Nhắc đến các phong cách kiến trúc cổ đại có giá trị lịch sử không thể nào không nhắc đến kiến trúc Phục Hưng. Phong cách kiến trúc này được biết đến với nhiều nét độc đáo riêng và thú vị, không chỉ nổi tiếng ở phương Tây mà còn được nhiều khu vực trên Thế giới đón nhận và tìm hiểu.
Kiến trúc Phục Hưng đã trải qua quá trình dài hình thành và phát triển với nhiều biến động lịch sử. Tuy nhiên vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật cốt lõi. Bài viết của Mua bán sau đây sẽ chia sẻ một số thông tin chung về đặc điểm cũng như một số công trình kiến trúc thời Phục Hưng tiêu biểu, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Kiến trúc Phục Hưng là gì?
Kiến trúc Phục Hưng là một trong những phong cách kiến trúc độc đáo và nổi bật của phương Tây. Kiến trúc này lịch sử ra đời khá lâu, cụ thể xuất hiện từ đầu thế kỉ 14 và đầu thế kỉ 17. Được biết đây là giai đoạn chuyển giao quan trọng nghệ thuật kiến trúc – văn hóa – xã hội ở châu Âu. Qua đó có thể tạo đà cho sự đổi mới và phát triển như châu Âu hiện đại ngày nay.
Kiến trúc Phục Hưng ra đời và phát triển dưới sự thừa hưởng những tinh hoa văn hóa – nghệ thuật mà La Mã và Hi Lạp cổ đại để lại. Từ đó tiếp thu một cách có chọn lọc và đổi mới qua nhiều thời kỳ khác nhau để có được một phong cách kiến trúc hoàn thiện như hiện tại.
Phong cách kiến trúc này xuất hiện đầu tiên tại Florence. Sau đó kiến trúc này đã bùng nổ và phát triển rộng khắp châu Âu và toàn cầu. Được biết Phục Hưng được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa và kết hợp hoàn hảo giữ kiến trúc Gothic và kiến trúc Baroque.
Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm tính tôn giáo. Qua đó ca ngợi và đề cao tài năng và sức mạnh của con người. Phong cách này lấy tính đối xứng, sự hài hòa và tinh tế làm điểm nhấn gây sự chú ý.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Roman – Đặc điểm, kỹ thuật xây dựng
Các giai đoạn của kiến trúc Phục Hưng
Quattrocento (1400-1500)
Tiền kỳ Phục Hưng (khoảng 1400-1500) thường gọi là Quattrocento. Là thời kỳ bắt đầu hình thành các nguyên tắc, trật tự và khái niệm xây dựng nên nền móng. Những nguyên cứu về thời cổ đại đã dẫn đến sự áp dụng các cấu trúc và chi tiết trang trí La Mã. Các không gian được tổ chức bởi logic theo tỷ lệ, hình thức và đối tượng nhịp điệu cho hình học, bỏ qua cách tiến hành bằng trực giác như trong các tòa nhà thời Trung Cổ. Những điều này đã giúp các công trình kiến trúc ở thời kỳ đó trở nên cân đối, hài hòa nhưng vẫn tạo nên sự khỏe khoắn, ấn tượng.
Ở giai đoạn phát triển kiến trúc Phục Hưng thì kiến trúc sư Filippo Brunelles là người tiên phong nổi bật. Nhà thờ Santa Maria del Fiore là một trong những công trình kiến trúc nổi bật và ấn tượng nhất ở thời kỳ Phục Hưng, và cho đến hiện nay thì vẫn còn công trình mái vòm bằng gạch lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới. Yếu tố quan trọng cũng như điều mà ông nhấn mạnh đó chính là trật tự rõ ràng. Ông cho rằng kiến trúc cổ La Mã có tính chất toán học, thứ mà kiến trúc Gothic hoàn toàn không có.
Trong thời kỳ Phục hưng đỉnh cao (1500-1525)
Đây là giai đoạn mà các công trình được xây dựng theo phong cách này phát triển rầm rộ và áp dụng rộng rãi. Các lý tưởng Phục Hưng mang sự hài hòa nhường chỗ cho sự tự do hơn và sáng tạo hơn.
Trong giai đoạn Phục Hưng đỉnh cao những khái niệm được phát hiện từ nguồn gốc cổ đại được sử dụng thuần thục và lan truyền rộng rãi hơn. Giai đoạn này, việc thể hiện các yếu tố kiến trúc được sáng tạo và tự do hơn. Không còn quá áp theo một nguyên tắc hay logic cá nhân nào nữa. Các công trình kiến trúc thời này được trang trí một cách cẩn thận, tỉ mỉ và đặc biệt luôn nhấn mạnh vào vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp của không gian.
Nổi bật nhất ở thời kỳ này đó chính là kiến trúc sư Bramante, là kiến trúc tiêu biểu nhất ở giai đoạn (1444-1514). Người đã mở rộng và áp dụng kiến trúc cổ đại vào các tòa nhà đương thời. Phong cách thiết kế của Bramante có tầm ảnh hưởng lớn đến các kiến trúc Ý ở thế kỷ 16. Hầu hết các công trình được tạo ra thì trang trí vô cùng cầu kỳ hơn rất nhiều so với những mẫu công trình cũ.
Tham khảo ngay các tin đăng về nhà đất có trên website Muaban.net để có giá tốt nhất khi thuê hoặc mua |
Đặc điểm của kiến trúc Phục Hưng
Ngoài việc kế thừa và đổi mới từ kiến trúc La Mã cổ đại, kiến trúc thời kỳ Phục Hưng còn mang những đặc điểm riêng biệt về thiết kế. Được biết, phong cách này được thiết kế và xây dựng tỉ mỉ ở từng chi tiết và tuân theo những quy tắc nhất định. Qua đó đã tạo nên những tác phẩm kiến trúc đặc sắc và mang dấu ấn riêng đáng chú ý.
Mặt bằng
Điểm riêng của loại hình kiến trúc này một phần là ở cách lựa chọn và thiết kế mặt bằng. Thông thường, các công trình mang kiến trúc Phục Hưng đều chọn mặt bằng hình vuông, dạng đối xứng. Đồng thời tỉ lệ thiết kế phải tuân theo những quy chuẩn nhất định.
Ngoài ra đối với thiết kế mặt bằng nhà thờ theo phong cách này thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa mặt bằng và mặt tiền. Đặc biệt là lấy chiều rộng của lối đi làm tiêu chuẩn xác định.
Mặt tiền
Hầu hết các công trình kiến trúc Phục Hưng đều được thiết kế với một trục thẳng đặt ở trung tâm. Dựa vào đó mặt tiền sẽ được thiết kế và bố trí dựa trên trục thẳng này. Tùy thuộc vào kiểu công trình mà có các thiết kế mặt tiền khác nhau:
- Đối với thiết kế nhà thờ, mặt tiền sẽ được thiết kế hình tam giác. Tất cả các cột và cửa sổ của nhà thời đều hướng về vị trí trung tâm.
- Đối với thiết kế tòa nhà, phần mặt tiền thường được dựng lên từ việc vận dụng gờ chỉ phào. Cửa trung tâm được thiết kế theo tính năng của ban công hoặc được trát vữa nhám. Điều này tạo nên điểm khác biệt riêng của kiến trúc Phục Hưng.
Cột và trụ
Trụ và cột được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thiết kế Phục Hưng. Cột có vai trò thiết yếu, có chức năng chống đỡ phần trên công trình. Ngoài ra thiết kế cột và trụ còn giúp trang trí, tăng tính thẩm mỹ và độc đáo cho công trình.
Vòm
Mặc dù chịu ảnh hưởng của kiến trúc Gothic nhưng thiết kế Phục Hưng vẫn có những điểm nhấn khác biệt. Một trong số đó phải kể đến đó chính là thiết kế vòm cong độc đáo.
Vòm cong của kiến trúc Phục Hưng có dạng nửa hình tròn và không có sườn. Qua đó tạo nên sự độc đáo, mới mẻ và có giá trị thẩm mỹ cao hơn.
>>> Xem thêm: Kiến trúc Gothic – Sang trọng, bề thế và đậm dấu ấn nghệ thuật
Các kiểu hầm
Hầm của loại hình kiến trúc Phục Hưng cũng được thiết kế không có sườn như vòm. Các kiểu hầm phổ biến thường gặp có thiết kế nửa hình tròn hoặc có dạng hình vuông. Đặc biệt các kiểu hầm dạng ống cũng được áp dụng phổ biến trong loại hình kiến trúc này.
Mái vòm (Domes)
Mái vòm là phần giá trị nhất tạo nên điểm nhấn cho kiến trúc Phục Hưng. Những Domes mái vòm tạo nên không gian mở, giúp cho các công trình trở nên rộng lớn hơn. Để tăng thêm tính thẩm mỹ, hầu hết các domes đều được chạm khắc họa tiết độc đáo và tinh xảo.
Trần
Trái ngược với trần nhà được thiết kế đơn giản ở giai đoạn Trung Cổ thì ở giai đoạn Phục Hưng trần nhà được đầu tư thiết kế hơn.
Thông thường, trần nhà của kiến trúc Phục Hưng được thiết kế phân ô, kết hợp với các hoa văn được vẽ trang trí và sơn màu vô cùng đẹp mắt. Sự đầu tư này giúp tăng thêm giá trị cho công trình kiến trúc về nhiều mặt.
Cửa
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các công trình mà phần cửa chính của công trình kiến trúc Phục Hưng được xây dựng theo các tiêu chí riêng. Hầu hết các cửa chính đều nằm ở giữa và có thiết kế hướng vòng cung vô cùng ấn tượng.
Ngoài ra cửa ra vào được thiết kế có dầm đỡ vuông. Đối với thiết kế lỗi vào không có cửa thường có dạng cong, đồng thời cũng được trang trí thêm các chi tiết hoa văn đẹp mắt.
Các cửa sổ
Sẽ rất dễ dàng nhận thấy kiến trúc Phục Hưng có rất nhiều cửa sổ. Các cửa sổ được thiết kế khá nhỏ và có dạng hình bán nguyệt. Kích thước của cửa sổ được tính toán kỹ để phù hợp với tổng thể diện tích của công trình kiến trúc.
Thiết kế thêm nhiều cửa sổ cho công trình kiến trúc Phục Hưng để có thể đón thêm nhiều ánh sáng. Đặc biệt giống với cửa chính, các khung cửa sổ cũng được chạm khắc phù hợp để tạo điểm nhấn.
>>> Xem thêm: 10 Mẫu Cửa Sổ Đẹp Giúp Căn Nhà Thêm Hoàn Mỹ
Công trình kiến trúc thời kỳ Phục Hưng tiêu biểu
Các công trình kiến trúc thời Phục Hưng mang những điểm độc đáo và riêng biệt. Đây cũng chính là lý do mà hiện tại có rất nhiều công trình Phục Hưng vẫn được bảo tồn và gìn giữ theo thời gian. Dưới đây là một số kiến trúc thời Phục Hưng tiêu biểu:
Thánh đường Santa Maria del Fiore
Đây được biết đến là công trình tiêu biểu của lối kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Thánh đường này được xây dựng ở Italia vào đầu thế kỷ 13. Santa Maria del Fiore được thiết kế với mái vòm to và rộng. Ngoài ra các họa tiết thiết kế và màu sắc trên cửa sổ và cửa chính tạo nên nét riêng cho công trình này.
Quảng trường Piazza del Campidoglio
Piazza del Campidoglio được đánh giá là một trong những quảng trường rộng lớn bậc nhất nước Ý. Quảng trường này được thiết kế đồ sộ, độc đáo với các chi tiết đậm chất Phục Hưng. Với nét đẹp này Piazza del Campidoglio được chọn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn quan trọng hàng đầu tại Ý.
Nhà thờ St.Peter
Nói về nhà thờ lớn nhất Thế giới và mang đậm tính chất thiết kế thời kỳ Phục Hưng thì St.Peter chính là một ví dụ tiêu biểu đáng chú ý. Được biết công trình này được xây dựng tại Vatican nước Ý. Công trình này đã trải qua hơn 7 thập kỷ tính từ khi hoàn thành thiết kế. Ngoài ra công trình này ảnh hưởng từ Thiên Chúa giáo là chủ yếu.
Tại sao Ý là cái nôi của kiến trúc Phục Hưng
Kiến trúc Italia đạt được đỉnh cao rực rỡ nhất vào thời kỳ Phục Hưng (ở giai đoạn đầu thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 sau Công nguyên). Được biết thời Phục Hưng cũng là giai đoạn Ý tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên nhiều lĩnh vực văn hóa, trong đó có kiến trúc.
Đây cũng là một trong những lý do mà hầu hết các công trình nổi tiếng ở Ý đều được xây dựng và mang thiết kế đậm chất Phục Hưng. Những công trình kiến trúc ở Ý thường lọt vào mắt xanh của nhiều nhiếp ảnh gia, đồng thời cũng thu hút lượt khách du lịch đông đảo ghé thăm thường xuyên.
Tóm lại, kiến trúc Phục Hưng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với nhân loại. Giá trị lịch sử và các kiến trúc độc đáo của thời kỳ Phục Hưng được duy trì và phát triển theo thời gian. Hi vọng bài viết của muaban.net trên đây đã chia sẻ một số thông tin cần thiết về kiến trúc Phục Hưng, qua đó giúp quý bạn đọc muốn tìm hiểu về loại hình kiến trúc này dễ dàng tìm hiểu và tham khảo hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Top 17 phong cách kiến trúc hiện đại nhất hiện nay
- Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải – Xu hướng hứa hẹn nhất năm nay