Trong những năm gần đây, việc xây dựng những ngôi nhà tranh mang phong cách hoài niệm đang ngày càng được ưa chuộng. Nhà tranh vách đất khiến chúng ta nhớ lại từng kỷ niệm thời thơ ấu. Cứ như vậy, mà nhà tranh đã xuất hiện trong tâm trí của người Việt một cách vô cùng tự nhiên.
Vậy bạn đã biết được ưu nhược điểm cũng như chi phí xây dựng nhà tranh vách đất như thế nào chưa? Không chờ đợi lâu nữa, cùng Muaban tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé!
Nhà tranh vách đất là nhà gì?
Nhà tranh vách đất là kiểu nhà được thiết kế từ những nguyên liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá, bùn, rơm,… Mái nhà thường được lợp bằng tranh, giá, xà gồ. Đây là kiểu kiến trúc nhà ở mang đậm nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam.
Thông thường, nội thất bên trong nhà tranh khá đơn giản. Bàn ghế chủ yếu được làm từ tre nứa, ở giữa thì đặt bàn thờ ông bà tổ tiên. Xung quanh nhà là sân vườn có thể dùng để trồng hoa, trồng cây ăn trái, hàng rào,… tạo cảm giác ấm cúng cho tổng thể ngôi nhà.
Nhà tranh thường ở vùng nông thôn bên cạnh những đồng ruộng và là một biểu tượng của nông thôn Việt Nam ngày xưa, thậm chí ngày nay, loại hình này vẫn còn tồi tại tương đối nhiều như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu cuộc sống ồn ào nơi thành thị khiến bạn muốn tìm đến nơi thoáng đãng, mát mẻ để tận hưởng sự mộc mạc và bình dị thì bạn có thể tham khảo một số thị trường nhà đất tại các vùng Đồng bằng sông Cửu Long như thị trường nhà đất Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre,… rất thích hợp để bạn có thể xây dựng một ngôi nhà tranh vách đất và tận hưởng cuộc sống.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhà lá – Kiến trúc mang đậm văn hóa Việt
Xem thêm các tin đăng mua bán nhà đất chung cư tại đây:
Kết cấu cơ bản của nhà tranh vách đất
Khung xương nhà (bằng tre, gỗ)
Nhà tranh vách đất thường thiết kế khung xương theo một kích thước và độ rộng tiêu chuẩn. Các loại nguyên liệu để làm khung xương thường dễ kiếm. Đó có thể lấy gỗ từ các loại cây trong vườn như cây mít, cây xoan, cây đào,…
Sau khi đã tìm loại cây mong muốn, người dân sẽ chặt, tỉa để phù hợp với khung xương nhà. Công đoạn này cần sự chính xác cao, do đó người nông dân phải hết sức tỉ mỉ để cho ra khung nhà hoàn hảo nhất.
Trong trường hợp không có gỗ để làm khung thì chủ nhà có thể thay thế bằng tre hoặc trúc. Tuy nhiên, tre và trúc cần phải được xử lý thật cẩn thận, tránh xảy ra tình trạng mối, mọt. Trước khi đưa vào sử dụng thì người nông dân có thể ngâm cây trong bùn từ 5 – 7 ngày.
Vách đất (bùn trộn rơm rạ)
Vách nhà tranh được lấy từ nguyên liệu khá đơn giản. Người nông dân sẽ trộn bùn cùng rơm rạ cùng với nhau. Sau đó hỗn hợp này sẽ được trét lên các khung nhà. Nhờ vậy, căn nhà được che chắn một cách tương đối kín đáo giúp gia chủ giữ ấm vào mùa đông.
Mái nhà
Tùy vào từng vùng miền mà mái nhà có thể được lợp từ những nguyên liệu khác nhau. Ở vùng Cao Nguyên, người dân sẽ thường dùng lá cọ để lợp mái.
Với nguyên liệu dễ kiếm, giờ đây mái nhà cũng có thể được thay thế bằng rơm, cỏ tranh, lá dừa,… Hãy lựa chọn nguyên liệu thực sự phù hợp với tính thẩm mỹ và nhu cầu xây dựng của bạn.
>>> Tìm hiểu thêm: Những ngôi nhà trên núi cực chất khiến giới trẻ phát cuồng khi đi du lịch
Ưu và nhược điểm của nhà tranh vách đất
Ưu điểm
- Mang thiên nhiên lại gần hơn: Cuộc sống ồn ào nơi thành thị khiến con người muốn tìm đến nơi thoáng đãng, mát mẻ để tận hưởng sự mộc mạc và bình dị. Nhà tranh vách đất chính là nơi tạo cho chúng ta cảm giác trong lành, yên bình và mang đậm phong cách của miền quê Việt Nam.
- Quá trình thi công tương đối nhanh: Không cầu kỳ như các ngôi nhà ngói, nhà gạch, bất kỳ ngôi nhà tranh nào đều được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có. Do đó, sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian khi mua sắm đồ gia công.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng: Chính vì lối kiến trúc tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, người dân có thể xây dựng ngôi nhà tranh một cách nhanh chóng và đơn giản. Do đó, đây chính là kiến trúc nhà ở dành cho người dân ở vùng miền quê sông nước, những người không mấy dư dả về mặt tài chính.
- Hạn chế tiếng ồn khi trời mưa: Vì đặc thù nhà tranh vách đất được lợp nên bằng mái lá, do đó khi trời mưa sẽ hạn chế được tiếng ồn. Điều này tạo nên không gian yên tĩnh, thoải mái cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nhược điểm lớn nhất của nhà tranh vách đất đó là thời gian sử dụng khá ngắn. Đặc biệt, khi vào các đợt bão lũ lụt, nhà tranh sẽ khó mà chống chọi. Còn vào mùa hè thì lại khó lắp đặt điều hòa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những ý tưởng cải tạo nhà tiết kiệm nhưng vẫn xinh lung linh
Chi phí làm nhà tranh vách đất có cao không?
Với những nguyên liệu từ thiên nhiên, nhà tranh vách đất được xây dựng với chi phí tương đối thấp. Có những vật liệu người dân chỉ cần thu hái trên nương rẫy. Nếu tốt hơn họ có thể thu lượm từ các vật dụng xung quanh nhà.
Ngoài những vật liệu sẵn có thì họ còn tốn một ít chi phí để mua một số vật liệu như đinh, dây buộc,… Tuy nhiên, chi phí những vật liệu này lại không quá giá trị. Người dân hoàn toàn có thể xây dựng nên một ngôi nhà ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
>>> Tìm hiểu thêm: 3 điều lưu ý mà người mua đất xây nhà cần lưu ý
Ý nghĩa nhà tranh vách đất
Trong cuộc sống
Thời xưa, nhà tranh được xem là chỗ che mưa, che nắng của người nông dân. Mặc dù đơn sơ, mộc mạc nhưng nhà tranh vách đất lại quá đỗi thân thương và bình yên. Dẫu biết sống trong căn nhà nhỏ chen chúc chật chội, nhưng người dân thời đó luôn giữ được nét bình tâm mà thanh thản.
Trong thơ ca
Người Việt luôn biết biến tấu những câu từ thành những bài thơ, văn học dân gian mang phong cách lạc quan, yêu đời. Bài thơ về những ngôi nhà tranh cũng sẽ được tạo nên từ những câu chữ đầy tính hào sảng, phóng khoáng của người dân miền quê với hàng trăm thể loại độc đáo mà vẫn gần gũi và giản dị.
Tháng tám, thu cao, gió thét già
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương xa,
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được
Quay về, chống gậy lòng ấm ức
Giây lát, gió lặng, mây tối mực
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghèo
Đêm dài ướt át sao cho trót
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch hàn
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững đứng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Những biến tấu của nhà tranh vách đất hiện đại
Mộc mạc, đơn sơ mà gần gũi, đó là những tính từ miêu tả kiến trúc độc đáo của nhà tranh vách đất. Dù có trải qua hàng chục năm nhưng hình ảnh những ngôi nhà tranh vẫn được bảo tồn. Đây được xem là món di sản đặc trưng của người dân Việt Nam.
Giờ đây, nhà tranh vách đất còn được biến tấu với nhiều phong cách hiện đại mà độc đáo. Thường thì những người thợ sẽ sử dụng những chất liệu hiện đại như kim loại, xi măng,… để xây dựng những ngôi nhà tranh. Cuộc sống của người dân cũng vì thế trở nên tiện nghi và thẩm mỹ hơn.
Không chỉ được sử dụng để làm nhà ở, nhà tranh vách đất còn được người Việt ứng dụng vào trong các ngành du lịch, nghỉ dưỡng,… Đem đến cho du khách những trải nghiệm cực kỳ mới mẻ. Khi đến nơi đây, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn, mọi áp lực của cuộc sống thường ngày bận rộn dường như đã ngủ quên.
Nhà tranh vách đất – nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông
Nhà tranh vách đất thời xưa mang một phong cách rất thanh lịch mà gần gũi. Nhiều ngôi nhà tranh còn thể hiện rõ nét tín ngưỡng đặc trưng của Á Đông. Mặc dù trải qua những khó khăn vất vả, nhưng người nông dân vẫn không ngừng sáng tạo và cố gắng tạo nên kiến trúc nhà tranh ngày càng ấn tượng.
>>>Có thể bạn quan tâm: Top 17 phong cách kiến trúc hiện đại nhất hiện nay
Một ngôi nhà mang đậm một nét kiến trúc độc đáo, cổ điển mà không thể có ở khắp mọi nơi. Nhà tranh chỉ “lớn lên” từ sự hoang sơ mà mộc mạc. Đó chính là sự kiến tạo trong phong cách của người Á Đông.
Bài viết trên đã tổng hợp tất tần tật về những đặc điểm nhà tranh vách đất. Hy vọng quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về kiểu nhà này cũng như ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật nhanh những thông tin về nhà đẹp, phong thủy nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Chọn gạch lát nhà tắm như thế nào cho phù hợp nhất?