Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmInfluencer Marketing là gì? 6 bước triển khai Influencer Marketing

Influencer Marketing là gì? 6 bước triển khai Influencer Marketing

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng bá sản phẩm thông qua những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, hay còn gọi là Influencer. Vậy bạn có muốn biết Influencer là gì và Influencer Marketing là gì không? Cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là gì? 6 bước triển khai Influencer Marketing

I. Tìm hiểu Influencer Marketing là gì?

Để trả lời cho câu hỏi Influencer Marketing là gì thì đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên sức ảnh hưởng của những người có uy tín trong cộng đồng để lan truyền thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu.

Thay vì quảng cáo trực tiếp đến một nhóm khách hàng thì các tổ chức, doanh nghiệp sẽ hợp tác và trả phí cho người ảnh hưởng để họ chia sẻ thông điệp qua các nền tảng mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể do Influencer sáng tạo hoặc cũng có thể do doanh nghiệp cung cấp sẵn.

Tìm hiểu Influencer Marketing là gì?
Tìm hiểu Influencer Marketing là gì?

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bạn đều có thể tận dụng lợi thế của Influencer để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và nâng cao uy tín thương hiệu. Đặc biệt với những sản phẩm, nhãn hiệu mới ra mắt, việc sử dụng người có sức ảnh hưởng trong chiến lược Marketing còn giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng và gây dấu ấn trong tâm trí công chúng nhanh chóng.

II. Các dạng Influencer hiện nay

Thị trường Influencer Marketing đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy hiện nay có bao nhiêu dạng Influencer phổ biến?

Các dạng Influencer hiện nay
Các dạng Influencer phổ biến hiện nay trên thị trường

1. Mega Influencer

Người có tầm ảnh hưởng dạng này có hơn 1 triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Đây là con số ấn tượng, nó thường tỷ lệ thuận với độ nổi tiếng của họ. Họ thường là những ngôi sao trong lĩnh vực của mình như người mẫu, Fashionista, diễn viên, ca sĩ (sao hạng A). Họ được biết đến rộng rãi bởi nhiều người, kể cả những người không quan tâm nhiều đến lĩnh vực họ hoạt động.

Những Influencer dạng này thường được nhiều thương hiệu danh tiếng săn đón, với mức giá hợp tác lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Và dĩ nhiên, chi phí này không phải là “dễ chịu” cho ngân sách của các thương hiệu.

Mega Influencer
Mega Influencer thường là những ngôi sao trong lĩnh vực của mình, như người mẫu, diễn viên, ca sĩ

Bên cạnh đó, phía sau những Mega Influencer luôn có một đội ngũ chuyên gia về biên tập và quản lý hình ảnh, để đảm bảo thông điệp của nhãn hàng được truyền tải chính xác và hiệu quả nhất.

Do đó, mọi hoạt động hay thông tin của Mega Influencer đều sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những thương hiệu nào muốn xây dựng danh tiếng trên quy mô toàn cầu.

2. Macro Influencer

Loại hình Influencer này có ưu thế là truyền bá thông tin rộng rãi và nhanh chóng. Họ thường có lượng người hâm mộ từ trên 100,000 đến 1,000,000 người. Điểm phân biệt Macro với Mega Influencer là cách họ xây dựng uy tín.

Macro Influencer
Macro Influencer thường là những Youtuber, Blogger, Content Creator,…

Macro Influencer thường tự lực để có được vị trí của mình, thường được quảng bá nhiều nhờ internet như blog, vlog, tạo nội dung chất lượng,… Họ thường là những Youtuber, Blogger, Content Creator,…

Macro Influencer được xem là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, thường xuyên cập nhật nội dung trên mạng xã hội và tương tác với khán giả của họ với một tần suất cao. Một trong những đặc điểm đáng chú ý của đối tượng này là kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân từ số 0.

Macro Influencer
Macro Influencer thường xuyên cập nhật nội dung trên mạng xã hội

Vì thế, đây có thể xem như một Marketer “rất chất lượng” cho những doanh nghiệp muốn nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận thị trường ngách.

3. Micro Influencer

Trái lại, Micro Influencer thường có lượng người theo dõi từ 10,000 đến 100,000 trên trang cá nhân. Họ không phải là những người nổi tiếng rộng rãi, mà chỉ chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như nấu ăn, nuôi dạy con hay làm đẹp. Điểm mạnh của loại hình Influencer này là có tỷ lệ tương tác cao và chi phí thấp hơn nhiều so với các sao hạng A.

Micro Influencer
Micro Influencer thường có lượng người theo dõi từ 10,000 đến 100,000 trên trang cá nhân

Họ không cần đội ngũ quản lý thương hiệu, mà tự tạo và đăng nội dung trên tài khoản cá nhân. Do vậy, nội dung của họ gần gũi hơn và dễ thu hút khách hàng theo dõi họ qua mạng xã hội. Các chiến dịch muốn tiếp cận khách hàng mục tiêu trong quy mô nhỏ và kinh phí thấp thì nên chọn Micro Influencer.

4. Nano Influencer

Một loại Influencer khác cũng có mặt trên thị trường là Nano Influencer. Họ là những người có từ 1000 – 10,000 người theo dõi, thường tập trung vào các lĩnh vực ngách và có nhu cầu tiêu dùng đặc thù. Họ có thể là những người bạn quen biết trên các nền tảng mạng xã hội hay online.

Nano Influencer
Nano Influencer thường tập trung vào các lĩnh vực ngách và có nhu cầu tiêu dùng đặc thù

Dù không có lượng fan đông đảo nhưng họ lại có mức độ tương tác cao với khán giả. Họ thường cung cấp những thông tin bổ ích và giao tiếp trực tiếp với mọi người qua like, comment,… khiến cho nội dung của họ thực sự “chạm” đến một nhóm người xem cụ thể.

III. 6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Để chiến dịch Influencer Marketing của một doanh nghiệp mang lại những hiệu quả nhất định, cần phải triển khai cụ thể từng bước để lập nên một kế hoạch hoàn hảo, chỉn chu.

1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu cụ thể cho chiến dịch

Để có một chiến dịch thành công, điều quan trọng nhất là xác định rõ ràng mục tiêu. Mỗi doanh nghiệp có thể có những cách đo lường thành công khác nhau khi áp dụng Influencer Marketing, nhưng mục tiêu nên tuân theo nguyên tắc SMART

Nguyên tắc SMART
Khi áp dụng Influencer Marketing, mục tiêu nên tuân theo nguyên tắc SMART
  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường được
  • Attainable: Có khả năng đạt được
  • Relevant & Time-bound: Thích hợp với mục đích của doanh nghiệp và có thời hạn xác định. 
Thiết lập mục tiêu cụ thể
Thiết lập mục tiêu cụ thể cho chiến dịch

Sau đây là một số mục tiêu thông dụng bạn có thể tham khảo: 

  • Reach (lượng tiếp cận): mục tiêu này sẽ phù hợp nếu bạn muốn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình cho những người chưa biết đến.
  • Traffic: Đây là mục đích nhằm nâng cao lượng truy cập cho website của bạn nhờ sự đồng hành của hai bên.
  • Sale & Conversion: Mục tiêu chính của phần lớn các chiến dịch marketing là tăng doanh thu. Hình thức để xác định chất lượng của Influencer có thể là các đơn mua hàng từ mã khuyến mãi mà họ chia sẻ với người theo dõi của mình.

2. Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch

Để có kết quả tốt từ Influencer Marketing, doanh nghiệp cần phải nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu mà họ muốn truyền tải thông điệp. Mục đích chính của Influencer Marketing không phải là tăng lượng người tiếp xúc càng cao càng tốt.

Xác định đối tượng mục tiêu
Xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch

Influencer Marketing chỉ thực sự hiệu quả khi nó tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với những người thực sự quan tâm đến thương hiệu và có xu hướng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ.

3. Bước 3: Xác định thông điệp và kế hoạch truyền thông một cách rõ ràng và nhất quán

Bạn không thể chỉ đơn thuần nhờ một Influencer quảng bá thương hiệu của bạn cho công chúng. Bạn cần một chiến lược truyền thông thống nhất cho chiến dịch của mình. Điều này sẽ phụ thuộc vào mục tiêu truyền thông và mục đích hợp tác khác nhau của từng thương hiệu. Bạn có thể xem xét các câu hỏi sau: 

Xác định thông điệp và kế hoạch truyền thông
Xác định thông điệp và kế hoạch truyền thông một cách rõ ràng và nhất quán
  • Bạn đang muốn nâng cao độ nhận diện thương hiệu với khách hàng mới?
  • Bạn đang muốn tập trung truyền thông cho sản phẩm mới tới những khách hàng trung thành?
  • Bạn cần tạo ấn tượng và quảng bá một dịch vụ nào đó của mình?
  • Bạn muốn tăng số lượng bán hàng?

Quan trọng nhất, thông điệp của chiến dịch phải phù hợp với mục tiêu ban đầu. Thông điệp và kế hoạch truyền thông tốt nhất phải giúp Influencers hiểu rõ được mục tiêu của chiến dịch và mong muốn của thương hiệu với họ. Quy trình này càng minh bạch bao nhiêu, sự hợp tác của bạn và Influencers sẽ càng thuận lợi và hiệu quả bấy nhiêu.

4. Bước 4: Thiết lập ngân sách cho chiến dịch

Để công nhận công sức của mình, các Influencer mong muốn được trả đúng giá. Khi lập kế hoạch ngân sách, bạn cần phân chia rõ ràng giữa tiền thù lao cho người ảnh hưởng và chi phí cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Bạn nên xác định được những điều sau đây: 

Thiết lập ngân sách cho chiến dịch
Thiết lập ngân sách cho chiến dịch
  • Mục tiêu chủ yếu của chiến dịch này là gì, tầm ảnh hưởng đến sản phẩm/dịch vụ? 
  • Bạn sẽ hợp tác với bao nhiêu Influencers? 
  • Nền tảng nào phù hợp nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu?

Bạn có thể tham khảo mức chi trả cho Influencers qua bảng dưới đây:

Nền tảng Cấp độ Influencers Mức chi trả trung bình
Facebook Mega Influencer $25,000+
Macro Influencer $12,500–$25,000
Micro Influencer $250–$1,250
Nano Influencer $25–$250
Instagram Mega Influencer $10,000+
Macro Influencer $5,000–$10,000
Micro Influencer $100–$500
Nano Influencer $10–$100
YouTube Mega Influencer $20,000+
Macro Influencer $10,000–$20,000
Micro Influencer $200–$1,000
Nano Influencer $20–$200
Twitter Mega Influencer $2,000+
Macro Influencer $1,000–$2,000
Micro Influencer $20–$100
Nano Influencer $2–$20
TikTok Mega Influencer $2,500+
Macro Influencer $1,250–$2,500
Micro Influencer $25–$125
Nano Influencer $5–$25

Lưu ý rằng các số liệu này chỉ là ước tính dựa trên các nguồn khác nhau và có thể thay đổi tùy theo thị trường và khả năng thương lượng. Bạn nên liên hệ trực tiếp với Influencers hoặc người đại diện của họ để biết chính xác mức chi trả cho dự án của bạn.

5. Bước 5: Tìm kiếm Influencer phù hợp với chiến dịch

Influencers bạn chọn sẽ khác nhau tùy theo mục đích bạn muốn đạt được trong chiến dịch. Trong quá trình tìm kiếm Influencers để hợp tác, bạn cần phân biệt giữa Macro và Micro.

Tìm kiếm Influencer phù hợp
Tìm kiếm Influencer phù hợp với chiến dịch

Đối với những người nổi tiếng, bạn thường phải liên hệ qua các cơ quan truyền thông, không phải họ tự tiếp xúc với bạn. Để tìm được Influencers phù hợp, bạn có thể bắt đầu từ việc phân tích Hashtags và xem đối thủ của bạn đang làm việc với Influencers nào. Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: BuzzSumo, Upfluence, HypeAuditor,…

6. Bước 6: Theo dõi sát sao mức độ hiệu quả của chiến dịch

Để biết được chiến dịch có hiệu quả hay không, bạn cần có những phương pháp đánh giá để quyết định xem có nên tiếp tục hợp tác với Influencer hay không. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để theo sát chiến dịch marketing của mình: 

Theo dõi sát sao
Theo dõi sát sao mức độ hiệu quả của chiến dịch
  • Bạn nên tạo một hashtag riêng cho mỗi bài đăng trên mạng xã hội, để có thể dễ dàng theo dõi và tương tác với những hoạt động của Influencer. 
  • Bạn có thể sử dụng công cụ theo dõi thương hiệu của Semrush để biết được những tương tác, phản hồi của Influencers với khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, bạn sẽ có được những insight quý giá, giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. 
  • Nếu bạn muốn theo dõi doanh số bán hàng, bạn có thể yêu cầu Influencers sử dụng đường link có chứa mã theo dõi (Tracking code) hoặc phiếu giảm giá có gắn mã theo dõi. Như vậy, bạn có thể dễ dàng xác định được lượng khách hàng mua hàng từ Influencer và tính được ROI (Return on Investment) dựa trên chi phí cụ thể.

IV. Tiêu chí đánh giá và lựa chọn Influencer

Theo các chuyên gia trong ngành Marketing, hiện nay có 4 tiêu chí quan trọng để đánh giá và lựa chọn Influencer:

  • Reach: Độ phủ của Influencer, được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Một Influencer có càng nhiều fans, followers thì tầm ảnh hưởng và khả năng lan tỏa của họ càng mạnh mẽ.
  • Relevance: Sự liên quan của Influencer với nhãn hàng, được thể hiện qua thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học, nội dung bài viết và đối tượng xem (audience) của họ. Một Influencer càng có sự tương đồng với hình ảnh và tính chất của sản phẩm thì càng phù hợp để làm đại sứ thương hiệu.
Tiêu chí đánh giá và lựa chọn
Tiêu chí đánh giá và lựa chọn Influencer
  • Resonance: Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng của Influencer, được đo bằng mức độ tương tác của người theo dõi với nội dung mà họ tạo ra. Một Influencer có càng nhiều tương tác tích cực (like, comment, share) thì càng có sức hấp dẫn và thuyết phục được nhiều người.
  • Sentiment: Chỉ số cảm xúc của người theo dõi đối với Influencer, được phân tích qua ngôn ngữ và biểu hiện của họ. Một Influencer có càng nhiều cảm xúc tích cực (vui, yêu thích, tin tưởng) thì càng có uy tín và niềm tin trong mắt công chúng.

Marketing Influencer là một chiến lược marketing hiệu quả, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu thông qua những người có ảnh hưởng trên các kênh truyền thông xã hội. Hy vọng bài viết này Muaban.net đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Marketing Influencer là gì và cách thức triển khai nó. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm Marketing hãy tham khảo tại Muaban.net nhé!

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Như Phan
Xin chào, mình là Như Phan - Freelancer Content Writer tại Muaban.net. Với gần 2 năm kinh nghiệm trong việc chia sẻ các lĩnh vực như Bất động sản, Phong thủy, Việc làm, Ô tô, Xe máy,... Hy vọng rằng những thông tin mình mang đến sẽ hữu ích với bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ