Giấy khám sức khỏe là một trong những giấy tờ cơ bản mà bất cứ ai cũng cần để có thể nhập học, xin việc, thi bằng lái xe,… Tuy vậy, do thiếu kinh nghiệm, kiến thức, nhiều người không nắm được quy trình khám sức khỏe, không đến đúng địa điểm, gây mất thời gian, tốn công sức, tiền của và đôi khi còn bị lừa đảo. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu về loại giấy tờ quan trọng này nhé!
I. Những thông tin cần biết về giấy khám sức khỏe
1. Giấy khám sức khỏe được sử dụng trong những trường hợp nào?
Nộp hồ sơ nhập học
Theo quy định của nhà nước ở khoản 5, điều 4 trong Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, học sinh, sinh viên phải tuân thủ đầy đủ theo quy định về việc khám sức khỏe khi bắt đầu khóa học và thực hiện khám sức khỏe định kỳ tùy theo yêu cầu của các cơ sở giáo dục, các trường đại học.
Do vậy, các tân sinh viên chắc chắn sẽ phải tuân thủ quy định về việc khám sức khỏe trước khi nhập học do nhà trường yêu cầu. Đây là loại giấy tờ cần thiết để nhà trường có thể xem xét xem sinh viên có đủ sức khỏe để theo học như các bạn đồng trang lứa hay không. Nếu không thì nhà trường sẽ hỗ trợ cũng như có các biện pháp phù hợp giúp sinh viên đảm bảo quá trình học tập.
Nộp hồ sơ xin việc
Bên cạnh hồ sơ nhập học, hồ sơ xin việc cũng yêu cầu đính kèm giấy khám sức khỏe. Các công ty, tập đoàn sẽ căn cứ vào đó để xem xét xem người lao động, ứng viên có sức khỏe phù hợp với công việc hay không, từ đó quyết định xem có nhận ứng viên vào làm cũng như sắp xếp công việc phù hợp cho họ. Nếu người ứng tuyển không đính kèm kết quả khám sức khỏe của mình, hồ sơ của họ có nguy cơ bị loại bởi vì thiếu chuyên nghiệp, cẩn thận khi nộp hồ sơ xin việc.
Thi bằng lái xe
Ngoài việc khám sức khỏe để nộp hồ sơ nhập học hay xin việc, giấy khám sức khỏe còn là giấy tờ bắt buộc phải có khi công dân muốn tham gia kỳ thi lái xe để lấy giấy phép lái xe ở tất cả các hạng mục A1, B2,… Đây là loại giấy tờ vô cùng cần thiết để Hội đồng cấp giấy phép lái xe có thể lấy đó làm cơ sở, căn cứ vào đó để xem xem người dân có đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia, điều khiển các phương tiện giao thông hay không.
Điều này không chỉ giúp Hội đồng dễ dàng phân loại được những người đủ điều kiện tham gia giao thông mà còn góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Hướng dẫn cách lập, mẫu tham khảo
2. Các loại giấy khám sức khỏe thường gặp
Giấy khám sức khỏe A3
Giấy khám sức khỏe A3 là giấy in những thông tin chứng nhận sức khỏe của người dân được dùng trong việc hoàn thiện các hồ sơ xin việc đúng theo quy định của Bộ Y tế trong Thông tư số 14/2013/TT-BYT. Và vì các thông tin khi khám sức khỏe của người dân được in trên loại giấy có khổ A3 nên được nhiều người gọi là giấy khám sức khỏe A3.
Giấy khám sức khỏe A4
Giấy khám sức khỏe thường được in với khổ A3, tuy nhiên ở một số phòng khám, bệnh viện, loại giấy khám này còn được in với khổ A4. Miễn là bạn khám sức khỏe tại những cơ sở y tế có đủ thẩm quyền cấp cũng như trên giấy khám đó có ghi đầy đủ những nội dung khám và chữ ký xác nhận của bác sĩ khám bệnh thì giá trị của loại giấy khám khổ A4 vẫn sẽ được công nhận như loại khổ A3.
Giấy khám sức khỏe thông tư số 14
Để có thể đảm bảo duy trì sức khỏe cũng như nâng cao thể chất cho người dân, đặc biệt là người lao động cũng như cải thiện môi trường lao động, làm việc cho người dân, Bộ Y tế đã thảo luận và ban hành Thông tư số 14/2013/TT- BYT nhằm hướng dẫn cũng như quy định đầy đủ, chi tiết về việc thăm khám sức khỏe định kỳ của người dân. Vậy nên, việc khám sức khỏe định kỳ khi đi học hay đi làm hay còn gọi là khám theo Thông tư số 14/2013/TT- BYT.
>>> Tham khảo thêm: Cách viết biên bản cuộc họp chuẩn xác cho mọi trường hợp
Tham khảo việc làm với mức lương hấp dẫn tại tin đăng của Muaban.net:
II. Mẫu Giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế
Tại đây
1. Làm giấy khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị các loại giấy tờ
Người dân đi khám sức khỏe để xin việc sẽ cần phải chuẩn bị một số loại giấy tờ như sau:
✨Các loại giấy tờ | ✨Lưu ý |
✅Thông tin cá nhân | Rõ ràng, đầy đủ, chính xác gồm: họ tên, thông tin liên lạc, địa chỉ, ngày tháng năm sinh (của công dân và người thân) |
✅Ảnh thẻ | Kích thước 4×6 (tối thiểu 2 cái). Một tờ giấy khám sức khỏe sẽ cần 1 ảnh để dán vào. Vậy nên, nếu bạn cần nhiều hơn 2 tờ giấy khám sức khỏe, bạn sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn 2 ảnh thẻ với kích thước 4×6 |
✅Giấy tờ tùy thân | Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân |
✅Bảo hiểm y tế | Hãy mang sổ bảo hiểm y tế nếu như bạn có |
✅Chi phí khám | Cuối cùng là mang theo tiền để trả chi phí khám |
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các loại giấy tờ này bởi nếu thiếu bất kỳ giấy tờ nào trong số nêu trên, bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ cũng như quay lại sau. Điều này sẽ làm mất thời gian không chỉ của bạn mà còn của các cơ sở y tế khám chữa bệnh.
Chuẩn bị trước khi đi đến bệnh viện khám
Đầu tiên, chắc chắn là bạn sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên cũng như chi phí khám bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu trước trên internet hay google map xem bệnh viện hay cơ sở khám bệnh đó nằm ở địa điểm nào, xa hay gần để chủ động trong việc đi lại cũng như đến đúng giờ hẹn nhằm không gây ảnh hưởng đến lịch trình của bạn cũng như lịch khám của bệnh viện. Mặc dù ở các cơ sở y tế đều có nước uống hay đồ ăn nhẹ nhưng bạn cũng nên mang theo một ít phòng trường hợp phải chờ đợi lượt khám lâu hay đồ ăn ở đó không hợp khẩu vị.
2. Thời hạn của giấy khám sức khỏe
Căn cứ theo các quy định được Nhà nước ban hành, giấy khám sức khỏe sẽ có giá trị, hiệu lực trong vòng 12 tháng (1 năm) tính từ ngày bác sĩ, cơ sở y tế ký kết luận về sức khỏe cho người dân.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy đề nghị thanh toán phù hợp cho mọi công ty
III. Quy trình khám sức khỏe xin việc
Quy trình khi khám sức khỏe để xin việc tại đa số các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế đều khá giống nhau. Người dân khi khám sức khỏe sẽ phải trải qua một số bước sau:
Bước 1: Xuất trình các loại giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước hay chứng minh thư, thẻ bảo hiểm,… ở quầy tiếp đón và trình bày yêu cầu khám sức khỏe để xin việc. Các loại giấy tờ này có thể sẽ được giữ lại đến khi người dân hoàn tất các thủ tục.
Bước 2: Sau đó, người dân sẽ nộp phí khám bệnh, nhận phiếu thu tiền và họ sẽ được chỉ định đến khám tại các phòng/khoa khác nhau. Người dân sẽ xếp hàng chờ đến lượt khám theo danh mục sau:
-
- Răng – hàm – mặt
- Da liễu
- Tai – mũi – họng
- Khám nội chung
- Phụ khoa
- Siêu âm
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm máu
- Test chất gây nghiện/Chụp x-quang (nếu cần thiết)
Bước 3: Sau đó, người dân sẽ chờ nhận kết quả từ bác sĩ ở phòng khám nội lúc đầu và trở về quầy lễ tân để nhận lại giấy tờ hay hoàn tất các thủ tục, các loại phí phát sinh (nếu có).
Trong suốt quá trình khám sức khỏe, người dân cần tuân đúng quy trình để có thể hoàn thành việc khám bệnh nhanh chóng, thuận lợi. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho bản thân họ mà còn giúp bệnh viện hay cơ sở y tế như phòng khám có thể hoàn thành công việc theo đúng lịch trình.
IV. Các lưu ý để có khám sức khỏe xin việc hoàn chỉnh
Để có một giấy khám sức khỏe hoàn chỉnh bạn nên lưu ý những điều dưới đây để cho quá trình khám sức khoẻ không bị gián đoạn và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất:
- Thời gian hiệu lực của giấy khám sức khỏe: Theo điều 8, thông tư 14/2013/TT-BYT, giấy khám sức khỏe sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày có kết quả. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp lại yêu cầu các ứng cử viên chuẩn bị giấy khám sức khỏe có thời gian trong vòng 6 tháng đổ lại tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Do đó, để đảm bảo không xảy ra sai sót và chuẩn bị đúng theo yêu cầu, bạn nên tìm hiểu kỹ những điều kiện bên nhà tuyển dụng đưa ra.
- Phải điền chính xác và đầy đủ tất cả các thông tin cá nhân mà trong giấy khám sức khỏe yêu cầu.
- Bên cạnh chuẩn bị những giấy tờ, bạn nên chuẩn bị hình 4x6cm, sẽ có nhiều doanh nghiệp yêu cầu các ứng viên phải nộp giấy khám sức khỏe có ảnh cá nhân và có dấu giáp lai trên ảnh.
- Trước khi tiến hành đi khám, bạn nên tìm hiểu xem trong nhà người thân (ba mẹ, anh chị) có tiền sử về bệnh lý di truyền nào không. Những thông tin này sẽ là căn cứ cần thiết để bác sĩ có thể định hướng thăm khám và đưa ra kết quả chuẩn đoán chính xác nhất.
- Nếu trường hợp bạn đang điều trị bệnh thì cần đem theo toa thuốc điều trị.
- Trước khi thăm khám không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia để tránh làm cho kết quả bị sai lệch.
- Nên tới nơi thăm khám sớm để hoàn thiện tất cả các danh mục khám nhất quy trình khám.
- Người bệnh nên nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện nội soi hay xét nghiệm để đảm bảo sẽ nhận được kết quả sớm nhất.
Sau khi đã hoàn thành khám bệnh hãy kiểm tra xem đã có chữ ký xác nhận của bác sĩ trong từng danh mục sức khoẻ hay chưa, nếu thiết bất kỳ mục nào thì giấy khám sức khoẻ đó không có giá trị.
>>> Tham khảo thêm: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay
V. Chi phí khám sức khỏe xin việc
Khám sức khỏe sẽ có mức giá khác nhau tùy theo vào địa chỉ khám. Người khám sẽ phải trả các chi phí sau:
- Khám ban đầu có mức phí từ 200.000đ – 300.000đ/lần
- Phí siêu âm, răng–hàm–mặt, phụ khoa, tai – mũi – họng, xét nghiệm máu, da liễu, chụp x-quang, xét nghiệm nước tiểu, test khác (nếu cần thiết)
- Một vài chi phí khác phát sinh trong quá trình (nếu có)
Nếu người khám khám đúng tuyến tại các bệnh viện, chi phí sẽ được chi trả theo bảo hiểm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, khó có thể chi trả viện phí, giúp người dân có cơ hội đi khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo cũng như nâng cao sức khỏe.
VI. Địa chỉ lấy giấy sức khỏe xin việc uy tín
Những bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hay các cơ sở y tế tư nhân đã được Bộ Y tế cấp giấy phép có thể được chỉ định khám và cấp giấy khám sức khỏe cho từng cá nhân. Vì vậy, trước khi đi làm giấy khám sức khỏe bạn nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn những cơ sở bảo đảm uy tín đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sức khoẻ, cụ thể nên lựa chọn những cơ sở y tế như sau:
- Đã có nhiều năm trong lĩnh vực khám và chữa bệnh.
- Đội ngũ chuyên viên bác sĩ y tá nhiều kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết hiện đại, khang trang.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến giấy khám sức khỏe mà Muaban.net muốn chia sẻ đến bạn. Hãy cân nhắc, tham khảo những thông tin trên để có thể nắm rõ những quy định, yêu cầu liên quan đến giấy khám sức khỏe để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nộp hồ sơ. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến các loại giấy tờ khá.
>>> Xem thêm:
- Cách viết bản kiểm điểm chuẩn nhất cho mọi trường hợp
- Giấy chứng nhận sức khoẻ làm việc – Tất tần tật thông tin nhất định bạn phải biết