Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng học công nghệ thông tin (IT) là chỉ để viết mã code. Thế nhưng trên thực tế, sinh viên sau khi học ngành này hoàn toàn có thể đảm đương nhiều vị trí công việc khác nhau với mức lương và cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Vậy hãy cùng Muaban.net tìm hiểu xem học công nghệ thông tin ra làm gì bạn nhé.
I. Ngành công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin là ngành sử dụng hệ thống mạng và máy tính cùng với các thiết bị có liên quan. Nói cách khác, sinh viên sẽ được giảng dạy cách sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại nhằm tạo ra, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin và lưu trữ. Cũng chính vì vậy mà đây là một trong những ngành nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay.
II. Ngành công nghệ thông tin học những gì?
Thường thì khi nói đến ngành công nghệ thông tin người ta sẽ liên tưởng ngay đến ngành lập trình, tuy nhiên đây chỉ là một hướng nhỏ của ngành này thôi. Trên thực tế định nghĩa ngành sẽ khá rộng, được chia thành năm chuyên ngành chính, cụ thể gồm: Khoa học máy tính, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin.
Khi học ngành công nghệ thông tin thì sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, an toàn thông tin mạng.
Những kiến thức chuyên ngành mà sinh viên được trang bị tất cả đều là những kiến thức có liên quan trực tiếp đến gia công phần mềm, nghiên cứu phát triển các ứng dụng hệ thống phần mềm, xây dựng, vận hành, hay những kiến thức về thiết kế, cài đặt, bảo trì phần cứng và phần mềm của hệ thống trên máy tính, bên cạnh đó còn có các kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
Không những vậy, các kỹ năng của sinh viên cũng sẽ được chú trọng và phát triển. Điển hình như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy logic, kỹ năng quản lý tốt thời gian hay kỹ năng tư duy và sáng tạo,… Đây đều là những kỹ năng quan trọng giúp ích được cho bạn rất nhiều cho công việc sau này.
>>> Xem thêm: REVIEW top trường đào tạo công nghệ thông tin Hà Nội
III. Học công nghệ thông tin ra làm gì?
Theo như thống kê đến từ Bộ Thông tin- Truyền thông, hướng quy hoạch các nhân lực của quốc gia cho đến năm 2025 ở Việt Nam sẽ cần đến khoảng một triệu lao động ở mảng công nghệ thông tin, và nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ tăng 13% mỗi năm.
Chính vì nhu cầu nhân lực ngành này khá cao, nên nỗi lo không biết học công nghệ thông tin ra làm gì không còn là vấn đề cho những bạn chọn ngành này, dưới đây là một số ngành nghề cơ bản mà các bạn có thể tham khảo:
Lập trình viên – IT programmer
Lập trình viên là một trong những ngành hot nhất và được nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi tốt nghiệp đại học. Công việc của ngành nghề này là thiết lập đồng thời xử lý những vấn đề có liên quan đến các hệ thống của máy tính/ phần mềm/ mạng máy tính. Bên cạnh đó các lập trình viên cũng có thể thực hiện các công việc như sửa chữa, bảo trì hoặc nâng cấp hệ thống. Hầu hết các lập trình viên làm trong công ty lập trình bán phần mềm và thiết kế.
Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator
Hiện nay các cơ sở dữ liệu của những doanh nghiệp ngoài lưu trữ trên giấy tờ thì còn thường được lưu trữ trên các hệ thống của máy tính. Chính vì điều đó đòi hỏi các nhân lực có kỹ năng cao để quản trị tốt các cơ sở dữ liệu. Đây cũng là ngành nghề khá được các bạn trẻ quan tâm sau khi ra trường.
Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst
Đây là công việc mà các chuyên gia cần phải tuân thủ các bước được mô tả trong vòng đời hệ thống. Từ đó lên kế hoạch và thiết kế ra các hệ thống mới hoặc tổ chức lại tài nguyên máy tính công ty để có thể sử dụng một cách tốt nhất. Đảm bảo rằng chuyên gia phân tích phải tuân thủ tất cả các bước bao gồm: Khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.
Kỹ sư phần mềm – Software Engineer
Hiện nay khi công nghệ khoa học đang phát triển, các mạng Internet cũng ngày càng được mở rộng thì nhu cầu về các nhân lực kỹ sư phần mềm cũng được tăng cao theo đó. Các doanh nghiệp sẽ luôn cần đến những kỹ sư phần mềm có năng lực tốt để cập nhật cùng nâng cấp hệ thống của mình. Chính nhờ đó mà ngày càng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành Công nghệ thông tin.
Kỹ sư phần mềm cần phải phân tích yêu cầu của người dùng từ đó tạo ra các ứng dụng. Với kinh nghiệm phong phú trong việc lập trình, họ thường tập trung vào thiết kế và phát triển phần mềm mà ít khi tự viết mã cho chương trình.
Quản trị mạng – Network Administrator
Quản trị mạng cũng là trong các ngành nghề vô cùng quan trọng, bởi khi các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới sẽ phải cần có các nhà quản trị mạng để có thể quản lý hệ thống mạng một cách an toàn, chính xác và hiệu quả.
Nếu có nhu cầu tìm việc làm part – time để kiếm thêm thu nhập, bạn có thể tham khảo các công việc sau đây:
Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager
Nhà quản lý sẽ giám sát, theo dõi công việc của các lập trình viên, các nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính. Để hoàn thành tốt công việc này, các nhà quản lý hệ thống thông tin thường đã từng có kinh nghiệm làm cố vấn hoặc quản lý trước đó.
Chuyên gia mật mã – Cryptographer
Mật mã học là ngành khoa học giúp che giấu thông tin hoặc khôi phục lại thông tin đã được che giấu hay mã hóa. Vì thế nhiệm vụ của chuyên gia mật mã là thiết kế, phá vỡ các hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu liên quan về mật mã.
Trong bối cảnh các nền tảng đều bị đe dọa bởi những cuộc tấn công mạng thì các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề bảo mật dữ liệu và thông tin lên hàng đầu. Chính vì vậy nếu bạn có khả năng tốt về lĩnh vực như này thì bạn có thể chọn trở thành một chuyên gia bảo mật cùng với mức lương tương đối lý tưởng.
>>> Xem thêm: Ngành luật kinh tế học trường nào là tốt nhất 2022?
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer
Đây là công việc mà các chuyên viên cần chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật và các văn bản khoa học kỹ thuật khác. Hầu hết các chuyên viên đều làm việc tại các công ty máy tính, cơ quan Nhà nước hoặc các viện nghiên cứu. Những thông tin kỹ thuật phức tạp, khó hiểu sẽ được họ chuyển thành những hướng dẫn hoặc bản tóm tắt đơn giản và dễ hiểu hơn.
Quản trị Web – Webmaster
Đây là công việc cần phải phát triển, duy trì trang web và các tài nguyên của trang web. Thông thường, công việc này bao gồm sao lưu trang web công ty, cập nhật các tài nguyên hoặc xây dựng các tài nguyên mới, giám sát lưu lượng truy cập trang web, nghiên cứu thiết kế và phát triển trang web và tìm biện pháp để gia tăng người sử dụng ghé thăm trang web.
Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians
Sửa chữa, cài đặt hệ thống máy tính là việc mà các kỹ thuật viên máy tính phải làm trên mọi loại thiết bị điện tử từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in,… Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phức tạp hơn, vì vậy nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng. Đảm bảo cơ hội việc làm và mức lương dành cho bạn sẽ vô cùng hấp dẫn.
IV. Thị trường “khát” kỹ sư IT và mức thu nhập khủng của ngành công nghệ thông tin
Hiện nay Việt Nam đang thu hút sự chú ý các doanh nghiệp nước ngoài để có thể đưa các công ty Công nghệ thông tin trong khu vực lên cao. Các doanh nghiệp bắt đầu vào Việt Nam để tuyển dụng và xây dựng một đội ngũ kỹ sư nhằm phát triển sản phẩm. Các doanh nghiệp truyền thống ở các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, bất động sản,… ngày nay đã chuyển đổi và bước vào các mô hình thương mại bằng điện tử. Điều này lại càng tạo ra sức ép đối với việc thiếu hụt nhân lực ngành công nghệ thông tin thị trường.
Theo Báo cáo của thị trường Công nghệ thông tin ở Việt Nam vào năm 2022 – 2023, mức lương của các lập trình viên sẽ dao động từ 8,2 triệu đồng/tháng đến 28,1 triệu đồng/tháng cho vị trí ở cấp trung. Lập trình viên cấp cao sẽ có mức lương dao động là từ 20,3 triệu đồng/tháng đến 35,66 triệu đồng/tháng. Các vị trí như quản lý (làm > 5 năm trở lên) hoặc các cấp cao hơn có mức lương sẽ từ 33,3 triệu đồng/tháng đến 54,3 triệu đồng/tháng.
V. Học công nghệ thông tin ở đâu chất lượng?
Sau khi xác định được mục đích của bản thân thì việc kiếm nơi để học cũng vô cùng quan trọng. Và dưới đây là một số gợi ý mà Muaban.net muốn gửi đến bạn:
1. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin chất lượng
Học công nghệ thông tin hệ đại học
Ngành Công nghệ thông tin hiện nay đang được đào tạo hệ đại học từ 4-5 năm, và dưới đây là một số trường uy tín chuyên đào tạo ngành Công nghệ thông tin:
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh
- Trường Đại học FPT
- Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin Tp Hồ Chí Minh
Học công nghệ thông tin hệ Cao Đẳng
Bên cạnh các trường đại học, thì ngành học này cũng được đào tạo ở các trường cao đẳng, và dưới đây là một số trường nổi bật:
- Cao đẳng nghề Bách Khoa
- Cao đẳng Công Nghệ và thương mại Hà Nội
- Cao đẳng nghề thực hành FPT
2. Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin
Nếu bạn muốn rút bớt thời gian học thì bạn có thể chọn các trung tâm đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như:
- Trung tâm tư vấn và đạo tạo BAC
- Trung tâm đào tạo CNTT VTC Academy
- Học viện khoa học máy tính KMIN.
- Trung tâm đào tạo CNTT Athena
- Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế APTECH FPT
>>> Xem thêm: Ngành du lịch nên học trường nào ở Hà Nội
VI. Bí quyết tìm việc làm công nghệ thông tin sau tốt nghiệp
Sau khi đã biết được học Công nghệ thông tin ra làm gì thì tiếp theo bạn nên nắm bắt những cơ hội để tìm kiếm những công việc, môi trường phù hợp với bản thân. Để giúp bạn dễ dàng hơn, muaban.net gợi ý cho bạn những bí quyết để việc tìm việc của bạn trở nên hiệu quả hơn:
- Tạo cho mình một Profile thật ấn tượng trên các nền tảng tìm việc, đây là cách vô cùng hữu dụng vì không chỉ bạn được tiếp cận các doanh nghiệp mà còn giúp các nhà tuyển dụng để ý bạn nhiều hơn.
- Tham gia vào các hội nhóm chuyên về ngành Công nghệ thông tin. Sẽ giúp bạn có nhiều thông tin tuyển dụng hơn và kịp thời gửi CV của mình mà không tốn bất cứ phí nào.
VII. Tổng kết
Như vậy, qua bài trên muaban.net đã thông tin để bạn về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì cũng như những cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn và đừng quên ghé Muaban.net để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác về việc làm bạn nhé.
>>> Tham khảo thêm:
- Học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì? Liệu bạn có phù hợp
- Dân IT là gì? 8 vấn đề xung quanh nghề IT không phải ai cũng biết
- Ngành công nghệ thông tin khối nào? Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin mới nhất