Từ trước đến nay, nghề giáo luôn là một nghề cao quý được xã hội coi trọng. Người làm nghề giáo viên là những người thực hiện sứ mệnh trồng người. Bài viết sau Mua bán sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn giáo viên là gì? Cần những phẩm chất và năng lực gì để trở thành giáo viên và đào tạo nên những lớp người ưu tú cho đất nước.
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên là người dạy cho học sinh những kiến thức liên quan đến từng môn học, hướng dẫn các bài giảng để mang lại kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên còn giúp cho học sinh mài giũa những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực hành, đồng thời rèn luyện cho học sinh về phép xã giao, lễ nghĩa, lễ độ với người khác,… Ngoài ra, giáo viên còn là người kiểm tra, ra đề và chấm bài thi cho các học sinh để đánh giá phẩm chất và năng lực của mỗi người.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn là những người khởi xướng các hoạt động phong trào, các cuộc thi bổ ích giúp học sinh học hỏi, khám phá những điều mới mẻ từ các cuộc thi đã tổ chức.
Hiện nay giáo viên được phân theo các cấp: Giáo viên dạy học ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề giáo viên
Nghề cao quý
Dạy học là nghề vô cùng cao quý, đào tạo ra một thế hệ học sinh đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của nước nhà nên không gì có thể kể hết công lao của các thầy cô trong sự nghiệp trồng người.
>>> Tham khảo thêm: Tuyển giáo viên tiếng Anh cần lưu ý những gì?
Luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi
Nghề dạy học được coi là một nghề vinh quang. Để trở thành một người giáo viên chân chính thì cần phải hết sức học tập không ngừng để trau dồi trình độ và phải luôn giữ lấy đạo đức. Ngoài ra, một người giáo viên tốt cũng là một người có dũng khí, kiên nhẫn và không cho phép bản thân mất bình tĩnh với học sinh dẫn đến việc gây nên những tổn thương trong học sinh. Hãy rèn luyện bản thân để trở thành một giáo viên hết mực yêu thương học sinh, dìu dắt và hướng dẫn các em tận tâm để các em thành công trên con đường học tập của mình.
Làm chủ công việc
Có thể nói, công việc của người giáo viên đòi hỏi rất nhiều phẩm chất đạo đức và nhân cách. Nghề này thiên về phẩm chất đạo đức hơn là năng lực mà bạn có. Tuy có đôi chút áp lực nhưng nghề này cũng rèn luyện cho bạn tính chủ động trong công việc của mình bằng việc soạn bài giảng, giáo án, chấm bài, kiểm tra,…
Để gắn bó với nghề dạy học và trở thành một giáo viên tốt, bạn phải có định hướng đúng đắn về sở thích, năng lực và nguyện vọng của mình, tại sao bản thân lại chọn nghề giáo viên mà không phải nghề khác, khi giải thích được câu hỏi đó bạn sẽ sống mãi với nghề nhà giáo.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng giáo viên, gia sư uy tín, lương cao:
3. Quyền và nhiệm vụ của một giáo viên
Theo điều 70 của luật giáo dục giáo viên có các quyền sau đây:
“ 1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh các quyền của giáo viên thì cũng có các nghĩa vụ phải thực hiện theo điều 69, Luật giáo dục 2019 như sau:
“1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.”
>>> Tham khảo thêm: 4 kĩ năng cần thiết phải có của một giáo viên dạy tiếng anh tốt
4. Phân biệt giáo viên, giảng viên và nhà giáo
Theo điều 66, Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
“1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.”
Theo quy định phía trên có thể thấy hai khái niệm về giáo viên và giảng viên có vẻ tương đồng, tưởng chừng như giống nhau thế nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Giáo viên là nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp và trung cấp.
- Giảng viên là nhà giáo giảng dạy cho các sinh viên từ trình độ cao đẳng trở lên.
>>> Tham khảo thêm: Giáo viên nên làm thêm nghề gì tay trái để trang trải?
5. Tiêu chuẩn để trở thành giáo viên là gì?
Theo Quy định của Điều 72, Luật Giáo dục 2019 có quy định các tiêu chuẩn để trở thành giáo viên như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với các giáo viên hệ mầm non.
- Có bằng cử nhân sư phạm tiểu học, trung học cơ sở và trung học, nếu không, phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên hướng dẫn thực hiện nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ.
- Trình độ tiêu chuẩn được đào tạo của giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuân thủ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Nghề Giáo Viên Mầm Non Và 5 Kỹ Năng Quan Trọng Cần Có
6. Mức lương của giáo viên hiện nay
Theo Nghị quyết số 34, năm 2021 đã được Quốc hội thông qua, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19 – mức lương cơ sở của giáo viên vẫn được áp dụng ở mức cơ bản là 1.490.000 đồng/tháng. Cụ thể, lương của giáo viên sẽ được tính theo công thức dưới đây:
Lương giáo viên = Lương cơ bản x Hệ số + Phụ cấp được ưu đãi + Phụ cấp thâm niên – Phí bảo hiểm xã hội
Dựa theo Điều 8 của Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của giáo viên các cấp được quy định như sau:
Lương giáo viên mầm non 2023
Bảng lương giáo viên mầm non 2023 | ||||||||||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 | |
Lương giáo viên mầm non hạng I | ||||||||||
A2.2 | Hệ số lương | 4 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.7 | 6.04 | 6.38 | |
Hạng I | Mức lương (triệu đồng) | 5.96 | 6.47 | 6.97 | 7.48 | 7.99 | 8.49 | 9.00 | 9.51 | |
Lương giáo viên mầm non hạng II | ||||||||||
A1 | Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Hạng II | Mức lương (triệu đồng) | 3.487 | 3.978 | 4.47 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.42 |
Lương giáo viên mầm non hạng III | ||||||||||
A0 | Hệ số lương | 2.1 | 2.41 | 2.72 | 3.03 | 3.34 | 3.65 | 3.96 | 4.27 | 4.58 |
Hạng III | Mức lương (triệu đồng) | 3.129 | 3.591 | 4.053 | 4.515 | 4.977 | 5.439 | 5.9 | 6.362 | 6.824 |
Lương giáo viên tiểu học 2023
Bảng lương giáo viên tiểu học 2023 | ||||||||||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 | |
Lương giáo viên tiểu học hạng I | ||||||||||
A2.1 | Hệ số lương | 4.4 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.1 | 6.44 | 6.78 | |
Hạng I | Mức lương (triệu đồng) | 6.556 | 7.063 | 7.569 | 8.076 | 8.582 | 9.089 | 9.596 | 10.1 | |
Lương giáo viên tiểu học hạng II | ||||||||||
A2.2 | Hệ số lương | 4 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.7 | 6.04 | 6.38 | |
Hạng 2 | Mức lương (triệu đồng) | 5.96 | 6.47 | 6.97 | 7.48 | 7.99 | 8.48 | 9.00 | 9.51 | |
Lương giáo viên tiểu học hạng III | ||||||||||
A1 | Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Hạng III | Mức lương (triệu đồng) | 3.487 | 3.978 | 4.47 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.42 |
Lương giáo viên trung học cơ sở 2023
Bảng lương giáo viên trung học cơ sở 2023 | ||||||||||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 | |
Lương giáo viên THCS hạng I | ||||||||||
A2.1 | Hệ số lương | 4.4 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.1 | 6.44 | 6.78 | |
Hạng I | Mức lương (triệu đồng) | 6.556 | 7.569 | 8.076 | 8.582 | 9.089 | 9.596 | 10.1 | ||
Lương giáo viên THCS hạng II | ||||||||||
A2.2 | Hệ số lương | 4 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.7 | 6.04 | 6.38 | |
Hạng II | Mức lương (triệu đồng) | 5.96 | 6.47 | 6.97 | 7.48 | 7.99 | 8.49 | 9.00 | 9.51 | |
Lương giáo viên THCS hạng III | ||||||||||
A1 | Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Hạng III | Mức lương (triệu đồng) | 3.487 | 3.978 | 4.47 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.42 |
Lương giáo viên trung học phổ thông 2023
Bảng lương giáo viên trung học phổ thông 2023 | ||||||||||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 | |
Lương giáo viên trung học phổ thông hạng I | ||||||||||
A2.1 | Hệ số lương | 4.4 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.1 | 6.44 | 6.78 | |
Hạng I | Mức lương (triệu đồng) | 6.556 | 7.063 | 7.569 | 8.076 | 8.532 | 9.089 | 9.596 | 10.1 | |
Lương giáo viên trung học phổ thông hạng II | ||||||||||
A2.2 | Hệ số lương | 4 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.7 | 6.04 | 6.38 | |
Hạng II | Mức lương (triệu đồng) | 5.96 | 6.47 | 6.97 | 7.48 | 7.99 | 8.49 | 9.00 | 9.51 | |
Lương giáo viên trung học phổ thông hạng III | ||||||||||
A1 | Hệ số lương | 2.34 | 3.67 | 3 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Hạng III | Mức lương (triệu đồng) | 3.4486 | 3.978 | 4.470 | 4.961 | 5.453 | 5.945 | 6.436 | 6.928 | 7.420 |
Có thể thấy rằng hiện nay, mức thu nhập cơ bản của giáo viên vẫn còn khá thấp và khó đáp ứng đủ cho các chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, điều này khiến cho rất nhiều giáo viên phải bỏ nghề. Theo cập nhật mới nhất hiện nay, tại Thủ đô Hà Nội còn thiếu 10.000 giáo viên. Theo ông Vũ Minh Đức, cán bộ Quản lý giáo dục đã chia sẻ rằng hiện nay bộ Giáo dục vẫn đang tìm giải pháp để có thể xây dựng lại chính sách tiền lương để xứng đáng với tính chất và đặc thù của nghề giáo viên.
Bài viết trên Mua bán đã chia sẻ những thông tin chi tiết về nghề giáo, giúp bạn hiểu rõ giáo viên là gì và các tiêu chuẩn để trở thành giáo viên. Hy vọng bạn có thể nắm rõ được những đặc điểm và tính chất đặc thù của nghề này để biết được bản thân có phù hợp với ngành nghề này không. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ đến những người bạn quen biết nhé!
>>> Xem thêm:
- Bác sĩ thú y là gì? Những tố chất cần có của bác sĩ thú y
- Recruiter là gì? Làm thế nào để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi?
- QE là gì? Công việc, mức lương và tố chất cần có của một QE?