Saturday, May 4, 2024
spot_img
HomeViệc làmGiam lương là gì? Cách xử lý khi bị giam lương

Giam lương là gì? Cách xử lý khi bị giam lương

Giam lương là gì? Doanh nghiệp tự ý giam lương nhân viên có đúng luật không? Cách xử lý khi bị giam lương? Đây là một chủ đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Cùng tham khảo bài viết sau đây của Muaban.net để có câu trả lời bạn nhé!

Giam lương là gì? Người lao động cần làm gì khi gặp trường hợp giam lương
Giam lương là gì? Người lao động cần làm gì khi gặp trường hợp giam lương

I. Quy định trả lương người lao động

Theo điều 94 Bộ Luật Lao Động 2019 về quy định trả lương cho người lao động nêu cụ thể: 

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động theo như đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp, người sử dụng lao động có thể thực hiện thanh toán lương thông qua người ủy quyền hợp pháp của người lao động.
  • Người sử dụng lao động không được can thiệp vào quyền riêng tư chi tiêu lương của người lao động (không ép buộc nhân viên chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của công ty hoặc đơn vị khác).
Giam lương là gì? Quy định về lương cần nắm
Giam lương là gì? Quy định về lương cần nắm

Đồng thời, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, theo khoản 4 điều 97 Bộ luật lao động năm 2019 có đề cập về việc người sử dụng lao động chi trả chậm lương, nếu kéo dài hơn 15 ngày so với ngày thỏa thuận trong hợp đồng, người sử dụng lao động cần phải thanh toán thêm một khoản tiền lãi ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần của tiền gửi kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó. 

Xem thêm các tin đăng tuyển dụng nhân viên bán hàng, kinh doanh trên website Muaban.net:

TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG, CÓ CCCD LÀM NGAY
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi cần tuyển người làm lâu dài
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển LĐPT Tại Siêu Thị .Ưu tiên A/C lớn tuổi cần việc làm nghiêm túc.
3
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Tuyển 5 MẪU, 5 trợ lý, vận hành, Bán hàng LIVESTREAM TIKTOK, Shoppee.
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
CỬA HÀNG MỚI KHAI TRƯƠNG CẦN TUYỂN TRỰC QUẦY HÀNG,BÁN HÀNG
2
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Tuyển nam nữ ldpt Bán Hàng  tại  Bình Tân
1
Tuyển nam nữ ldpt Bán Hàng tại Bình Tân 8,5 triệu - 9,5 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG KIÊM KHO - NHÂN VIÊN KHO LÀM VIỆC TẠI TP HCM.
3
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển LĐPT, Nhân viên bán hàng,  Soạn kho,  Trực quầy, Tạp vụ, Bảo vệ.
3
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CẦN TUYỂN NV LĐPT  BÁN HÀNG SOẠN HÀNG ĐÓNG GÓI DÁN TEM  TẠI CỬA HÀNG
2
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Thiếu 6 Bạn phụ bán cửa hàng. Có CCCD đi làm ngay.
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Thông Báo Tuyển Dụng Nhân Viên ( Bán hàng , Phụ Hàng , Thu Ngân)
2
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM SIÊU THỊ CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN LÂU DÀI ĐI LÀM NGAY
9
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Cửa hàng bách hóa tổng hợp cần tuyển 5 lộ động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Chuỗi Cửa Hàng FamilyMark Tuyển Dụng LĐPT Đi Làm Ngay
9
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi 24h cần tuyển nhân viên bán hàng tại cửa hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Mình Đang Tuyển Gấp A/C Sắp Xếp Hàng Hóa(Không Cần Kinh Nghiệm)
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tuyển Nhân viên bán hàng, thu ngân, soạn kho, tạp vụ, bảo vệ
6
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cửa hàng cần bổ sung nhân viên
1
Cửa hàng cần bổ sung nhân viên 7,8 triệu - 10 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
📢📢Tuyển Nhân ,Ưu Tiên Người Cao Tuổi,Người Thất Nghiệp
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
💥💥ƯU TIÊN NGƯỜI LỚN TUỔI MUỐN TÌM VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH ( 20 - 60T )
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM

II. Giam lương là gì?

Thực tế, theo quy định hiện tại của pháp luật, thì không có điều khoản cụ thể nào giải thích việc giam lương là gì. Tuy nhiên có thể hiểu, giam lương là một hình thức doanh nghiệp không chi trả lương cho người lao động theo đúng thời hạn đã thỏa thuận vì một lý do nào đó.

Theo quy định hiện tại của pháp luật, công ty không được tự ý giam lương người lao động
Theo quy định hiện tại của pháp luật, công ty không được tự ý giam lương người lao động

Như vậy, về bản chất giam lương là tình trạng không trả lương hoặc trả lương chậm, điều này khác với giữ lương hay giảm lương. Giữa doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận về hoạt động này, trường hợp người lao động không hài lòng với hình thức trả lương chậm của doanh nghiệp, họ có thể chuyển sang nơi làm việc mới với thỏa thuận phù hợp hơn.

Xem thêm: Phiếu lương và tầm quan trọng của nó với người lao động

III. Các trường hợp công ty có quyền giam lương của nhân viên

Sau khi hiểu rõ khái niệm “Giam lương là gì?” Dưới đây là những trường hợp công ty có thể được phép giam lương của nhân viên mà không vi phạm pháp luật.

1. Kỳ trả lương sớm hơn khả năng xoay vòng tài chính của doanh nghiệp

Trong trường hợp khả năng xoay vòng tài chính của doanh nghiệp không kịp thời với kỳ trả lương. Người sử dụng lao động cần thông báo đến toàn thể nhân viên nắm rõ tình hình, và các công ty thường trả lương vào ngày nào phải bảo đảm thực hiện thanh toán lương đúng theo thông báo đã đưa ra.

2. Người lao động vi phạm hợp đồng

Theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng lao động (ví dụ đơn phương chấm dứt hợp đồng), người lao động sẽ phải bồi thường cho công ty theo đúng luật.

Điều 40 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định cụ thể: Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, họ sẽ:

  • Không được hưởng chi phí trợ cấp sau khi thôi việc.
  • Phải bồi thường ½ tiền lương theo hợp đồng lao động cộng với khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày nghỉ không báo trước. 
  • Hoàn trả phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo Điều 62 của bộ luật này.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty được phép giam lương theo quy định
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty được phép giam lương theo quy định

Tuy nhiên, theo Điều 17 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, các hành vi người sử dụng lao động không được phép thực hiện khi giao kết hợp với người đồng lao động, bao gồm:

  • Nắm giữ giấy tờ bản chính các chứng chỉ, văn bằng hay giấy tờ tùy thân của người lao động.  
  • Yêu cầu nhân viên thực hiện hợp đồng lao động bằng các biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền của.
  • Buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng để trả nợ cho người sử dụng lao động.

=> Khi đó, các hành vi trên cũng không được phép thực hiện với mục đích giam lương người lao động, trừ trường hợp điều này có nêu trong hợp đồng và người lao động đồng ý với điều khoản này. 

Xem thêm: Người lao động cần nắm rõ những điều này để không thiệt thòi khi tìm việc làm

3. Giam lương để khấu trừ

Theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:

  • Trường hợp người lao động làm hư hỏng thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động được phép khấu trừ vào tiền lương của nhân viên nhằm bù đắp khoản thiệt hại này. 
  • Đồng thời người lao động có quyền được biết tiền lương thực nhận của họ được khấu trừ vì lý do gì.
  • Mức khấu trừ không được phép vượt quá 30% mỗi tháng dựa trên mức lương thực trả cho người lao động sau khi đã trừ các khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội.
Giam lương là gì? Trường hợp khấu trừ lương
Giam lương là gì? Trường hợp khấu trừ lương

Lưu ý: Trong những trường hợp khấu trừ tiền lương trên, người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ theo đúng quy định chứ không được giam hoặc giữ lương nhân viên, đồng thời cần có thông báo đến người lao động. 

Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần theo luật định

IV. Doanh nghiệp khi giam lương bị xử phạt như thế nào?

Như vậy, việc giam lương của người lao động hay giữ lương nhân viên sau khi nghỉ việc không nằm trong các trường hợp kể trên được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 5 – 50 triệu đồng tuỳ vào mức độ nghiêm trọng.

Cụ thể: Theo khoản 2 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12 năm 2022/NĐ-CP quy định về tiền lương và mức xử phạt với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:

  • Trả lương sai thời hạn.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm tăng ca, làm vào ban đêm.
  • Không trả hoặc trả không đủ các loại phụ cấp lương hiện nay sau khi người lao động thôi việc.
  • Can thiệp hay hạn chế vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
  • Khấu trừ tiền lương không đúng theo quy định của pháp luật.
  • Buộc người lao động chi tiêu lương vào mua hàng hóa, dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc người khác.
  • Trong thời gian đình chỉ công việc không tạm ứng hoặc tạm ứng thiếu tiền lương của người lao động.
  • Không trả hoặc trả không đủ lương cho ngày phép chưa nghỉ hàng năm khi người lao động thôi việc, mất việc.
Giam lương là gì? Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi tự ý giam lương?
Giam lương là gì? Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi tự ý giam lương?

Mức phạt cụ thể như sau:

  • Phạt từ 5 – 10 triệu đồng với trường hợp vi phạm từ 1 đến 10 người lao động.
  • Phạt từ 10 – 20 triệu đồng với trường hợp vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Phạt từ 20- 30 triệu đồng với trường hợp vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
  • Phạt từ 30 – 40 triệu đồng với trường hợp vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
  • Phạt từ 40 – 50 triệu đồng với trường hợp vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 

V. Cách xử lý khi bị giam lương dành cho người lao động

Sau khi đã hiểu giam lương là gì? Vậy người lao động cần làm gì khi bị công ty giữ lương. Nếu không may bị rơi vào tình huống trên, bạn có thể chủ động thực hiện một số cách sau để giải quyết vấn đề: 

  • Đọc kỹ hợp đồng lao động: Cần đọc kỹ, xem xét tất cả các điều khoản liên quan đến khấu trừ tiền lương hoặc có mục giam lương hay không.
  • Trao đổi với nhà tuyển dụng: Người lao động nên giao tiếp cởi mở với công ty/doanh nghiệp, bày tỏ mối quan tâm và lý do mà người sử dụng lao động muốn giữ lại tiền lương. 
  • Tìm đến tư vấn pháp lý: Trường hợp người sử dụng lao động giam lương mà không có lý do chính đáng, không nằm trong điều khoản hợp đồng. Bạn có thể tìm đến tư vấn pháp lý, tham khảo ý kiến từ cơ quan quản lý lao động hoặc luật sư để được cung cấp thông tin, hướng dẫn phương án giải quyết phù hợp với quy định. 
  • Nộp đơn khiếu nại: Nếu tình hình vẫn chưa được xử lý, người lao động có thể trực tiếp nộp đơn khiếu nại chính thức lên cơ quan lao động có thẩm quyền. Họ sẽ điều tra vụ việc và có hành động thích hợp giúp thực thi quyền lợi của người lao động.
Giam lương là gì? Người lao động có quyền khiếu nại khi công ty chưa thanh toán lương theo quy định
Giam lương là gì? Người lao động có quyền khiếu nại khi công ty chưa thanh toán lương theo quy định

Xem thêm: Phải chú ý những gì khi ký kết hợp đồng lao động?

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề Giam lương là gì? Công ty có quyền giữ lương của nhân viên hay không? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích cho sự nghiệp của bản thân. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì có thể truy cập chuyên mục Việc làm của trang Muaban.net để tham khảo nhiều công việc phù hợp nhu cầu và sở thích của mình nhé!

Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ