Job Offer là gì? Vai trò của Job Offer là gì đối với ứng viên và nhà tuyển dụng? Làm thế nào để tìm ra Job Offer “xịn” nhất? Hãy cùng Mua Bán giải đáp ngay những thắc mắc trong bài viết ngày hôm nay.
1. Job Offer là gì?
1.1. Định nghĩa của Job Offer là gì?
Job Offer là thư mời nhận việc – được viết bởi bộ phận nhân sự của công ty, sau đó gửi đến các ứng viên đã vượt qua phòng phỏng vấn và được công ty mời vào làm việc ở một vị trí nhất định.
Để giải thích, trong tiếng Anh, “offer” có thể hiểu là lời đề nghị, lời mời hoặc yêu cầu, “job” nghĩa là vị trí công việc, “letter” ở đây là thư giấy hoặc email (thư điện tử).
Job Offer thường được áp dụng ở nhiều công ty, thay thế cho lời mời làm việc trực tiếp sau khi phỏng vấn thành công. Ngoài ra, ở một số đơn vị, thư mời làm việc còn được dùng để mời ứng viên phỏng vấn lần đầu sau khi nộp hồ sơ bằng CV.
1.2. Vai trò của Job Offer là gì?
Một vai trò quan trọng của Job Offer là tạo cơ hội cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng có thể xác nhận các thông tin liên quan đến công việc:
- Chức danh/vị trí công việc của ứng viên được tuyển chọn;
- Thời gian bắt đầu làm việc;
- Địa chỉ/Phạm vi công việc;
- Lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp (nếu có).
Trong quá trình soạn thảo, bộ phận nhân sự sẽ rà soát và điều chỉnh những sai sót, lỗi có thể phát sinh, hoặc sửa đổi các yêu cầu để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Hơn nữa, Job Offer còn là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng giới thiệu những đặc điểm, lợi ích nổi bật để tăng cơ hội “thu hoạch” nhân tài về làm việc cho công ty mình.
>>>Tham khảo thêm: Quy trình phỏng vấn & chi tiết các bước phỏng vấn bạn nên biết
2. Dấu hiệu nhận biết của một Job Offer “xịn”
Những yếu tố giúp bạn nhận biết độ “xịn xò””của một Job Offer là gì? Hãy cùng tham khảo 4 lưu ý quan trọng dưới đây:
2.1. Chế độ tiền thưởng và phúc lợi của công ty
Yếu tố đầu tiên giúp chúng ta quyết định lựa chọn một công việc chắc chắn là mức lương. Một mức lương cao và phù hợp với mong đợi sẽ giúp bạn yên tâm làm việc mà không cần lo lắng về những chi phí “cơm áo gạo tiền”. Lương chia làm 02 loại: lương gross và lương net. Lương gross là tổng thu nhập của bạn bao gồm cả phụ cấp và hoa hồng, lương net là tổng lương bạn nhận được sau khi đã trừ thuế và bảo hiểm. Do đó, bạn phải đọc kỹ Job Offer để biết mức lương cuối cùng của mình.
Ngoài tiền lương và thưởng, hãy tìm hiểu về phúc lợi và chính sách đãi ngộ của công ty. Có nhiều vị trí trong công ty lương thấp nhưng bù lại các khoản phụ cấp như ăn trưa, xăng xe, đi lại… rất cao. Ngoài ra, chế độ bảo hiểm sức khỏe hay chính sách thưởng nóng cũng rất hấp dẫn.
Một số phúc lợi có thể không cần thiết nhưng nếu có chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng hơn nếu nhận lời làm việc như: khám sức khỏe miễn phí, du lịch hàng năm, nghỉ phép,…
2.2. Địa điểm làm việc thuận tiện
Đi làm là hoạt động hàng ngày, hãy xem xét yếu tố giao thông xem con đường từ nhà đến cơ quan có đông đúc hay không. Bởi nếu đường vừa xa vừa tắc sẽ khiến bạn nhanh chóng nản lòng và quyết định từ bỏ công việc. Lúc đó bạn sẽ phải lãng phí thời gian để tìm kiếm một công việc khác.
Nếu chỗ làm quá xa nhưng công ty có xe đưa đón, hỗ trợ chi phí xăng xe thì bạn cũng có thể cân nhắc làm việc tại công ty đó.
2.3. Văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa của tổ chức là yếu tố vô cùng quan trọng. Đôi khi bạn nghĩ rằng mình chỉ cần làm đúng, cố gắng hết sức và nhận được tiền lương hàng tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, điều khiến bạn vui vẻ đi làm mỗi ngày còn phụ thuộc vào văn hóa công ty, môi trường làm việc, từng cá nhân đồng nghiệp trong công ty, mọi người có vui vẻ làm việc, sẵn sàng giúp đỡ nhau không, không khí làm việc có căng thẳng không… Quan trọng nhất là văn hóa công ty có phù hợp với mục tiêu và định hướng của bạn không.
Vậy làm thế nào để biết được văn hóa doanh nghiệp của công ty? Câu trả lời là bạn có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, nhóm đánh giá doanh nghiệp,… Chỉ qua đây chắc chắn bạn chưa thể hiểu hết văn hóa của một công ty nhưng ít nhất bạn cũng hình dung được cuộc sống của mọi người trong công ty như thế nào.
2.4. Cơ hội thăng tiến
Cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần cân nhắc khi nhận được những Job Offer. Bởi chẳng ai muốn bị giậm chân tại chỗ mãi trong khi bạn bè ai cũng thăng tiến. Hãy tự hỏi liệu bộ phận bạn sẽ làm việc có tiếp tục phát triển không? Công ty có lộ trình thăng tiến hay bạn sẽ ở vị trí này mãi mãi? Công ty có chính sách đào tạo tập trung vào nhân viên không? Bạn có thường xuyên được cập nhật các công cụ và phần mềm mới nhất không?
>>>Tham khảo thêm: Tuyển dụng là gì? Sự cần thiết của tuyển dụng trong xã hội
3. Cách xử lý chuyên nghiệp khi có quá nhiều Job Offer ập đến
Cách xử lý chuyên nghiệp khi nhận được quá nhiều Job Offer là gì? Hãy cùng tham khảo một số lưu ý sau đây giúp bạn có thể phản hồi một cách khéo léo, thể hiện được sự chuyên nghiệp và duy trì thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng:
3.1. Tìm hiểu thêm về các vị trí
Để có thể so sánh ưu điểm và nhược điểm của từng vị trí, bạn cần tìm thông tin cụ thể về các vị trí được nhận. Bạn phải làm việc bao nhiêu ngày một tuần? Tổng thu nhập hằng tháng của bạn đến từ công việc này là bao nhiêu? Cơ hội phát triển của bạn ở vị trí công việc này như thế nào? Văn hóa doanh nghiệp có phù hợp với mong muốn của bạn không? Nếu bạn không chắc chắn về điều gì đó, hãy hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng hoặc người quen có kinh nghiệm.
3.2. Tạo một “ma trận quyết định”
Ma trận quyết định liệt kê tất cả thông tin bạn tìm thấy ở trên. Dựa trên điều này, bạn có thể so sánh các vị trí theo tiêu chí mong muốn của mình. Dưới đây là các bước mà bạn cần thực hiện:
- Liệt kê 7-10 yếu tố bạn đánh giá cao nhất ở mỗi vị trí như lương, phúc lợi, áp lực công việc, cơ hội học tập, khả năng phát triển, thời gian làm việc, v.v.
- Sau đó, xếp hạng các tiêu chí này theo thứ tự quan trọng tương ứng từ 1 đến 10.
- Cuối cùng, đánh giá các tiêu chí mà mỗi công việc đáp ứng và cộng lại để có kết quả. Vị trí có số điểm cao nhất là vị trí phù hợp nhất với bạn.
Đôi khi bạn cũng có thể dựa vào trực giác của mình để đưa ra quyết định. Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn với công ty A mặc dù mức lương ở đây thấp hơn công ty B, bạn hoàn toàn có thể chọn công ty A.
3.3. Trì hoãn nhận lời mời làm việc
Một tình huống khó khăn là khi bạn nhận được lời đề nghị từ một nhà tuyển dụng và bạn nghĩ rằng một công ty khác sẽ đề nghị bạn một vị trí hấp dẫn hơn. Trong trường hợp này, nếu bạn không thể đưa ra quyết định ngay lập tức, hãy cố gắng trì hoãn phản hồi và cho công ty kia biết ngày chính xác khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng.
Để tiết kiệm thời gian, hãy tìm một lý do chính đáng. Ví dụ: bạn có thể đề nghị gặp gỡ các đồng nghiệp tiềm năng để tìm hiểu thêm về công ty. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi bạn trì hoãn để không khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí này.
3.4. Thương lượng thêm với bộ phận tuyển dụng
Một cách khác để đàm phán với nhà tuyển dụng là đề cập đến các đề nghị khác. Phương pháp này có thể khá rủi ro, nhưng nếu bạn hành động khéo léo, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn tốt hơn.
Bạn có thể đưa ra lời đề nghị như sau: Tôi rất vui vì công ty đã cho tôi cơ hội đảm nhận vị trí này. Tôi tin rằng mình có thể làm việc hiệu quả và có những đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận được lời mời từ một số công ty khác, vì vậy tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ và lựa chọn vị trí phù hợp nhất với mình. Kính mong quý công ty tạo điều kiện và cho tôi thời gian 1 tuần để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp này, hãy chuẩn bị tinh thần trong trường hợp họ từ chối yêu cầu của bạn. Bạn có thể bày tỏ rằng bạn đánh giá cao công việc ở công ty của họ và sẽ phản hồi ngay khi có thể.
3.5. Từ chối những Job Offer không phù hợp một cách khéo léo
Bất cứ khi nào bạn nhận được một Job Offer hấp dẫn, hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn và cho thấy bạn đánh giá cao vị trí và công ty như thế nào. Hãy nêu rõ quan điểm của bạn. Đừng để nhà tuyển dụng đợi bạn quá lâu và chỉ nhận được câu từ chối.
Bạn có thể trả lời như sau: Trước tiên tôi muốn cảm ơn công ty. Tôi rất vui khi nhận được Job Offer! Tuy nhiên, tôi cảm thấy khả năng của mình chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Tôi sẽ dành thời gian tới để học tập và trau dồi kiến thức chung cũng như các kỹ năng cần thiết. Hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với công ty trong tương lai.
>>>Tham khảo thêm: Tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng: gợi ý hấp dẫn
4. 6 cách giúp bạn lọc ra offer phù hợp nhất
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng việc làm bán hàng mới nhất bạn có thể tham khảo:
4.1. Chỉ cân nhắc những offer “giấy trắng mực đen”
Nhiều nhà tuyển dụng ban đầu sẽ đưa ra những lời đề nghị rất hấp dẫn, nhưng không có gì là chắc chắn cho đến khi bạn nhận được lời đề nghị chính thức bằng văn bản. Trong tình huống này, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng và hỏi khi nào bạn có thể nhận Job Offer chính thức và thời gian để trả lời.
4.2. Luôn thể hiện sự nhiệt huyết đối với mọi cơ hội
Cho dù bạn nhận được bao nhiêu lời mời làm việc, điều quan trọng là hãy luôn thể hiện sự nhiệt tình. Xét cho cùng, thái độ cũng quan trọng như trình độ và kỹ năng công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đánh giá cao cơ hội việc làm mà họ đang cung cấp. Ngoài ra, hãy cho họ biết rằng bạn cũng cần thời gian để suy nghĩ về các lựa chọn của mình. Ngoài ra, báo trước cho nhà tuyển dụng về thời gian mà bạn có thể trả lời sẽ giúp đôi bên có sự chủ động và linh hoạt trong công việc.
4.3. Tiếp tục giữ liên hệ với phía bộ phận tuyển dụng
Khi xem xét lời mời làm việc của nhiều bên, hãy giữ liên lạc thường xuyên với bộ phận tuyển dụng và cho họ thấy rằng bạn rất trân trọng cơ hội việc làm lần này cũng như thời gian mà họ bỏ ra. Trong quá trình phân tích và lựa chọn, hãy thường xuyên trao đổi, đặt câu hỏi để thu thập thêm thông tin. Một mặt, bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn vẫn coi trọng lời đề nghị của họ. Mặt khác, bạn sẽ có thêm những căn cứ vững chắc để đưa ra quyết định cuối cùng của mình.
4.4. Đưa ra so sánh giữa các tuỳ chọn
Khi bạn đã có Job Offer chi tiết về từng công việc, hãy bắt đầu nghĩ về công việc bạn muốn chọn. Bạn có thể tạo lập một biểu đồ liệt kê những ưu – nhược điểm của từng công việc để dễ dàng so sánh. Hãy suy nghĩ về những yếu tố nào là quan trọng nhất đối với bạn tại nơi làm việc, bao gồm cả nhu cầu tài chính hoặc các nhu cầu khác, và điều gì khiến bạn hạnh phúc nhất tại nơi làm việc.
4.5. Đối chiếu và quyết định dựa trên mục tiêu bản thân đã đề ra
Bên cạnh các mục tiêu cơ bản và ngắn hạn, hãy nghĩ xa hơn các mục tiêu dài hạn của bạn. Cân nhắc xem tin tuyển dụng nào có thể cung cấp cho bạn kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm giúp bạn thăng tiến tốt hơn trong tương lai.
4.6. Bày tỏ sự biết ơn
Dù quyết định cuối cùng của bạn là gì, hãy luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với nhà tuyển dụng. Ngay cả khi bạn từ chối một trong số họ, điều quan trọng là bạn phải cho họ thấy rằng bạn đánh giá cao vị trí công việc mà họ mang đến. Hãy từ chối một cách khéo léo, bởi biết đâu trong một tương lai không xa, bạn và nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội gặp gỡ và hợp tác cùng nhau?
5. Những mẫu email trả lời Job Offer chuyên nghiệp
5.1. Mẫu email đồng ý Job Offer bằng tiếng Việt
Chủ đề: Chấp nhận lời mời làm việc – [Tên của bạn]
Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],
Tôi viết thư này để chính thức chấp nhận lời mời làm việc cho vị trí [Chức danh công việc] tại [Tên công ty]. Tôi rất vui khi được tham gia vào doanh nghiệp và mong muốn đóng góp các kỹ năng và kiến thức của mình cho sự thành công của công ty.
Cảm ơn vì đã có cơ hội trở thành một phần của tổ chức. Tôi rất vui lòng chấp nhận các điều kiện mà chúng ta đã thảo luận, bao gồm cả phần tiền lương và phúc lợi. Vui lòng cho tôi biết nếu có bất kỳ bước nào khác mà tôi cần thực hiện trước ngày bắt đầu làm việc của tôi vào [Ngày tháng].
Một lần nữa, xin cảm ơn vì cơ hội này và tôi rất mong được bắt đầu vai trò mới của mình tại [Tên công ty].
Trân trọng,
[Tên của bạn]
5.2. Mẫu email từ chối Job Offer bằng tiếng Việt
Dòng tiêu đề: Lời mời làm việc cho [Vị trí] – Từ chối
Kính gửi [Tên người quản lý tuyển dụng],
Cảm ơn anh/chị/bạn rất nhiều vì đã đề nghị cho tôi vị trí [Vị trí] tại [Tên công ty]. Tôi rất trân trọng và cảm kích về thời gian và nỗ lực mà anh/chị/bạn đã bỏ ra trong quá trình phỏng vấn và đã xem xét tôi cho vai trò này.
Sau khi xem xét cẩn thận, tôi đã quyết định rằng vị trí này không phù hợp nhất với mục tiêu nghề nghiệp của tôi vào lúc này. Tôi đã chấp nhận một lời mời làm việc khác phù hợp hơn với mong muốn và kinh nghiệm của mình.
Tôi chân thành xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào mà điều này có thể gây ra và hy vọng rằng anh/chị/bạn hiểu quyết định của tôi. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn về cơ hội và những trải nghiệm tích cực mà tôi có được trong quá trình phỏng vấn. Tôi chúc anh/chị/bạn mọi điều tốt đẹp nhất trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp.
Cảm ơn anh/chị/bạn một lần nữa.
Trân trọng,
[Tên của bạn]
5.3. Mẫu email đồng ý Job Offer bằng tiếng Anh
Subject: Acceptance of Job Offer – [Your Name]
Dear [Employer’s Name],
I am writing to formally accept the job offer that you extended to me for the position of [Job Title] at [Company Name]. I am excited to be joining your team and look forward to contributing my skills and knowledge to the success of the company.
I am happy to accept the terms and conditions that we discussed, including the salary and benefits package. Please let me know if there are any further steps that I need to take before my start date on [Date].
Once again, thank you for this opportunity, and I look forward to starting my new role at [Company Name].
Sincerely,
[Your Name]
5.4. Mẫu email từ chối Job Offer bằng tiếng Anh
Subject Line: Job Offer for [Position] – Decline
Dear [Hiring Manager’s Name],
Thank you so much for offering me the position of [Position] at [Company Name]. I appreciate the time and effort you put into the interview process and for considering me for the role.
After careful consideration, I have decided that this position is not the best fit for my career goals at this time. I have accepted another job offer that closely aligns with my interests and experience.
I sincerely apologize for any inconvenience this may cause and hope that you understand my decision. I would like to express my gratitude for the opportunity and for the positive experiences I had during the interview process. I wish you and your team all the best in finding the right candidate for the role.
Best regards,
[Your Name]
6. Những lưu ý khi trả lời Job Offer là gì?
Ngoài ra, đây là một số lưu ý khác khi trả lời một Job Offer:
- Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi trả lời một lời mời làm việc, để bạn không phải hối tiếc về quyết định chấp nhận hoặc từ chối công việc của mình.
- Trả lời thư mời làm việc ngắn gọn, tránh viết quá dài.
- Hãy thể hiện thái độ lịch sự, chuyên nghiệp và chân thành để tạo thiện cảm, dù bạn có nhận lời hay không.
- Đọc và kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trong email trả lời Job Offer.
Thông qua nội dung bài viết, hẳn bạn đã tìm ra được lời giải đáp cho câu hỏi Job Offer là gì. Truy cập Muaban.net thường xuyên để tham khảo thêm các thông tin hữu ích về việc làm và nhiều chủ đề khác trong cuộc sống.
>>Xem thêm: Thư từ chối nhận việc cực khéo mà bạn nên biết!
Bảo Nghi – Content Writer