Kiến trúc Gothic được đánh giá cao về tính nghệ thuật. Kết cấu với sự chú trọng trong từng đường nét. Theo đó, phong cách này mang đến cho công trình cảm giác khoáng đạt, tràn ngập ánh sáng nhưng lại không kém phần thanh thoát.
Có lẽ cũng chính vì thế, đây cũng được xem là phong cách kiến trúc đỉnh cao, mang đặc trưng riêng biệt của nước Pháp đầy lãng mạn. Hãy cùng điểm qua những đặc trưng cũng như sức hút của kiến trúc Gothic hiện đại với bài viết sau nhé.
Nguồn gốc kiến trúc Gothic có thể bạn chưa biết
Với những ai đam mê tìm hiểu trong lĩnh vực kiến trúc thì hẳn không thể không biết đến phong cách kiến trúc Gothic. Đây được xem là 1 trong những kiểu mẫu kiến trúc điển hình với đường nét mang đặc trưng riêng biệt. Không thể trộn lẫn.
Trên thực tế, phong cách này được ra đời tiếp sau thời kì kiến trúc Roman. Cụ thể là ở những năm 1200 sau công nguyên.
Theo đó, tên gọi khởi nguồn của kiểu kiến trúc này là francigenum opus. Trong thời điểm bấy giờ, người ta định nghĩa nôm na phong cách này như là 1 “tác phẩm của người Pháp”.
Vậy, kiến trúc Gothic là gì? Về cơ bản, Gothic có thể hiểu là phong cách kiến trúc mới với những điểm khác biệt nhất định của người La Mã.
Có thể nói, nhắc đến Gothic thì hầu hết, người ta đều sẽ nhớ đến hàng loạt các công trình nhà thờ, thánh đường rộng lớn, bề thế và đầy ấn tượng. Điển hình có thể kể đến như:
- Nhà thờ Saint-Étienne tại Pháp. Đây cũng là nhà thờ đầu tiên trên thế giới được xây dựng theo phong cách Gothic.
- Tu viện Westminster tại Anh.
- Nhà thờ Salisbury ở Anh.
- Tháp đồng hồ Big Ben ở Anh.
- Nhà thờ Đức Bà Reims tại Pháp.
Có không ít công trình mang đặc trưng kiến trúc Gothic đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cho đến nay, Gothic vẫn đang là phong cách gây được sức hút lớn. Đồng thời, được mở rộng, ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất.
Tham khảo các tin đăng về mua bán nhà đất chung cư tại Muaban.net:
Các giai đoạn định hình và phát triển của phong cách kiến trúc Gothic
Tương tự những phong cách kiến trúc định hình khác, Gothic cũng được phát triển qua những giai đoạn nhất định. Cụ thể, vào khoảng thế kỉ XII được xem là giai đoạn sơ kỳ trong kiến trúc Gothic.
Tiếp đến, giai đoạn năm 1190 đến 1230 được xem là thời kì cổ điển. Từ năm 1230 đến 1350 được xem là giai đoạn Gothic ánh sáng.
Đến những năm ở thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, Gothic dần phát triển mạnh mẽ hơn và được xem là giai đoạn rực cháy.
Ở thời kì phục hưng, thực tế thì Gothic vẫn được phát triển và khá phổ biến tại Pháp. Tuy nhiên, lúc này, kiến trúc mang đặc trưng của phong cách Gothic đã có sự pha trộn và ảnh hưởng nhất định từ phong cách trang trí của thời kì phục hưng.
>> Đẹp rụng tim trước 5 kiệt tác kiến trúc Trắng trên khắp thế giới.
Những đặc trưng tiêu biểu mang lại sức hút từ kiến trúc Gothic
Những dấu ấn mà phong cách kiến trúc Gothic mang lại đã được khẳng định theo thời gian. Trog đó, khi nói về trường phái nghệ thuật này, những đặc trưng nổi bật được thể hiện điển hình bao gồm:
Về hệ thống kết cấu trong tổng thể
Phần kết cấu của các công trình mang đặc trưng phong cách Gothic có thể nói là có sự sáng tạo đặc biệt. Theo đó, kết cấu với các hình khối được xây dựng theo chiều thẳng đứng. Nhờ vậy, công trình tạo nên sự độc đáo riêng biệt.
Đặc biệt, với việc tập trung trong hệ thống các cột mảnh, phần trần thiết kế cao và rộng mở, công trình dường như đều mang đến cảm giác bề thế, uy nghi đặc trưng.
Sự ấn tượng về chiều dài trong kết cấu kiến trúc được thể hiện rõ nét qua hệ thống các cột trụ lớn nhỏ đan xen lẫn nhau.
Về mái vòm trong kiến trúc công trình
Phần mái vòm trong các công trình theo phong cách Gothic cũng mang điểm khác biệt. Đồng thời là yếu tố tạo nên điểm nhấn cho công trình.
Trong đó, mái vòm có thể được ứng dụng bao gồm:
- Dạng vòm bốn mũi với hình chiếu chữ nhật.
- Dạng vòm sống sau mũi với hình chiếu chữ nhật.
- Dạng vòm nhiều sống và nhiều múi.
Về chiều cao của các công trình
Chiều cao của các công trình đi theo hướng Gothic dao động trong khoảng 38m – 42m. Vì thế, chúng được đánh giá là mang lại hiệu ứng thị giác nghiêng chiều về chiều dọc.
Bên cạnh đó, tháp lấy sáng của các dự án lúc này có thể có chiều cao lên đến 60m.
Về thiết kế không gian bên trong công trình Gothic
Không gian của các công trình mang phong cách Gothic được đánh giá cao về độ thông thoáng. Diện tích bên trong theo đó đều được tích hợp khá rộng lớn. Mang đến sự đồng bộ trong tổng thể chiều ngang và chiều dọc của công trình.
>> Kiến trúc Gothic: Đặc trưng, phong cách và ứng dụng
Công trình chú trọng trong hệ thống chịu lực. Theo đó, giữa kết cấu ngăn cách cùng kết cấu chịu lực cũng được phân biệt rõ ràng.
Kiến trúc Gothic ở Việt Nam
Chịu ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc, các phong cách kiến trúc Phương Tây cũng dần tiếp cận và du nhập vào nước ta. Trong đó bao gồm cả Gothic.
Cho đến ngày nay, phong cách này vẫn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc biệt qua các công trình lớn tại Việt Nam.
Trên thực tế, tương tự xu hướng ứng dụng của phong cách này ở các nước Châu Âu, tại Việt Nam, Gothic cũng gắn liền với các nhà thờ. Vốn là nơi được xây dựng mang tính chất trang nghiêm, bề thế. Đồng thời, hội tụ đôi chút sự bí ẩn.
Những công trình kiến trúc Gothic ở Việt Nam có thể kể đến như: Nhà thờ Đức Bà tại TP. HCM, Nhà thờ Mằng Lăng tại Phú Yên, Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai tại Nam Định, Nhà thờ đá Sapa,…
>> Phong cách Scandinavian – Xu hướng cho nhà ở hiện đại
So sánh kiến trúc Roman và Gothic – Có gì nổi bật?
Ra đời sau. Thế nhưng so sánh kiến trúc Roman và Gothic thì dường như, kết cấu Gothic lại không có quá nhiều sự trùng lặp hay tương đồng.
Nếu Gothic đặc trưng với mái vòm nhọn thì phong cách Roman lại nổi bật với dạng mái vòm tròn.
Đặc biệt, xét về kết cấu, tòa nhà mang phong cách Gothic có dạng cấu trúc xương mảnh mai. Đồng thời, thường thiết kế với hầm chui. Trong khi đó, ở phong cách Roman thì lại có kết cấu đồ sộ. Tích hợp với đó là các hầm chứa thùng thay vì hầm chui.
Bên trong không gian, kiến trúc Gothic nổi bật với hệ thống cửa sổ lớn cùng vật liệu là kính màu sáng tạo. Tổng thế vì thế tạo nên sự thông thoáng. Tràn ngập ánh sáng.
Ở điểm này, kiến trúc Roman lại đi theo hướng tích hợp các cửa sổ nhỏ. Cho nên, tạo cảm giác tối và có phần nặng nề hơn.
Có thể nói, những đặc trưng riêng biệt trong kiến trúc Gothic hẳn sẽ khiến bất kì ai ngay khi chiêm ngưỡng đều bị hấp dẫn. Thực tế, tại bất kì dự án hay công trình nào, kiến trúc với những đường nét nghệ thuật, sáng tạo sẽ luôn là tâm điểm. Tạo nên sức hút riêng biệt cho chính các dự án ấy.
Kiến trúc Gothic ở Việt Nam dù không quá mức phổ biến, tuy nhiên, yếu tố chú trọng trong kết cấu, sự khoáng đạt vẫn được thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau. Để tham khảo thêm về những dự án được đánh giá cao trong đường nét kiến trúc, tính ứng dụng, bạn có thể truy cập muaban.net ngay hôm nay nhé.
Hồng Vân – Content Writer
Trên thực tế, phong cách này được ra đời tiếp sau thời kì kiến trúc Roman. Cụ thể là ở những năm 1200 sau công nguyên.
Về cơ bản, Gothic có thể hiểu là phong cách kiến trúc mới với những điểm khác biệt nhất định của người La Mã.
Đặc trưng nổi bật bao gồm:
– Kết cấu với các hình khối được xây dựng theo chiều thẳng đứng.
– Chiều cao của các công trình dao động trong khoảng 38m – 42m.
– Mái vòm nhọn.
– Cấu trúc dạng xương mảnh mai.
– Thiết kế không gian với hệ thống cửa sổ lớn cùng vật liệu là kính màu sáng tạo.
Những công trình kiến trúc Gothic ở Việt Nam nổi bật có thể kể đến như: Nhà thờ Đức Bà tại TP. HCM, Nhà thờ Mằng Lăng tại Phú Yên, Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai tại Nam Định, Nhà thờ đá Sapa,…