Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomeViệc làmKiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công...

Kiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công ty

Kiểm soát viên là một phần không thể thiếu trong ban kiểm soát của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người chưa hiểu tường tận công việc của chức danh này. Vậy kiểm soát viên là gì? Cần đạt tiêu chuẩn và điều kiện gì để trở thành kiểm soát viên? Tất cả sẽ được Mua Bán bật mí qua bài viết dưới đây.

Kiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công ty
Kiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công ty

I. Kiểm soát viên là gì?

Kiểm soát viên là người chịu trách nhiệm giám sát việc vận hành của công ty, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công ty bao gồm cổ đông, hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc và các chức vụ khác của công ty. Từ đó họ đảm bảo được việc công ty vận hành trơn tru, ổn định và hạn chế tối đa việc gặp tổn thất.

Kiểm soát viên là gì?
Kiểm soát viên là gì?

II. Tiêu chuẩn và trách nhiệm của một kiểm soát viên

1. Các tiêu chuẩn và điều kiện trở thành một kiểm soát viên

Kiểm soát viên là gì? Các tiêu chuẩn và điều kiện trở thành một kiểm soát viên
Kiểm soát viên là gì? Các tiêu chuẩn và điều kiện trở thành một kiểm soát viên

Dựa theo điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020, bạn cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện sau để trở thành một kiểm soát viên:

  • Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
  • Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
  • Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này, đó là các đối tượng:
    • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

    • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

    • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
    • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty.

>>> Tham khảo thêm: Pháp chế là gì? Tìm hiểu về pháp chế và nghề pháp chế tại Việt Nam

2. Trách nhiệm của kiểm soát viên

Kiểm soát viên là gì? Trách nhiệm của kiểm soát viên
Kiểm soát viên là gì? Trách nhiệm của kiểm soát viên

Khi là kiểm soát viên, bạn cần phải tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và đặc biệt là phạm vi đạo đức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bạn cần thực hiện các quyền, nghĩa vụ này một cách trung thực, hợp lý, cẩn trọng để lợi ích công ty được đảm bảo tối đa. 

Kiểm soát viên cần trung thành và luôn làm việc vì lợi ích cổ đông và công ty. Kiểm soát viên tuyệt đối không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để đạt lợi ích cá nhân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp khác.

Nếu bạn là kiểm soát viên nhưng có các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì bạn phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc bồi thường thiệt hại do sai phạm. Mọi thu nhập và lợi ích khác có được do vi phạm phải hoàn trả cho công ty.

Nếu bạn là kiểm soát viên nhưng có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao cho thì Hội đồng quản trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu kiểm soát viên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm đó và có giải pháp khả thi để khắc phục hậu quả.

>>> Tham khảo thêm: QC là gì? Đóng vai trò quan trọng như thế nào trong khâu kiểm duyệt

III. Quy định trong công ty đối với kiểm soát viên

1. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Kiểm soát viên là gì? Thông tin ban kiểm soát của công ty
Kiểm soát viên là gì? Thông tin ban kiểm soát của công ty

Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về ban kiểm soát như sau:

  • Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  • Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam.
  • Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
  • Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ

>>> Tham khảo thêm: Viện kiểm sát là gì? Thông tin cần biết về viện kiểm sát

2. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát

Kiểm soát viên là gì? Quyền và nghĩa vụ ban kiểm soát như thế nào?
Kiểm soát viên là gì? Quyền và nghĩa vụ ban kiểm soát như thế nào?

Theo điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020, ban kiểm soát cũng được công ty trao một số quyền hạn nhất định như sau:

  • Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
  • Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính 06 tháng và hàng năm của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.
  • Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
  • Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này.
  • Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều 165 của Luật này phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  • Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.
  • Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.

Tại Muaban.net bạn có thể xem nhiều tin đăng về việc tìm người. Tham khảo ngay tại đây: 

[Co.opMart] Bổ Sung NV Trung Tuổi Làm Thời Vụ Tạp Vụ-Bảo Vệ-Bán Hàng
8
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc Làm Tết Cần Gấp Người Làm Phụ Bán Hàng Tết Quận 12
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cận Tết Nhu Cầu Mua Sắm Cao Bổ Sung Thêm Nhân Viên Tại Lotte Mart
1
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN SALE THỊ TRƯỜNG
0
  • Hôm nay
  • Thành phố thủ Dầu Một, Bình Dương
Thông Báo Tuyển Dụng  35 Nhân Viên THỜI VỤ VÀ CHÍNH THỨC TẠI CO.OP
6
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BƯU TÁ GIAO TUYẾN CẦU GIẤY
2
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tuyển lao động phổ thông đi làm ngay
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Siêu thị mini cần tuyển gấp 4 nhân viên bán hàng và phụ kho
3
NĂM MỚI ! CẦN BỔ SUNG NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN BÓ LÂU DÀI
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cuối năm cần  thuê  3 người  làm  tại đường  Kha  Vạn Cân, Thủ Đức
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
CÔNG TY VĨNH THÁI -  Quận Long Biên CẦN TUYỂN LÁI XE bằng D
1
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
📣Cần Tuyển 5 Nhân Viên Bán Hàng Thời Vụ / Lâu Dài năm 2025
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng bách hóa Minh Ngọc tuyển gấp thời vụ bán hàng, tạp vụ, bảo vệ
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
HÓC MÔN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TRONG DỊP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Tuyển nhân viên lái xe kho vận
6
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
BỔ SUNG 5 NHÂN VIÊN LÀM TẾT TẠI QUẬN 4
1
  • Hôm nay
  • Quận 4, TP.HCM

IV. Cơ hội việc làm của kiểm soát viên và mức lương tham khảo

Kiểm soát viên là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Kiểm soát viên là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Sau khi tìm hiểu kiểm soát viên là gì thì bạn cũng nên tham khảo mức lương của ngành để đưa ra quyết định có nên theo đuổi ngành này hay không. Mức lương của kiểm soát viên dao động từ 7 đến 15 triệu đồng tuy theo số năm kinh nghiệm công tác. Phổ biến nhất là khoảng 10 triệu đồng cho 2 năm kinh nghiệm làm việc.

Hiện nay ngành nghề kiểm soát viên tuy không mấy nổi bật so với những ngành hot khác nhưng đây cũng là một nghề tốt các bạn sinh viên nên tham khảo. Vị trí tuyển dụng ngành kiểm soát viên cũng khá đa dạng do ngành này có nhiều phân ngành nhỏ hơn như nhân viên kiểm soát không lưu, chuyên viên kiểm soát nội bộ, kiểm soát viên chuyên trách,…

Qua bài viết trên, Mua Bán mong muốn gửi đến bạn đọc thông tin bổ ích xoay quanh kiểm soát viên như kiểm soát viên là gì, tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành kiểm soát viên,… Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có cái nhìn khái quát về kiểm soát viên. Bạn hãy theo dõi Muaban.net để đọc thêm những bài viết hấp dẫn về việc làm khác nhé

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ