạp.
Dùng phân bón chuyên dụng
Thông thường, để lan Thanh Đạm sinh trưởng tốt, bạn nên dùng phân hữu cơ hoai mục, phân chậm tan, phân NPK. Tuy nhiên, lan Thanh Đạm lại không thích lượng muối cao, nên chúng ta phải thường xuyên xả mặn cho đất.
Top 10 mẫu lan Thanh Đạm đẹp nhất
Dưới đây là 10 mẫu hoa lan Thanh Đạm đẹp nhất bạn có thể tham khảo. Từ đó tìm được mẫu hoa phù hợp để trồng.
Thanh Đạm vôi, Thanh Đạm môi lông
Màu cam sữa chính là màu sắc đặc trưng của mẫu hoa lan này, thường nở đồng loạt vào mùa xuân. Tại Việt Nam, thì thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng là nơi trồng nhiều mẫu hoa này nhất.
Thanh Đạm Tuyết Hạ
Lan Thanh Đạm Tuyết Hạ sở hữu cho mình màu trắng tinh khiết với sắc vàng ở phần trung tâm, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt và đặc trưng, được Karel Petrzelka tìm thấy ở Đam Rông tại Lâm Đồng. Sau này, vào năm 2010 thì bông hoa này cũng được hai người Việt Nam chúng ta là Nguyễn Thiện Tịch và Nguyễn Vũ Khôi tìm thấy ở núi Chúa tại Phú Quốc.
Thanh Đạm Kế Lộc
Mẫu lan này được lấy tên từ giáo sư Phan Kế Lộc, một trong những người tìm bông hoa này tại Quản Bạ, Hà Giang. Điểm nổi bật của mẫu hoa này là có cánh nhỏ và môi hoa gần giống với cánh hoa, có màu vàng cam điểm xuyến.
Thanh Đạm Tuyết Ngọc
Lan Thanh Đạm Tuyết Ngọc là mẫu lan có hoa to nhất, thường nở vào mùa Xuân – Hạ và mọc nhiều tại Đà Lạt, Nha Trang.
Thanh Đạm ngủ
Giống với lan Thanh Đạm Tuyết Hạ, hoa lan Thanh Đạm ngủ cũng sở hữu cho mình một nét đẹp dịu dàng và khả ái. Đó chính là màu trắng sẽ đóng vai trò chủ đạo, còn màu sẽ được điểm xuyến ở phần môi hoa. Tuy nhiên, so với Thanh Đạm Tuyết Hạ thì Thanh Đạm ngủ lại nhỏ hơn rất nhiều.
Thanh Đạm tròn (Nâu hoàng)
Khác biệt so với các mẫu lan Thanh Đạm khác, Thanh Đạm còn hay còn được gọi là Nâu hoàng khoác lên mình chiếc áo màu vàng độc đáo, chính giữa là môi hoa màu nâu càng tôn lên nét đẹp huyền bí cho chiếc áo này.
Thanh Đạm cảnh
Với kết cấu đặc trưng và màu sắc hài hòa, lan Thanh Đạm cảnh đã trở thành mẫu lan được nhiều người ưa chuộng. Phong lan nhỏ, hoa nở theo chùm vào mùa xuân gồm 4 – 7 chiếc và mọc nhiều ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Nam Cát Tiên.
Thanh Đạm ba gân
Sở dĩ được gọi là Thanh Đạm ba gân là vì chính giữa màu vàng cam ở phần môi hoa có một vệt trắng ở giữa, tạo thành ba gân, tạo nên nét riêng biệt cũng như tăng thêm sự độc đáo cho mình.
Thanh Đạm tái
Hoa lan Thanh Đạm tái có hình dáng giống như một chú én nên còn được là én luyện, mang màu vàng xanh độc đáo, nở nhiều tại Langbiang ở Đà Lạt vào cuối đông – đầu xuân.
Thanh Đạm xanh
Thanh Đạm xanh hay còn được gọi là Thanh lan hay Thanh Đạm cánh ngắn, có màu xanh lá nhạt với chấm đen ở phần môi, mang hương thơm thoang thoảng và mọc nhiều tại Đắk Lắk, Đà Lạt và Bình Phước.
Thanh Đạm hẹp
Lan Thanh Đạm hẹp là loài thanh đạm cánh có kết cấu giống với loài hoa hoàng thảo. Tuy nhiên kích thước của Thanh đạm hẹp nhỏ hơn nhiều.
Loài hoa này có phong lan và củ mọc cách nhau tầm 5cm, lá 2 chiếc. Hoa to cỡ 3cm và có từ 6-15 chiếc, chùm hoa dài khoảng 40cm. Hoa có hương thơm và hầu như đều nở đồng loạt vào mùa Đông
Nơi mọc chủ yếu của loài Thanh Đạm hẹp chính là Sông Bé, Lâm Đồng, Lộc Ninh.
Cây Lan Thanh Đạm nhớt
Cây Lan Thanh Đạm nhớt có vẻ ngoài gần giống với thanh đạm ba gân. Tuy nhiên, lại có kết cấu lá và mọc dưới đất giống với loài cỏ.
Loại thanh đạm này thạch lan và củ mọc sát nhau, lá 2 chiếc. Hoa 3-5 chiếc, hoa có kích thước tầm 4cm, chùm hoa dài 10-15cm. Hoa có hương thơm và nở đồng loạt vào mùa Đông
Cây Lan Thanh Đạm nhớt thường mọc ở: Đắc Lắc, Kontum, Lâm Đồng.
Cây Lan Thanh Đạm cánh ngắn
Lan Thanh Đạm cánh ngắn có cánh hoa màu xanh nhạt và điểm ở môi màu mè đen. Phong lan trung bình, củ có kích thước khoảng 10-15cm, 2 lá. Chùm hoa mọc ra từ củ già và có chiều dài 15-18cm. Hoa to tầm 5cm, mỗi cây tầm 7-8 chiếc hoa và nở đồng loạt vào mùa Xuân. Hoa có hương thơm dễ chịu.
Cây Lan Thanh Đạm cánh ngắn mọc ở Đắk Lắk, Bình Phước, Đà Lạt, Phước Long, Bù Gia Mập.
Mỗi mẫu lan Thanh Đạm đều có những nét đẹp đặc trưng riêng với kết cấu, màu sắc độc đáo. Để tham khảo thêm về cách trồng lan Thanh Đạm cũng như kinh nghiệm chăm sóc, vui lòng truy cập website Muaban.net ngay hôm nay nhé.
Tham khảo các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net:
>>>Bạn có thể tham khảo:
- Cây hoa hòe phong thủy – Ý nghĩa và cách trồng
- Một số cây phong thủy để bàn làm việc chiêu tài lộc tấn bình an
- 10 Cây phong thủy mệnh kim chiêu tài lộc tấn bình an
Minh Khang – Content Writer