Monday, December 23, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmGiám định là gì? Quy định và các loại hình giám định

Giám định là gì? Quy định và các loại hình giám định

Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp và án hình sự, thường có sự xuất hiện của hoạt động giám định nhằm mục đích xác định các chứng cứ, căn cứ để giải quyết. Vậy giám định là gì? Giám định trong lĩnh vực tư pháp được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ tổng hợp những quy định mới nhất hiện hành về vấn đề pháp lý này để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn và chính xác hơn.

Giám định là gì? Quy định và các loại hình giám định
Giám định là gì? Quy định và các loại hình giám định

1. Giám định là gì? Người giám định là ai?

Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo một trình tự nhất định và được tiến hành dựa trên các nhu cầu thực tế của cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật. Hoạt động này phải được thực hiện giữa những bên có năng lực, chuyên môn về lĩnh vực giám định, nhằm đưa ra kết quả giám định khoa học, chính xác, đúng đắn và phù hợp nhất.

Giám định là gì? Người giám định là ai?
Giám định là gì? Người giám định là ai?

Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.

2. Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay

Quyết định trưng cầu giám định cần ghi rõ tên cơ quan trưng cầu giám định, họ tên, người có thẩm quyền trưng cầu giám định; tên tổ chức, họ tên người được trưng cầu giám định, tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định, tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có), nội dung yêu cầu giám định, ngày, tháng, năm trưng cầu và thời hạn trả kết luận giám định.

Sau khi nhận quyết định trưng cầu giám định, cá nhân hoặc hội đồng giám định phải hoàn thành việc giám định trong thời hạn luật định. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Khi tiến hành giám định, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, người yêu cầu giám định có quyền tham dự nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Điều tra viên phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho người giám định tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng giám định. Nếu người giám định yêu cầu cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận, yêu cầu được tham dự hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, điều tra viên phải đáp ứng yêu cầu đó.

Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay
Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay

Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lí do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.

Sau khi tiến hành giám định, người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận về những vấn đề được yêu cầu giám định. Bản kết luận gồm có:

Phần mở đầu ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp.

Phần nội dung ghi rõ những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định; những phương pháp được áp dụng để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra có cãn cứ cụ thể. Phần cuối cùng ghi rõ kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Kết luận giám định được gửi cho cơ quan đã trưng cầu, người đã yêu cầu giám định trong hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay
Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay

Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết. Neu thấy nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát hiện những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó thì quyết định trưng cầu giám định bổ sung; nếu có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì quyết định trưng cầu giám định lại bằng người giám định hoặc hội đồng giám định khác. Bộ luật TTHS quy định cho bị can, bị cáo, bị hại và người tham gia tố tụng khác hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Vì vậy, sau khi đã tiến hành giám định, nếu những người này yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo nội dung kết luận giám định cho họ biết, họ được trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi lại vào biên bản. Trong trường hợp cơ quan điều tra, viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của họ thì phải nêu rõ lí do và thông báo cho họ biết.

Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.

3. Các loại hình giám định

Các loại hình giám định
Các loại hình giám định

3.1 Giám định tư pháp (GĐTP)

Đây là lĩnh vực duy nhất cho đến nay có luật chuyên ngành điều chỉnh, phạm vi hoạt động chỉ phục vụ cho tố tụng như đã nêu. Hệ thống tổ chức GĐTP được phân thành 2 nhóm: Thứ nhất, các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế (Điều 12 Luật GĐTP). Thứ hai, các tổ chức GĐTP theo vụ việc và người giám định theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, giao thông – vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng… (Điều 20 Luật GĐTP).

3.2 Giám định dịch vụ

Được quy định ở nhiều luật với nội dung, phạm vi khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực. Theo quy định của Luật Thương mại thì dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng (điều 254).

Nội dung giám định là “một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng” (điều 255). 

Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì “giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm” (khoản 11 điều 3). Các tổ chức giám định thuộc loại hình này đã hình thành và phát triển từ rất lâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

>>> Xem thêm: Mức lương ngành hàng hải có thể đạt 220 triệu/tháng?

4. Câu hỏi liên quan về giám định

4.1 Trưng cầu giám định ngoài tố tụng

Hoạt động GĐTP được giới hạn trong phạm vi “kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật GĐTP). Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức GĐTP công lập và các tổ chức GĐTP theo vụ việc vẫn chỉ là phục vụ cho hoạt động tố tụng.

Trưng cầu giám định ngoài tố tụng
Trưng cầu giám định ngoài tố tụng

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, nhất là trong phòng, chống tham nhũng, cơ quan trình dự án Luật đã đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật GĐTP quy định về nguyên tắc: trường hợp cơ quan thanh tra trưng cầu giám định thì tổ chức GĐTP được áp dụng các quy định của Luật GĐTP về tiếp nhận và thực hiện giám định và trong trường hợp này, kết luận giám định không phải là kết luận GĐTP. Theo Tờ trình của Chính phủ thì Luật Thanh tra hiện hành quy định người ra quyết định thanh tra có quyền trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra (Điều 48, Điều 55), nhưng pháp luật về thanh tra lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên trưng cầu và thực hiện giám định, cũng như xác định tổ chức, cá nhân nào thực hiện giám định. Vì vậy, việc trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn.

Tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm lương cao tại đây:

TUYỂN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG LÀM VIỆC TẠI KHO!!!
1
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Việc làm ỔN ĐỊNH📣 TRƯỚC & SAU TẾT cho các vị trí:
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CỬA HÀNG TIỆN LỢI CẦN PHỤ ĐÓNG GÓI, BÁN HÀNG.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
💥 CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN KHO LÀM VIỆC LÂU DÀI
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
💐💐BÌNH TÂN CẦN TUYỂN 03 NAM/NỮ PHỤ KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển gấp 3 nam,nữ ,tuổi từ 22 -60 đóng gói ,phụ kho,dán tem ,tạp vụ ,
1
CỬA HÀNG MỚI MỞ CẦN GẤP NHÂN VIÊN
2
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cần tuyển Nam Nữ lao động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Cần Nam Nữ lao động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
⛱️⛱️TUYỂN 03 NAM/NỮ ( 20 - 58T ) PHỤ LÀM VIỆC TẠI BÌNH CHÁNH DIỆP TẾT
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Tuyển gấp Nam Nữ lao động phổ thông
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
🏠 CẦN TUYỂN GẤP NV LĐPT CHO DỊP CUỐI NĂM
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm sinh viên part time/ full time xoay ca
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
TUYỂN NỮ BÁN HÀNG THỜI TRANG Q10
0
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
Tuyển 3 LĐPT nam/nữ phụ bán hàng Tết tại Hốc Môn lương 290-380/ngày
3
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
🧨🧨🏵🏵 VIỆC LÀM TẾT🧨🧨🏵🏵 Tại Siêu Thị TP. Hồ Chí Minh
2
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM

4.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giám định trong Tố tụng Hình sự

Để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến giám định tư pháp, cần thiết phải có sự tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong những năm qua, rà soát sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới cho phù hợp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn như đã nêu trên để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật được chặt chẽ, thống nhất.

BLTTHS năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS cũ, rằng quy định hẳn một chương về giám định và định giá tài sản đã tháo gỡ những vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, theo chúng tôi để quy định chặt chẽ hơn cần bổ sung vào Chương XV của BLTTHS năm 2015 một điều luật quy định: “Việc trưng cầu giám định được tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự”.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các Bộ, ngành cần ban hành các quy trình giám định chuẩn về giám định tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực của mình theo vụ việc và đặc thù, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng, chứng khoán, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, các tội phạm về môi trường…Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giám định ngày càng nhiều, phục vụ tốt cho việc giải quyết các vụ án hình sự được kịp thời, nhanh chóng và chính xác.

>>> Xem thêm: Thẩm Định Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Quan Trọng Của Thẩm Định

5. Lời kết

Hi vọng những thông tin tổng hợp về giám định là gì sẽ giúp ích cho bạn, đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật các tin tức thú vị khác về việc làm bạn nhé.

>>> Xem thêm: Tác nghiệp là gì? Những thông tin liên quan đến hoạt động tác nghiệp

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ