Nếu muốn biết ISFJ nên làm nghề gì thì bạn cần phải biết rõ khái niệm về ISFJ. Bên cạnh đó, những ưu và nhược điểm đặc trưng trong tính cách của nhóm ISFJ là gì? Hãy cùng Mua Bán tham khảo ngay những ngành nghề nên và không nên làm của nhóm tính ISFJ dưới đây.
1. Tổng quan về nhóm tính cách ISFJ
Trước khi tìm hiểu về vấn đề ISFJ nên làm nghề gì thì bạn hãy tìm hiểu xem khái niệm ISFJ là gì nhé?
1.1 Khái niệm về nhóm tính cách ISFT
ISFJ là một trong 16 nhóm tính cách từ trắc nghiệm tính cách Myers – Briggs (còn được viết tắt là MBTI). ISFJ là viết tắt của: Introverted (hướng nội) là nguồn năng lượng chính; Sensing (giác quan) là cách mà bạn tiếp nhận và đánh giá thông tin; Feeling (cảm xúc) là cách mà bạn đưa ra quyết định và cuối cùng là, Judging (đánh giá) là cách mà bạn dùng để đối phó với thế giới bên ngoài.
Vậy chính xác ISFJ là gì? ISFJ là khái niệm chỉ những người có tính cách hướng nội, luôn chuyên tâm về những vấn đề xảy ra ở thời điểm hiện tại và hay lựa chọn theo tình cảm (cảm tính). Nhìn chung, người thuộc nhóm ISFJ thường quan tâm đến hành động và cảm xúc của những người xung quanh. Họ dễ dàng trong việc nắm bắt tâm lý, đánh giá và đưa ra những hành động chia sẻ, quan tâm đến người khác.
Những người thuộc nhóm tính ISFJ này chiếm khoảng 14% dân số trên toàn thế giới. Họ còn được gọi bằng những cái tên khác như Người Bảo Vệ, Người Nuôi Dưỡng hoặc Người Che Chở… Và mọi người xung quanh thường xem ISFJ là người mà họ có thể tin cậy, thấu hiểu và dựa dẫm vào được.
1.2 Phân biệt ISFJ-T và ISFJ-A
Trong nhóm tính ISFJ, người ta sẽ chia ra thành hai nhóm tính cách nhỏ hơn là ISFJ-A và ISFJ-T. Vậy thì chúng ta phân biệt hai khái niệm ISFJ-A và ISFJ-T như thế nào?
- Nhóm tính ISFJ-A: Là những người có thái độ thẳng thắn, đảm nhận được nhiều trách nhiệm và mong muốn nhận được sự công nhận từ người khác. Trong công việc, ISFJ-A không dựa vào quan điểm của người khác nhiều, họ thường nói nhiều hơn so với việc lắng nghe. Về tính cách, ISFJ có sự nhạy cảm bẩm sinh nhưng ISFJ-A lại có vẻ ít nhạy cảm hơn nhưng rất biết cách khẳng định mình.
- Nhóm tính ISFJ-T: Là những người có tính cách hướng nội nhiều hơn, luôn nghi ngờ bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích. ISFJ-T có đặc trưng là rất khiêm tốn, có ý thức bảo mật hơn so với ISFJ-A. Bên cạnh đó, ISFJ-T luôn tìm kiếm ý kiến hoặc quan điểm của những người xung quanh và họ dễ bị lo lắng do quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau.
Như vậy, ngoài những đặc trưng chung về tính cách của nhóm tính ISFJ thì trong những nhóm tính nhỏ vẫn sẽ có những điều riêng biệt khác nhau.
1.3 Các nhân vật nổi tiếng đại diện cho ISFJ
Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đại diện cho nhóm tính ISFJ, bạn thử xem sơ một vài nhân vật điển hình như:
- Mẹ Teresa: Bà là nữ tu và cũng là nhà truyền giáo của Công giáo La Mã, luôn giúp đỡ những người nghèo khổ
- Clarissa Harlowe “Clara Barton): Là một giáo viên người Mỹ, là y tá chiến trường và là người sáng lập ra Hội Chữ Thập Đỏ
- Kate Middleton – Công tước xứ Cambridge: Tham gia nhiều hoạt động từ thiện và đưa ra chiến dịch nâng cao nhận thức sức khỏe tâm thần (Heads Together) năm 2016
- Rosa Parks: Nhà hoạt động dân quyền và được xem là biểu tượng về việc chống phân biệt chủng tộc
- Boyonce’ Giselle Knowles – Carter: Ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên nổi tiếng và doanh nhân kinh doanh. Cô luôn lên tiếng vì những người yếu thế hơn và mạnh dạn đối mặt với những lo ngại của xã hội đối với người da màu…
Và rất nhiều người nổi tiếng khác có nhóm tính ISFJ đến từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Như vậy, bạn cũng sẽ hình dung dễ hơn khi tìm hiểu ISFJ nên làm nghề gì.
>>> Tham khảo thêm: Cách Đoán Tính Cách Chuẩn Xác Qua Nhân Tướng Học Khuôn Mặt
2. Tính cách đặc trưng của nhóm ISFJ
Chắc chắn phải có những đặc trưng nào đó về tính cách mà nhóm tính ISFJ được mệnh danh là Người Nuôi Dưỡng, Người Bảo Vệ. Vậy bạn hãy thử tìm hiểu xem những ưu điểm và nhược điểm trong tính cách đặc trưng của nhóm tính ISFJ là gì nhé?
2.1 Ưu điểm trong tính cách của nhóm ISFJ
Trước khi tìm hiểu ISFJ nên làm nghề gì, bạn hãy tìm hiểu kỹ những ưu điểm để xem nó phù hợp với những lĩnh vực nào để phát huy nó.
2.1.1 Thân thiện và tốt bụng
Đây được xem là bản chất của nhóm tính ISFJ. Họ luôn khiêm tốn, hay giúp đỡ người khác mà không cần phải được chú ý. Họ luôn âm thầm làm việc, chăm chỉ và phụ giúp mọi người. Nếu bạn là người thuộc nhóm tính ISFJ này thì bạn sẽ luôn có lòng cảm thông. Và bạn luôn cố gắng để góp phần cho cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn với những giá trị nhân văn nhất.
2.1.2 Khả năng quan sát
Là người có tính cách hướng nội đặc trưng nên bạn sẽ thường ít nói. Bạn sẽ luôn dành nhiều thời gian của mình để quan sát mọi thứ xung quanh. Đặc biệt, bạn luôn có khả năng ghi nhớ những chi tiết nhỏ và đôi lúc sẽ bất ngờ với những khám phá của mình với mọi thứ xung quanh.
2.1.3 Chi tiết và cẩn thận
Nhờ khả năng quan sát giỏi, tỉ mỉ nên ISFJ là những người rất cẩn thận. Bạn có thể tin tưởng họ trong bất kỳ vấn đề nào vì họ luôn đề cao trách nhiệm cũng như nghĩa vụ. Những người có nhóm tính ISFJ này thường có được lòng tin từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân…
2.1.4 Chân thành và nhiệt huyết
Là người có tính cách hướng nội, luôn giúp đỡ người khác, sống có tinh thần nên trong tính cách của nhóm tính ISFJ còn có cả sự nhiệt huyết. Họ có khả năng cũng như có năng lượng rất lớn để giúp đỡ cũng như hỗ trợ mọi người. Đồng thời, họ cũng luôn sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực của mình đến những người khác.
2.1.5 Nói được làm được
Tinh thần trách nhiệm cùng sự nhiệt huyết đã giúp ISFJ trở thành nhóm người nói được và làm được. Khi đã có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng thì họ chắc chắn sẽ tìm cách hoàn thành công việc đến bước cuối. Bạn sẽ không cần phải lo lắng đến vấn đề những người thuộc nhóm tính ISFJ sẽ bỏ dở công việc dù trong bất kỳ mối quan hệ nào.
>>> Tham khảo thêm: Tính cách là gì? Giải mã tất tần tật về tính cách con người
2.2 Nhược điểm trong tính cách của nhóm ISFJ
Ngoài những ưu điểm kể trên thì trong tính cách của nhóm tính ISFJ sẽ gặp phải những nhược điểm cơ bản nào?
2.2.1 Che giấu cảm xúc
Là người mang tính cách hướng nội nên nhược điểm của họ sẽ là ít khi bộc lộ cảm xúc thực sự của mình. Họ sẽ luôn giữ những cảm xúc của mình trong lòng và chỉ bộc lộ với những người thân thiết. Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực luôn được họ giấu kín trong lòng đến khi nào bộc phát nếu quá sức chịu đựng. Một điểm nữa là vì nhạy cảm với những chi tiết nhỏ nên họ là những người khó tha thứ lỗi lần do người khác gây ra với họ.
2.2.2 Sợ sự thay đổi
Nhóm tính ISFJ là những người hay sợ sự thay đổi vì họ đã quen với việc lên kế hoạch và làm việc theo kế hoạch của mình. Nhưng yếu tố này cũng không thể hiện cho việc họ không giỏi thích ứng. Và điều quan trọng, đối với những sự thay đổi thì họ luôn cần phải có thời gian chuẩn bị và thích ứng với nó.
2.2.3 Dễ tổn thương lòng tự trọng
Tính cách hướng nội luôn che giấu cảm xúc thật của mình nên nhóm tính ISFJ là người dễ bị tổn thương. Họ dễ bị tổn thương ngay cả từ những nhận xét nhỏ nhất. Bên cạnh đó, cái tôi của những người có nhóm tính ISFJ khá lớn. Vì vậy, trong công việc và nhiều mối quan hệ khác, nhóm tính ISFJ cần phải biết ghìm cái tôi đó lại.
2.2.4 Đặt áp lực lên bản thân
Ưu điểm trong tính cách của ISFJ là luôn giúp đỡ và hỗ trợ với mọi người nên ISFJ ít khi từ chối lời nhờ cậy. Họ cũng luôn hướng đến sự hoàn hảo bởi tính cầu toàn nên luôn tự đặt ra cho mình những áp lực. Những áp lực này vô hình dung sẽ khiến cho nhóm tính ISFJ trở nên khó cân bằng giữa công việc với cuộc sống cá nhân. Và thời gian lâu dần sẽ khiến họ dễ bị stress hoặc trầm cảm.
Tham khảo ngay những tin đăng mua bán nhà đất uy tín, vị trí đẹp, giá tốt:
3. Vậy nhóm tính cách ISFJ nên và không nên làm nghề gì?
Với những ưu điểm cũng như nhược điểm đặc trưng trong tính cách thì ISFJ nên làm nghề gì và không nên làm nghề gì?
3.1 Những ngành nghề phù hợp với ISFJ
Nếu bạn thuộc nhóm tính ISFJ và chưa biết những người nhóm tính ISFJ nên làm nghề gì thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
3.1.1 Kế toán
Kế toán là công việc liên quan đến những con số, dữ liệu nên yêu cầu phải có sự quan sát chi li, cẩn thận. Vì thế, nếu bạn đang không biết ISFJ nên làm nghề gì thì đây là một gợi ý bạn nên tham khảo. Những ưu điểm đặc trưng về sự chi tiết và nhiệt huyết trong tính cách ISFJ sẽ giúp bạn làm việc với các con số tốt nhất có thể.
3.1.2 Nhân viên phục vụ
Khả năng quan sát giỏi, biết nắm bắt những tiểu tiết sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý khách hàng thuận lợi hơn. Vì thế, khi tìm hiểu ISFJ nên làm nghề gì thì trở thành nhân viên phục vụ cũng rất phù hợp với tính cách của bạn. Nó sẽ giúp bạn ghi nhận được sự thay đổi của khách hàng, cẩn thận ghi nhận lại các thông tin từ họ.
3.1.3 Thư ký
Thư ký cũng là một trong những công việc gợi ý để trả lời cho câu hỏi ISFJ nên làm nghề gì? Bởi vì tính cách đặc trưng của nhóm tính ISFJ là khả năng quan sát tốt cũng như cẩn thận và tỉ mỉ với các yếu tố chi tiết. Thư ký là công việc đòi hỏi tất cả những yếu tố đó để lên sắp xếp công việc và lên kế hoạch cho các lịch trình cho giám đốc… Với những ưu điểm trong tính cách của mình thì nhóm tính ISFJ rất thích hợp với công việc này.
3.1.4 Thiết kế đồ họa
Thích sáng tạo, luôn chú ý vào những chi tiết nhỏ thì thiết kế đồ họa cũng là gợi ý dành cho bạn khi chưa biết ISFJ nên làm nghề gì. Thiết kế đồ họa là công việc đòi hỏi cần phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khả năng quan sát và đánh giá tốt. Bên cạnh đó, nhiệt huyết cùng sự cẩn thận sẽ giúp bạn có nhiều sáng tạo hơn trong các sản phẩm của mình.
3.1.5 Tiếp viên hàng không
Đây là công việc đòi hỏi bạn cần phải có sự kiên nhẫn cùng với tính tỉ mỉ, quan sát để đánh giá những vấn đề liên quan đến hành khách. Sự cẩn thận sẽ giúp bạn biết cách xử lý các tình huống phát sinh thuận lợi hơn. Tiếp viên hàng không cũng cần đến sự tốt bụng và nhiệt huyết để giúp đỡ hành khách trên các chuyến bay do mình phụ trách.
>>> Tham khảo thêm: Workaholic Là Gì? Bật Mí Dấu Hiệu Của Người Workaholic
3.2 Ngành nghề không phù hợp với ISFJ
Sau khi tìm hiểu nhóm tính ISFJ nên làm nghề gì thì bạn hãy xem nhóm tính này không phù hợp với nghề nào nhé?
3.2.1 Quản lý kinh doanh
Quản lý kinh doanh là công việc rất cần đến yếu tố giao tiếp tốt và xã giao nhiều. Chính vì vậy, với tính cách hướng nội của nhóm tính ISFJ thì sẽ không phù hợp. Ngoài ra, công việc này cũng khá áp lực với doanh số, khách hàng, doanh thu… nên việc phải đặt áp lực và không biết cách cân bằng công việc sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
3.2.2 Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí cũng là công việc luôn đòi hỏi bạn tìm kiếm những điều mới mẻ để áp dụng vào sản phẩm. Nhưng nhược điểm sợ thay đổi trong tính cách của ISFJ sẽ khiến bạn không phù hợp với công việc này.
3.2.3 Luật sư
Luật sư sẽ là người phải tìm ra những nhân tố mới để tư vấn, bào chữa cho khách hàng của mình. Tính cách hướng nội sẽ không phù hợp với công việc cần tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau từ công việc. Bên cạnh đó, tâm hồn dễ tổn thương của nhóm tính ISFJ cũng là rào cản khi làm luật sư. Vì họ có thể sẽ phải tiếp xúc với những khách hàng tiêu cực…
3.2.4 Nhà báo
Nếu bạn chưa biết ISFJ nên làm nghề gì thì cũng không nên chọn nghề nhà báo. Vì nhà báo là công việc yêu cầu luôn phải có sự thay đổi thường xuyên theo xu hướng của xã hội. Nhà báo còn phải tiếp xúc với nhiều vấn đề từ tiêu cực đến tích cực khi làm việc. Do đó, với tính cách hướng nội, sợ thay đổi, dễ bị tổn thương lòng tự trọng.. thì đây cũng không phải là công việc dành cho nhóm tính ISFJ.
Lời kết
Như vậy, bạn đã tìm hiểu những chia sẻ ở trên về việc ISFJ nên làm nghề gì cũng như những ưu và nhược điểm trong tính cách của họ. Việc nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong nhóm tính ISFT sẽ giúp bạn có được những sự lựa chọn phù hợp nhất. Bạn sẽ biết cách để phát huy ưu điểm cũng như khắc phục được nhược điểm của tính cách để làm việc tốt hơn.
Nếu bạn đang trong quá trình tìm việc, hãy tham khảo ngay những thông tin tuyển dụng có trên website Muaban.net. Những thông tin tuyển dụng từ nhiều ngành nghề khác nhau luôn được cập nhật mỗi ngày nhanh nhất. Chúc bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với nhiều cơ hội thăng tiến hấp dẫn nhất!
>>> Xem thêm:
- Quỹ Thị Trường Tiền Tệ Là Gì? Đặc Điểm Cơ Bản Và 3 Lựa Chọn Thay Thế
- Các mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn cập nhật mới nhất 2023
– Vân Anh (Content Writer) –