Ngân hàng không chỉ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng mà còn chú trọng vào việc tiếp cận và giữ chân khách hàng. Telesale trở thành một yếu tố then chốt tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng. Vậy kịch bản telesale ngân hàng có vai trò như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết này:
1.Telesale ngành ngân hàng là gì
Telesales ngân hàng là nhân sự đóng vai trò quan trọng với hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm, chốt đơn và chăm sóc những khách hàng tiềm năng. Đội ngũ Telesales sẽ được cung cấp dữ liệu khách hàng có sẵn để giới thiệu dịch vụ mới của ngân hàng.
Bằng cách sử dụng phương pháp Telesale và kịch bản phù hợp, ngân hàng có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng một cách hiệu quả. Từ đó, người dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm tài chính mà ngân hàng đang cung cấp, đồng thời tăng cơ hội chuyển đổi giao dịch thành công.
2. Mẫu kịch bản telesale ngân hàng thu hút khách hàng
2.1. Mẫu kịch bản telesale ngân hàng mời mở gói tín dụng
Nhân viên Telesale:
Xin chào anh/chị, em là [tên], nhân viên tư vấn của ngân hàng [tên ngân hàng]. Ngân hàng chúng em hiện đang triển khai gói [tên dịch vụ] với ưu đãi đặc biệt lên đến [triệu]. Anh/chị là một trong những khách hàng đáp ứng đủ điều kiện để tham gia. Anh/ chị có thể dành chút thời gian nghe em tư vấn thêm về gói sản phẩm này không ạ? Điều này giúp anh/chị hiểu rõ hơn về các ưu đãi và lợi ích mà ngân hàng chúng em đang cung cấp.
Trường hợp 1: Khách hàng đồng ý
- Khách hàng: Ok, em!
- Nhân viên telesale: Dạ cảm ơn anh/chị. Gói tín dụng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho anh/chị [đưa ra lợi ích]. Ưu đãi chỉ có hiệu lực đến ngày []. Anh/chị còn quan tâm và có nhu cầu tham gia không ạ?
- Khách hàng: Để anh/chị cân nhắc thêm nhé, nếu cần anh/chị sẽ nhắn em.
- Nhân viên Telesale: Dạ, vâng ạ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, anh/chị có thể nhắn hoặc gọi em qua Zalo để em hỗ trợ ngay ạ.
- Khách hàng: Được em, cảm ơn em nhiều!
- Nhân viên Telesale: Dạ, cảm ơn anh/chị. Chúc anh/chị ngày mới suôn sẻ. Em chào anh/chị ạ.
Trường hợp 2: Khách hàng không đồng ý
- Khách hàng: Anh/ chị bận rồi em nhé!
- Nhân viên Telesale: Dạ, anh/chị. Chương trình tín dụng của ngân hàng chúng em đang triển khai các gói ưu đãi chưa từng có và chỉ áp dụng đến ngày… Nếu anh/chị không tiện nghe máy bây giờ, em xin phép gửi thông tin chi tiết qua Zalo để anh/chị thoải mái tham khảo sau này ạ.
- Khách hàng: Được, em gửi qua zalo cho anh/chị.
- Nhân viên Telesale: Cảm ơn, anh/chị. Anh/chị dùng tài khoản zalo số điện thoại này ạ? Zalo của em là [số điện thoại, tên tài khoản], anh/chị có thể thêm em vào danh bạ để nhận được thông tin nhanh chóng nhất. Em chào anh/chị và mong sớm nhận được phản hồi tích cực từ anh/chị ạ.
Nguồn: Internet
Xem thêm: Mô tả công việc telesales cụ thể và mức lương mới nhất
2.2. Mẫu kịch bản telesale ngân hàng nhắc hạn tín dụng
- Nhân viên Telesales: Chào anh ạ, em là An, chuyên viên tư vấn từ ngân hàng X. Thẻ tín dụng của anh hiện vẫn còn một khoản nợ tín dụng từ khoản vay mua nhà ạ. Anh lưu ý kiểm tra ngày hết hạn của khoản nợ để thực hiện thanh toán nhé.
- Khách hàng: Ok anh hiểu rồi
- Nhân viên Telesales: Dạ, không biết anh có gặp vấn đề gì trong quá trình sử dụng dịch vụ của bên em không ạ.
- Khách hàng: À, anh muốn hỏi là [nêu thắc mắc]
- Nhân viên Telesales: Dạ anh, với khoản vay này, anh nên [giải đáp thắc mắc], em sẽ lưu lại thông tin của anh để thông báo và hỗ trợ anh tốt nhất. Anh cứ yên tâm nhé.
- Khách hàng: Ok cảm ơn em.
- Nhân viên Telesales: Dạ vâng, nếu anh gặp bất kỳ vấn đề nào khác, anh có thể liên hệ lại với bên em qua số điện thoại này bất cứ lúc nào ạ.
- Khách hàng: Ok em
- Nhân viên Telesales: Vậy em xin phép tắt máy ạ, em chào anh ạ.
Nguồn: Internet
Tham khảo các tin tuyển dụng việc làm hành chính, nhân sự tại:
3. Tầm quan trọng của việc xây dựng kịch bản telesale ngân hàng
Kịch bản telesale ngân hàng chính là nhân tố quan trọng để telesale có được những cuộc gọi tư vấn thành công. Việc xây dựng kịch bản chi tiết có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu về sản phẩm, dịch vụ, củng cố lòng tin của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Nâng cao sự tự tin của nhân viên Telesale: Kịch bản telesale ngân hàng cung cấp hướng dẫn rõ ràng và chi tiết, giúp nhân viên telesale làm chủ cuộc gọi và chiều lòng cả những khách hàng khó tính.
- Thúc đẩy hoạt động mua sắm: Kịch bản telesale ngân hàng nhấn mạnh những lợi ích và giá trị cụ thể, khích lệ khách hàng ra quyết định mua sắm.
- Phản ứng linh hoạt với các tình huống bất ngờ: Xây dựng kịch bản có thể điều chỉnh để giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách linh hoạt. Nhờ đó, nhân viên telesale có thể ứng phó với các tình huống như khiếu nại hoặc đòi hỏi đặc biệt.
Xem thêm: Mô tả công việc telesales cụ thể và mức lương mới nhất
4. Các bước xây dựng kịch bản telesale ngân hàng hiệu quả
Để xây dựng được một kịch bản telesale ngân hàng phù hợp, bạn cần thực hiện lần lượt 4 bước sau đây:
Bước 1: Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Khi xây dựng kịch bản telesale ngân hàng, việc đầu tiên phải làm là xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các thông tin cá nhân của khách hàng như: độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích và khả năng tài chính. Qua đó, bạn có thể đánh giá xem khách hàng có phù hợp với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, bạn có thể xây dựng hướng tư vấn phù hợp với từng khách hàng.
Bước 2: Đưa ra lời chào và giới thiệu
Trong kịch bản telesale, mở đầu cuộc gọi luôn là lời chào và lời giới thiệu ngắn gọn, súc tích để khách hàng hiểu rõ về đối tượng trò chuyện. Điều này không chỉ tạo ra ấn tượng tích cực mà còn giúp cuộc gọi được kéo dài hơn, nâng cao uy tín của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Làm tốt bước này có thể mang lại thành công đến 80% trong các cuộc gọi telesale.
Bước 3: Tư vấn khách hàng
Sau khi tạo được ấn tượng tích cực ban đầu, nếu khách hàng đồng ý nhận tư vấn, nhân viên telesale cần áp dụng linh hoạt kịch bản telesale ngân hàng đã chuẩn bị. Trong giai đoạn này, telesaale cần giới thiệu và tư vấn về sản phẩm dịch vụ cũng như tương tác và lắng nghe khách hàng.
Telesale cần khuyến khích khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mà họ đang giới thiệu. Trong trường hợp khách hàng từ chối, telesale cần đề xuất khách hàng các chương trình ưu đãi hấp dẫn để kích thích sự quan tâm của khách hàng.
Bước 4: Kết thúc cuộc gọi
Ở bước cuối cùng, bất kể khách hàng có đồng ý hay từ chối sản phẩm, dịch vụ, telesale cần duy trì một thái độ thân thiện, dễ chịu và tích cực. Telesale phải dành lời cảm ơn thật chân thành và tạm biệt khách hàng một cách lịch sư. Quan trọng nhất, không nên chấm dứt cuộc gọi trước khách hàng vì điều này thể hiện thái độ mất lịch sự, không tôn trọng khách.
Xem thêm: Top 10+ công việc làm thêm cho sinh viên phổ biến nhất hiện nay
5. Các lưu ý cần nhớ khi thực hiện telesale
- Tâm lý thoải mái, giọng nói chân thành, niềm nở: Telesale nên giữ tâm lý thoải mái để duy trì sự ổn định của cuộc gọi tư vấn, bởi tâm trạng của telesale có thể ảnh hưởng đến khách hàng. Một kịch bản telesale ngân hàng ấn tượng cùng giọng nói niềm nở sẽ tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.
- Nắm bắt nhu cầu của khách hàng: Để hiểu rõ hơn về khách hàng, telesale cần đặt chú ý đến nhu cầu cụ thể của họ và đánh thức mong muốn của khách hàng. Quan trọng hơn, telesale phải đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng thực sự cần và những nhu cầu mà telesle giúp họ thực sự nhận ra.
- Luôn lắng nghe và hỗ trợ khách hàng: Telesale không bị ràng buộc bởi ngoại hình, không gian hay thời gian, do đó telesale cần lắng nghe chân thành nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ họ giải đáp thắc mắc, và tập trung vào lợi ích sản phẩm mang lại.
- Mô tả và nhấn mạnh điểm đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ: Khách hàng có thể khó hình dung chi tiết về sản phẩm, dịch vụ khi không được trải nghiệm trực tiếp. Telesale không nên miêu tả quá dài dòng, lan man về sản phẩm, mà phải tập trung vào những điểm đặc biệt và giá trị độc đáo của sản phẩm.
- Duy trì cuộc gọi tự nhiên, từ từ dẫn dắt khách hàng vào vấn đề: Tránh áp dụng kịch bản telesale quá mượt mà, vì nó có thể không thuyết phục được khách hàng, những người dày dặn kinh nghiệm và hiểu rằng “không có bữa ăn nào là miễn phí” cả. Telesale cần nói chuyện chân thành, nhẹ nhàng, không làm khách hàng bối rối, để từ từ dẫn dắt họ vào vấn đề.
Trên đây, muaban.net đã đưa ra các mẫu kịch bản telesale ngân hàng chi tiết, thuyết phục. Cùng với đó là các bước xây dựng kịch bản telesale ngân hàng mà telesale cần phải nhớ. Bạn đọc nhớ truy cập muaban.net để đón đợi những bài viết bổ ích nhé!
Xem thêm: Cách viết và 10+ mẫu CV thực tập ghi điểm với nhà tuyển dụng