Mỗi doanh nghiệp sẽ có loại hình và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nên kế toán kho cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, đa số kế toán kho đều có vai trò, nhiệm vụ, công việc chung nhất định nhằm đảm bảo quy trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Bài viết dưới đây, Mua Bán sẽ chia sẻ giải đáp cho bạn đọc về kế toán kho là gì? Công việc và mức lương của vị trí này. Cùng theo dõi nhé!
1. Kế toán kho là gì?
Kế toán kho (Warehouse Accountant) là nhân viên đảm nhận hoạt động theo dõi, kiểm tra các hoạt động xuất nhập hàng hóa, kiểm soát số lượng hàng tồn kho, quản lý chứng từ, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa.
2. Vai trò của kế toán kho
Vai trò của kế toán kho trong một doanh nghiệp là rất quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một số vai trò chính của vị trí này:
Ghi nhận và phân loại hàng hóa:
Công việc này đảm nhận trách nhiệm ghi chép thông tin về các giao dịch liên quan đến hàng hóa, xác định và phân loại các loại hàng hóa, vật liệu, hoặc sản phẩm theo các tiêu chí như loại, mã hàng, đơn vị đo lường, và nhiều yếu tố khác.
Xử lý giao dịch hàng hóa:
Kế toán kho thực hiện các giao dịch liên quan đến hàng hóa như nhập kho, xuất kho, chuyển kho, và kiểm kê để đảm bảo các thông tin trong hệ thống kế toán là chính xác và đầy đủ.
Theo dõi hàng tồn kho:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán kho là theo dõi số lượng hàng tồn kho tại mỗi thời điểm, giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về tình trạng lượng hàng tồn kho và quản lý chúng hiệu quả.
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho:
Kế toán kho ghi chép giá trị của hàng tồn kho, đặc biệt là trong bối cảnh xác định giá vốn. Ngoài ra, còn đòi hỏi sự hiểu biết về các phương pháp đánh giá giá vốn như FIFO (First-In-First-Out), LIFO (Last-In-First-Out), hoặc phương pháp trung bình trọng số.
Báo cáo tài chính:
Bên cạnh đó, vị trí này cung cấp thông tin quan trọng để tạo ra các báo cáo tài chính, bao gồm giá trị hàng tồn kho, các giao dịch hàng hóa, và các chỉ số khác liên quan đến quản lý tài chính. Các báo cáo này giúp người quản lý và các bên liên quan đánh giá hiệu suất kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược.
Tuân thủ với quy định pháp luật và chính sách công ty:
Vị trí kế toán kho cần đảm bảo rằng các giao dịch và quản lý hàng tồn kho tuân thủ với các quy định pháp luật và chính sách của công ty, nhằm tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Lập trình viên và những điều có thể bạn chưa biết.
3. Mô tả chi tiết công việc của một kế toán kho
Dưới đây là một số nhiệm vụ cụ thể của kế toán kho:
- Xuất hàng và nhập nguyên vật liệu: Theo yêu cầu từ các bộ phận liên quan, kế toán kho thực hiện các thủ tục xuất hàng và nhập nguyên vật liệu từ kho, bao gồm lập chứng từ, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa,…
- Quản lý kho hàng: Cập nhật thông tin về số lượng, mẫu mã, tình trạng hàng hóa, nguyên vật liệu trên hệ thống phần mềm quản lý.
- Hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán vật tư, hàng hóa, giá vốn hàng hóa, công nợ và doanh thu hàng ngày.
- Kiểm soát chứng từ: Kiểm tra, thẩm định các chứng từ xuất hàng và nhập hàng theo yêu cầu.
- Kê khai thuế: Thực hiện kê khai thuế đầu vào và đầu ra cho hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Quản lý công nợ: Đối chiếu công nợ hàng hóa, nguyên vật liệu nhập và xuất theo định kỳ, lập báo cáo công nợ.
- Kiểm kê hàng hóa: Thực hiện kiểm tra hàng hóa thực tế trong kho cùng nhân viên kho và thủ kho, so sánh với số liệu trên hệ thống phần mềm quản lý.
- Theo dõi biến động hàng hóa: Theo dõi và cập nhật sự thay đổi về hàng hóa (tăng/giảm) trên hệ thống, đối chiếu với mức tồn kho tiêu chuẩn và lập báo cáo định kỳ tới quản lý.
3.1. Công việc hằng ngày
Kế toán kho có trách nhiệm quản lý hàng hóa và chứng từ xuất nhập kho, đồng thời quản lý toàn bộ kho hàng của doanh nghiệp. Cụ thể, kế toán kho thực hiện các công việc sau:
Quản lý hàng hóa:
- Theo dõi và thực hiện việc xuất nhập hàng hóa tại kho để cập nhật số lượng, phân loại hàng hóa.
- Thống kê và đề xuất các phương án tích trữ hàng hóa để tránh tình trạng thiếu hụt.
- Kiểm kê, nộp sổ sách và hóa đơn của hàng hóa về phòng kế toán, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.
Quản lý chứng từ:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn và chứng từ trước khi cho phép xuất hoặc nhập hàng hóa.
- Nhập thông tin và số liệu từ hóa đơn, chứng từ vào hệ thống công ty hàng ngày để tránh mất mát giấy tờ.
- Trong trường hợp có công nợ, lập biên bản xác minh kịp thời.
Quản lý kho:
- Tổ chức và sắp xếp công việc và hàng hóa một cách hợp lý.
- Đưa ra đề xuất về quản lý kho nhằm tăng hiệu quả công việc.
- Giải quyết những chênh lệch giữa sổ sách và tình trạng thực tế của kho hàng.
Tham khảo thêm: Người tìm việc phổ thông tại Hà Nội và những gợi ý dành cho bạn.
3.2. Công việc hằng tháng
Ngoài việc theo dõi hàng hóa, việc thống kê và lập báo cáo cuối tháng cũng rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác của các số liệu và chi phí, từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về thu chi.
Hạch toán và đối chiếu lại hóa đơn và chứng từ trong tháng để đảm bảo tính chính xác của các số liệu và giúp đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời, ghi chép chứng từ, sổ sách và thực hiện chứng nhận giấy tờ theo quy định nhằm đảm bảo việc báo cáo với cấp trên được tiến hành một cách chính xác và đúng thời hạn.
Cuối cùng, việc đối chiếu lại hàng hóa giữa sổ ghi chép và tình trạng thực tế là một công việc quan trọng để đảm bảo tính chính xác của các số liệu và cung cấp thông tin cho việc báo cáo cuối tháng.
4. Một số loại tài sản mà kế toán kho cần biết
Nhóm tài khoản hàng tồn thuộc loại tài sản ngắn hạn, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 151 | Hàng mua đang đi đường |
Tài khoản 152 | Nguyên vật liệu |
Tài khoản 153 | Công cụ, dụng cụ |
Tài khoản 154 | Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang |
Tài khoản 155 | Thành phẩm |
Tài khoản 156 | Hàng hóa |
Tài khoản 157 | Hàng gửi đi bán |
Tài khoản 158 | Hàng hóa kho bảo thuế |
Tài khoản 611 | Hàng hóa (áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ) |
5. Một vài sai lầm mà kế toán kho thường gặp
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp, mà những người có định hướng hoặc đang làm kế toán kho cần tránh:
Không xác định mức tồn kho định kỳ:
Mức tồn kho là số lượng hàng hóa luôn phải có trong kho nhằm cung cấp kịp thời cho khách hàng trong trường hợp nguồn cung cấp thiếu hụt. Nếu không tính toán và dự trù mức tồn kho định kỳ, sẽ dẫn tới việc không bổ sung kịp hàng hóa và làm trì hoãn tiến trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu mức tồn kho quá nhiều sẽ làm dư thừa hàng hóa, chiếm diện tích của các mặt hàng khác và tệ hơn nữa là gây lãng phí thời gian sử dụng của hàng hóa.
Không sắp xếp hàng hóa khoa học:
Nếu không sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, kế toán kho sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, kiểm tra, xuất nhập hàng hóa. Bên cạnh đó, kho bãi cũng sẽ bị chiếm nhiều diện tích hơn vì bố trí không gọn gàng khiến doanh nghiệp lại phải tốn ngân sách cho việc thuê kho bãi khác.
Không thường xuyên kiểm tra hàng hóa và vật tư:
Kiểm tra hàng hóa và vật tư thường xuyên sẽ giúp kế toán kho xác định các loại hàng sắp hết hạn sử dụng, hàng bị hư hỏng. Kiểm tra hàng thường xuyên cũng giúp dễ dàng hơn trong việc đối soát số lượng trong thực tế và trên giấy tờ
Do đó, nếu không kiểm tra hàng hóa, vật tư thường xuyên sẽ dẫn đến việc không theo dõi sát sao được tình trạng và chất lượng của hàng hóa hiện lưu trữ trong kho.
Không chú trọng nâng cao nghiệp vụ:
Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, số lượng kho bãi sẽ càng nhiều, diện tích kho hàng ngày càng được mở rộng, dẫn tới khối lượng công việc của kế tóa kho càng nhiều. Nếu không chú trọng đến việc nâng cao trình độ, họ sẽ rất khó để kiểm soát khối lượng công việc lớn như vậy.
Những sai lầm khác:
Ngoài những sai lầm trên, còn một số sai lầm khác mà kế toán kho dễ mắc phải như: mua hàng bị nhầm giá vì không quản lý quy trình mua hàng sát sao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty; thiếu chữ ký của các bên nhập và xuất khẩu; quên ghi thời gian nhập, xuất hàng hóa,…
Tham khảo thêm: Kỹ sư xây dựng – Cần trang bị gì để đứng vững và tiến thân nhanh chóng.
6. Cơ hội nghề nghiệp và thách thức của kế toán kho
Kế toán kho là một vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, quản lý hàng hóa, chứng từ và hạch toán hàng tồn kho. Do đó, kế toán kho có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
- Cơ hội thăng tiến: Kế toán kho có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong bộ phận kế toán, như kế toán tổng hợp, trưởng phòng kế toán,…
- Cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn: Các doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu tuyển dụng kế toán kho với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
- Cơ hội làm việc tại nước ngoài: Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tuyển dụng kế toán kho tại nước ngoài cũng ngày càng tăng cao.
Bên cạnh những cơ hội nghề nghiệp, kế toán kho cũng phải đối mặt với một số thách thức như:
- Áp lực công việc: Công việc của kế toán kho thường khá áp lực, đòi hỏi người làm phải có khả năng chịu đựng áp lực cao.
- Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng: Để trở thành một kế toán kho giỏi, cần có kiến thức chuyên môn vững vàng về kế toán, kiểm toán,… cũng như kỹ năng tin học, giao tiếp,…
- Thị trường cạnh tranh: Thị trường tuyển dụng kế toán kho ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi người làm phải có năng lực và kinh nghiệm để có thể cạnh tranh với các ứng viên khác.
Để thành công trong nghề kế toán kho, cần có sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
Tham khảo thêm: Ngành kế toán và những điều bạn cần biết khi theo học
7. Yêu cầu cần có của vị trí kế toán kho
Kế toán kho đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tiếp trình kinh doanh của một doanh nghiệp, Do đó, kế toán kho cần có những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhất định để có thể thực hiện tốt công việc của mình.
Kiến thức chuyên môn
- Kiến thức kế toán: Kế toán kho cần nắm vững các nguyên tắc, phương pháp kế toán, các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hàng hóa,…
- Kiến thức kiểm toán: Kế toán kho cần nắm vững các quy định, phương pháp kiểm toán,…
- Kiến thức quản lý hàng hóa: Kế toán kho cần nắm vững các quy định, phương pháp quản lý hàng hóa,…
Kỹ năng tin học
Kỹ năng tin học là một kỹ năng cần thiết đối với tất cả các vị trí công việc hiện nay. Đối với kế toán kho, kỹ năng tin học cần thiết bao gồm:
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint,…
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán: Misa, Fast,…
Kỹ năng tổ chức công việc
Đây kỹ năng cần thiết đối với mọi vị trí công việc, đặc biệt là những vị trí có khối lượng công việc lớn như kế toán kho. Vì vậy, đòi hỏi việc phân bổ thời gian hợp lý, sắp xếp công việc khoa học,… để đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn và chất lượng.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc trong nhóm
Để có thể phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, kế toán kho cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Bên cạnh đó, giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục,… cũng như có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
Hiểu biết về quy định thuế và pháp luật liên quan
Kế toán kho cần có hiểu biết về quy định thuế và pháp luật liên quan để thực hiện công việc của mình một cách chính xác và hợp pháp. Cụ thể, kế toán kho cần nắm vững các quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Khả năng giải quyết vấn đề
Khả năng giải quyết vấn đề cũng một trong những kỹ năng quan trọng đối với tất cả các vị trí công việc. Đối với kế toán kho, khả năng giải quyết vấn đề cần thiết để có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong công việc.
Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
Những phẩm chất tốt đẹp này sẽ giúp kế toán kho thực hiện công việc một cách chính xác, tránh những sai sót có thể xảy ra.
Ngoài những yêu cầu nêu trên, kế toán kho cũng cần có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần học hỏi,… để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
8. Mức lương mới nhất của vị trí kế toán kho
Mức lương mới nhất của vị trí kế toán kho tại Việt Nam như sau:
Vị trí | Mức lương |
Kế toán kho kinh nghiệm duới 1 năm | 4 triệu đồng/tháng |
Kế toán kho kinh nghiệm trên 1 năm | 7 – 9 triệu đồng/tháng |
Kế toán kho kinh nghiệm trên 5 năm | 15 triệu đồng/tháng |
- Mức lương thấp nhất: Từ 4 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường.
- Mức lương trung bình: Từ 7,9 triệu đồng/tháng đối với người có kinh nghiệm từ 1-3 năm.
- Mức lương cao nhất: Từ 15 triệu đồng/tháng đối với người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên.
Mức lương thực tế của kế toán kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: quy mô doanh nghiệp, thị trường hoạt động, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và trình độ chuyên môn,…
9. Tìm kiếm việc làm kế toán tại website Muaban.net
Muaban.net là website rao vặt uy tín tại Việt Nam, với hàng trăm nghìn tin đăng việc làm mỗi tháng, trong đó bao gồm cả vị trí kế toán. Tại Muaban.net, bạn có thể tìm thấy hàng ngàn đầu việc làm kế toán lương cao, uy tín từ các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Các tin đăng được kiểm duyệt kỹ càng, đảm bảo tính chính xác và uy tín với đa dạng các vị trí và yêu cầu khác nhau.
Bạn có thể lọc kết quả tìm kiếm theo vị trí, kinh nghiệm, mức lương,… để tìm được tin tuyển dụng phù hợp nhất với bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các doanh nghiệp mà bạn quan tâm để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất của họ.
Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, Muaban.net là một công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm cơ hội việc làm kế toán một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để dễ dàng hơn, bạn có thể truy cập trực tiếp vào các tin đăng việc làm tại đây:
Trên đây là những thông tin về cơ hội việc làm đối với vị trí kế toán kho và đã giải quyết được câu hỏi kế toán kho là gì cho bạn quan tâm. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm kiếm cơ hội cho bản thân!
Đừng quên truy cập website Muaban.net để cập nhật liên tục tin đăng mới nhất về tuyển dụng việc làm, mua bán nhà đất, chia sẻ kinh nghiệm, mẹo vặt cuộc sống… nhé!
Xem thêm:
- Mô tả công việc kế toán nội bộ chi tiết và mức lương mới nhất
- 3 tiêu chí quyết định mức lương ngành kế toán
- Bạn có biết 8 loại chứng chỉ hành nghề kế toán
Trần Ánh Tuyết