Khi một cá nhân hoặc gia đình có nhu cầu thuê một bên khác để thực hiện công việc sửa chữa nhà thì hợp đồng sửa chữa nhà là một trong những giấy tờ cần thiết. Bài viết này Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn cách soạn thảo cũng như chia sẻ đến bạn một số mẫu hợp đồng sữa chữa nhà thông dụng. Mời các bạn cùng theo dõi.
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng mua bán nhà mới nhất bạn có thể tham khảo:
I. Hợp đồng sửa chữa nhà ở là gì?
Hợp đồng sửa chữa nhà mang bản chất và được phân loại là hợp đồng dân sự. Nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trong việc thực hiện sửa chữa, cải tạo nhà ở. Cụ thể hơn, bên sửa chữa nhà sẽ thực hiện những công việc đã được thỏa thuận, sau đó nhận thù lao từ bên có nhu cầu sửa nhà.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu chung của hợp đồng sửa chữa nhà. Tuy nhiên đã tồn tại những mẫu có sẵn hoặc tự soạn thảo có thể được nhiều người sử dụng. Điểm chung của những bản hợp đồng đó là đều sở hữu những nội dung sau đây:
- Thông tin của các bên ký hợp đồng
- Nội dung cụ thể của công việc
- Thời gian thực hiện sửa chữa
- Yêu cầu kĩ thuật và chất lượng công trình
- Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
- Nghiệm thu và bàn giao nhà ở
- Quyền và nghĩa vụ các bên
- Thời gian hợp đồng có hiệu lực
- …
Hợp đồng sữa chữa nhà càng chi tiết, rõ ràng thì các bên liên quan sẽ thực hiện nghiêm chỉnh theo thỏa thuận và sẽ dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).
>>> Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng thuê tài xế lái xe tải mới nhất hiện nay bạn nên biết
II. Hướng dẫn soạn hợp đồng sửa chữa nhà ở
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về nội dung khi soạn hợp đồng sửa chữa nhà ở, sau đây là hướng dẫn cơ bản về nội dung của hợp đồng:
- Nêu rõ các thông tin bên chủ nhà, hay bên có nhu cầu sửa nhà ( Viết tắt bên A):
- Họ và tên chủ nhà, người đại diện.
- Địa chỉ thường trú.
- Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
- Thông tin bên nhận sửa nhà ( Bên B):
- Tên đơn vị, tên người đại diện nhận sửa nhà.
- Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ.
- Mã số doanh nghiệp, mã số thuế.
- Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.
- Số tài khoản ngân hàng.
- Người đại diện cho đơn vị, nhóm người, chức danh, địa chỉ cư trú.
- Nội dung hợp đồng: Bao gồm thực hiện công việc sửa chữa nhà tại đâu (địa chỉ cụ thể), sửa chữa phần nào, đáp ứng yêu cầu gì, ví dụ như tường nhà, sàn nhà, nhà vệ sinh, cửa nhà,…
- Thời gian thực hiện hợp đồng trong bao lâu, từ ngày nào đến ngày nào: Ngày bắt đầu thực hiện sửa chữa nhà là khi nào, đến ngày nào thì hoàn thành (dự kiến).
- Hình thức hợp đồng là hợp đồng sửa chữa nhà ở.
- Phương thức thanh toán là tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán chia nhỏ thành các đợt hay thanh toán đủ 1 lần, mệnh giá là ngoại tệ hay VNĐ.
- Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa: cần được quy định cụ thể theo thỏa thuận như: vật tư, thiết bị để sửa chữa nhà.
- Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong: sẽ được bên chủ nhà theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng sau khi thực hiện xong toàn bộ công đoạn sửa chữa hay 1 công đoạn nào đó trong sửa chữa.
- Nhà ở được sửa chữa xong đảm bảo yêu cầu, được bảo hành trong thời gian như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của các bên ví dụ:
- Bên A cung cấp đủ tài liệu, nội dung sửa chữa, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa.
- Yêu cầu bên B sửa lại cho phù hợp nội dung như đã thỏa thuận.
- Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận khi hoàn thành công việc .….
- Bên B đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ.
- Bên B đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận.
- Bên B chịu các trách nhiệm phát sinh khi không thực hiện đúng hợp đồng.….
- Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở:
- Quy định khối lượng công việc cụ thể.
- Nếu như bên A yêu cầu thêm bên B phải trả thêm chi phí như thế nào.
- Tiến độ thực hiện:
- Quy định thời gian cụ thể thực hiện sửa chữa xong những phần nào.
- Khi nào hoàn thiện công việc sửa chữa nhà ở.
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ:
- Khi cả hai bên đã thực hiện xong nghĩ vụ như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đơn phương chấm dứt hợp không khi nào.
- Trách nhiệm bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Các sự kiện bất khả kháng ví dụ: động đất, bão lũ,… không tiến hành được công việc như đúng thời hạn đã thỏa thuận.
- Hiệu lực hợp đồng ví dụ:
-
- Từ ngày ký kết hợp đồng.
- Nêu rõ ngày có hiệu lực.
III. Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất
Sau đây là một số mẫu hợp đồng sửa chữa nhà mà Mua Bán sưu tầm được, hy vọng bạn có thể dựa vào đó và soạn thảo một hợp đồng chi tiết nhất có thể cho mình.
1. Mẫu số 1
2. Mẫu số 2
IV. Những lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng sửa chữa nhà ở
1. Đầy đủ thông tin về đơn vị thi công
Ở phần mở đầu của hợp đồng nhất định phải có thông tin của các bên liên quan ,đặc biệt là bên thi công. Để tránh lừa đảo ngoài ý muốn xảy ra do bên thi công, bạn hãy kiểm tra thật kỹ thông tin của bên định thuê nhé.
2. Liệt kê đầy đủ các công việc cần sửa chữa, cải tạo
Để việc thi công được thực hiện nhanh chóng và đúng ý bạn, tất cả những công việc cần sửa chữa nên được ghi ra rõ ràng trong hợp đồng. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn kiểm soát được toàn bộ khối lượng công việc và hạn chế hao hụt tiền bạc từ những phát sinh không đáng có.
Dưới đây là một số hạng mục sửa chữa nhà mà bạn có thể tham khảo:
- Cải tạo và nâng cấp nhà ở
- Mở rộng hoặc xây thêm tầng
- Ốp lát tường, nền nhà
- Xử lý các sự cố liên quan đến thấm dột, lún sụt, nứt công trình
- Quét vôi, ve công trình, trần nhà
- Thi công sửa chữa và thay thế hệ thống điện nước.
- Lắp đặt các vách ngăn giữa các phòng.
- Thi công trần thạch cao
- Lắp đặt cầu thang, cửa sắt, hàng rào bảo vệ
- Thi công nội thất, ngoại thất
3. Đơn giá sửa chữa phải chính xác và minh bạch
Những thông tin, đơn giá về dịch vụ, nguyên vật liệu,… phải được ghi rõ ràng và minh bạch. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn, tránh phát sinh các khoản phí không rõ khiến chi phí sửa nhà “độn” lên cao. Ngoài ra bạn cũng nên tự tìm hiểu về các nguyên vật liệu để không bị lừa độn giá chi phí, nguyên liệu.
4. Tiến độ bàn giao công trình
Tiến độ bàn giao công trình cần được trao đổi và cam kết rõ ràng trong hợp đồng bởi đã có không ít trường hợp thi công chậm chạp, ì ạch làm ảnh hưởng đến chuyện đại sự của nhà thầu. Trong hợp đồng cần có sự cam kết và sẽ bị phạt thế nào nếu không bàn giao đúng hạn nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả 2 bên.
5. Thông tin quy trình thanh toán, chính sách bảo hành rõ ràng
Cách thức thanh toán như thế nào cũng cần phải được ghi rõ trong hợp đồng. Lựa chon tốt nhất là bạn chia từng đợt thanh toán cho từng hạng mục bởi như vậy sẽ đảm bảo tiến độ và khả năng chủ động trong việc tiền bạc cho bạn.
Sau một thời gian sửa chữa đã có không ít công trình bị xuống cấp trầm trọng, hệ thống điện nước hoạt động kém hiệu quả,… do sử dụng những vật tư kém chất lượng, quá trình sửa chữa không đúng quy trình. Vậy nên, bạn cần phải cam kết thật rõ với bên cung cấp dịch vụ sửa chữa về chính sách bảo hành để đảm bảo tuyệt đối sự an toàn cũng như chất lượng của ngôi nhà. Tốt nhất là bạn nên giữ lại khoảng 5 – 7% giá trị hợp đồng cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài ra trước khi sửa chữa, bạn cũng cần xin các loại giấy phép và thực hiện khảo sát xung quanh để xem việc sửa chữa có khả thi hay không.
V. Hợp đồng sửa chữa nhà có cần công chứng không?
Theo pháp luật hiện tại quy định, hợp đồng sửa chữa nhà ở có hiệu lực mà không bắt buộc phải công chứng.
Tuy nhiên, những lợi ích khi đem hợp đồng sửa chữa nhà đi công chứng có thể giải quyết rất nhiều vấn đề:
- Là cơ sở để Tòa án luận tội khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. cần các bên khác giải quyết theo thỏa thuận trước đó.
- Trừ trường hợp hợp đồng sửa chữa nhà bị tòa tuyên bố vô hiệu, các tình tiết, nội dung, yếu tố đã cam kết trong hợp đồng được công chứng có giá trị làm chứng cứ trước tòa.
>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng xây dựng nhà ở và chi tiết nội dung hợp đồng
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin về hợp đồng sửa chữa nhà mà Mua Bán sưu tầm để chia sẻ với bạn. Đừng quyên truy cập vào trang Muaban.net để cập nhật tình hình bán nhà, bán đất và những dự án bất động sản khác bạn nhé. Chúc bạn có trải nghiệm tốt tại Muaban.net
>>> Xem thêm:
- Cập nhật mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô cũ mới nhất 2022
- 20+ mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 5x20m đẹp và hiện đại 2023
- Nhà ở thương mại là gì? Tất tần tật những điều về nhà ở thương mại bạn nên biết