Giải ngân là gì và có bao nhiêu hình thức giải ngân được áp dụng phổ biến nhất? Những bước cần thực hiện trong quy trình giải ngân cơ bản để vay vốn ngân hàng? Hãy cùng Mua Bán tham khảo ngay những thông tin cần biết khi thực hiện giải ngân dưới đây
1. Giải ngân là gì?
Giải ngân là một trong những thuật ngữ rất phổ biến trong quá trình vay vốn của các ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm giải ngân là gì? Vậy giải ngân là gì?
Giải ngân là hình thức ngân hàng xuất tiền, tài chính cho khách hàng dựa theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay. Nói theo cách hiểu đơn giản nhất, giải ngân chính là việc ngân hàng chi số cho người vay số tiền đã thỏa thuận theo hợp đồng cho vay. Người vay tiền có thể nhận số tiền này theo hình thức là chuyển khoản hoặc nhận tiền mặt.
Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến hợp đồng vay (hoàn thiện hồ sơ và hợp đồng), quá trình giải ngân sẽ được tiến hành. Giải ngân sẽ được thực hiện trong 1 lần hoặc được chia ra thành nhiều lần khác nhau. Yếu tố này sẽ tùy thuộc vào các thỏa thuận đã ký giữa ngân hàng và người vay.
>>> Tham khảo thêm: Chương trình dự bị đại học là gì? Quy trình và lợi ích khi học dự bị đại học
2. Hai hình thức giải ngân phổ biến nhất hiện nay
Tùy vào nhu cầu, mục đích của người vay mà sẽ có nhiều hình thức giải ngân khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay có hai hình thức được sử dụng phổ biến nhất là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa, cụ thể như sau:
2.1 Giải ngân phong tỏa
Đặc điểm của hình thức giải ngân này là gì? Là khi bạn đã hoàn tất hợp đồng cho vay với ngân hàng và đã được giải ngân, tiền đã có trong tài khoản; nhưng bạn không thể rút số tiền này để sử dụng ngay được. Hình thức giải ngân này thường được áp dụng khi bạn vay tiền mua bất động sản, xe, hàng hóa, các sản phẩm khác nhau…
Ưu điểm của hình thức giải ngân là gì? Là rất an toàn cho cả người vay và bên cho vay. Giải ngân phong tỏa là khoản vay sẽ được phong tỏa (khóa) tạm thời cho đến khi bạn hoàn tất quá trình giao dịch mua bán. Cụ thể bên cho vay sẽ phong tỏa khoản tiền vay đến khi bạn hoàn tất quá trình mua bán hàng hóa; mua bán tài sản hoặc hoàn tất quá trình sang tên… tại các cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng máy vi tính, loptop, máy chủ mới nhất bạn có thể tham khảo:
2.2 Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa là hình thức giải ngân trái ngược với giải ngân phong tỏa. Đặc điểm của hinh thức giải ngân này là gì? Là bạn sẽ nhận được tiền (khoản vay) trong tài khoản tín dụng và có thể sử dụng ngay; hoặc khoản vay này sẽ được chuyển trực tiếp sang cho bên thứ 3.
Nhược điểm của hình thức giải ngân này là độ rủi ro cao đối với ngân hàng. Do đó, giải ngân không phong tỏa chỉ áp dụng cho những khoản vay nhỏ và tại một số chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, với người đi vay thì hình thức này khá tiện lợi vì nhanh chóng và bạn có thể nhận được khoản vay ngay mà không cần phải đợi.
>>> Tham khảo thêm: Học Phí UEF 2023 – 2024 Và Chính sách Học Bổng Mới Nhất
3. Quy trình giải ngân cơ bản khi vay vốn ngân hàng
Quá trình giải ngân sẽ có nhiều bước khác nhau và khá phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu quy trình giải ngân là gì qua những bước cơ bản nhất dưới đây.
3.1 Kê khai và xác thực thông tin
Để thực hiện quy trình giải ngân thì bạn cần phải thực hiện bước đăng ký và kê khai thông tin tại ngân hàng. Những thông tin cần kê khai giải ngân là gì? Là bao gồm thông tin cá nhân của bạn, mục đích vay, khả năng hoàn trả thực tế… Các chuyên viên tài chính của ngân hàng sẽ tiếp nhận và tiến hành xác thực các thông tin bạn đã cung cấp.
3.2 Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục
Tầm quan trọng của thông tin hồ sơ trong thủ tục giải ngân là gì? Hồ sơ bạn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho vay hoặc không cho vay, hoặc nó liên quan đến hạn mức vay mà ngân hàng có thể hỗ trợ bạn. Do đó, nếu muốn quá trình vay được thuận lợi thì bạn nên cung cấp hồ sơ chính xác nhất theo yêu cầu.
3.3 Thẩm định hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục liên quan thì ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Thẩm định hồ sơ là quá trình tiến hành xem xét, đối chiếu và xác minh các thông tin mà bạn cung cấp cho ngân hàng. Sau khi thẩm định xong, ngân hàng sẽ xác định được bạn có đáp ứng được các yêu cầu và đủ điều kiện cho vay hay không. Trong thời gian thẩm định, nhân viên ngân hàng có thể yêu cầu bạn hoặc những người có liên quan cung cấp thêm thông tin hoặc bổ sung thông tin, nếu cần.
3.4 Phê duyệt khoản vay vốn
Sau thẩm định hồ sơ sẽ là quá trình phê duyệt khoản vay vốn. Lúc này, nhân viên ngân hàng sẽ chuyển hồ sơ, đưa đề xuất để cấp trên xem xét và quyết định phê duyệt hay không. Nếu khoản vay của bạn lớn thì ngân hàng sẽ lập ra tổ thẩm định độc lập và tiến hành thẩm định lại toàn bộ hồ sơ để tăng tính minh bạch, khách quan nhất. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình vay vốn, giải ngân.
3.5 Giải ngân vay vốn
Bước cuối cùng của giải ngân là gì? Là bên cho vay sẽ tiến hành giải ngân theo hợp đồng sau khi hồ sơ vay vốn của bạn đã được thẩm định và đáp ứng được các điều kiện cho vay. Bạn sẽ được nhận khoản vay đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với ngân hàng.
>>> Tham khảo thêm: Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có vai trò, đặc điểm và tố chất như thế nào?
4. Ba phương thức giải ngân theo quy định pháp luật Việt Nam
Theo Thông tư số 21/2017/TT-NHNN thì có 3 phương thức giải ngân vay vốn ngân hàng cụ thể như sau:
4.1 Trường hợp vay bằng dịch vụ không dùng tiền mặt
Trường hợp giải ngân không dùng tiền mặt phải được áp dụng cụ thể trong các trường hợp dưới đây
- Bên vay thanh toán hoặc chi trả cho mục đích sử dụng nguồn vay mà pháp luật quy định cần thực hiện trên tài khoản của bên vay
- Bên vay có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để chi trả các khoản phí theo mục đích vay mà tổ chức tín dụng đã phê duyệt trước đó theo quy định pháp luật
- Bên vay cần thanh toán, chi trả tiền mặt để mua các sản phẩm Nông – Lâm – Diêm nghiệp, Thủy sản. Hoặc bên vay phải trả cho các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại hoặc tổ chức hợp tác có hoạt động kinh doanh tại khu vực nông thôn.
4.2 Trường hợp vay bằng tiền mặt
Tổ chức tín dụng sẽ quyết định giải ngân bằng tiền mặt với những trường hợp cụ thể sau:
- Bên vay thanh toán, trả cho bên thụ hưởng khi bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức và đã ứng vốn tự có để chi trả, thanh toán theo quy định.
Ngoài ra, bên vay sẽ phải gửi bản cam kết về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ cho tổ chức tín dụng kiểm tra và tiến hành giải ngân.
4.3 Trường hợp vay bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt
Bên tổ chức tín dụng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ để quyết định lựa chọn giải ngân bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt, cụ thể:
- Bên vay thanh toán hoặc chi trả cho bên thụ hưởng đã có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ với khoản vay không quá 100.000.000 VNĐ
- Nếu bên vay thanh toán hoặc chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng nguồn vốn từ Nhà nước thì sẽ được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bên tổ chức tín dụng sẽ quyết định phương thức giải ngân theo đúng quy định của Pháp luật.
>>> Tham khảo thêm: Biên Hòa có gì chơi về đêm? 20 địa điểm hot tại Biên Hòa
5. Cần lưu ý điều gì khi giải ngân vay vốn?
Trong quá trình thực hiện các thủ tục vay vốn, bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản liên quan đến giải ngân là gì dưới đây:
- Hãy đọc kỹ các văn bản, nội dung có liên quan đến khoản vay và điều kiện giải ngân là gì. Mặc dù không thể thay đổi điều khoản nhưng bạn sẽ chủ động hơn khi nắm bắt được các nội dung liên quan đến khoản vay, ví dụ như lãi suất…
- Hãy hỏi ngay bên phía ngân hàng cho vay những câu hỏi thắc mắc đến giải ngân là gì, hoặc điều kiện mà bạn chưa rõ
- Hãy chủ động chuẩn bị đầy đủ các thông tin hồ sơ và thủ tục liên quan đến khoản vay theo yêu cầu của bên cho vay
- Hãy từ chối ký hợp đồng nếu thấy những điều khoản bất lợi khi vay…
Tìm hiểu kỹ những thông tin có liên quan đến yếu tố giải ngân vay vốn sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có sau này.
Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về giải ngân là gì và các quy trình liên quan đến giải ngân vay vốn. Hiện tại trên website Mua Bán đang có rất nhiều thông tin dự án mua bán nhà đất được các chủ đầu tư hỗ trợ gói vay dài hơn. Và những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về việc vay vốn đầu tư, mua nhà đất. Chúc bạn nhanh chóng tìm được những cơ hội từ muaban.net với những ưu đãi hấp dẫn nhất!
>>> Xem thêm:
- 10 mẫu thư ngỏ xin tài trợ chuyên nghiệp, ấn tượng và hay nhất
- Lãi suất vay ngân hàng HDBank dao động từ 6.8%/năm
– Vân Anh (Content Writer) –
6. Giải thắc các thắc thường gặp về giải ngân vay vốn
- 6.1 Quá trình giải ngân vay vốn có mất nhiều thời gian không?
Thời gian giải ngân thường kéo dài từ khoảng 1 đến 2 ngày, tùy ngân hàng cụ thể. Đối với những hồ sơ phức tạp, thời gian giải ngân sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày, hoặc có thể kéo dài trong khoảng vài tuần. Bạn cung cấp thông tin càng đầy đủ, càng chính xác thì thủ tục giải ngân sẽ càng nhanh.
- 6.2 Hồ sơ vay vốn bao gồm những gì?
Để quá trình làm thủ tục được nhanh hơn thì bạn nên chuẩn bị hồ sơ vay vốn trước. Hồ sơ vay vốn trên cơ bản gồm có:
+ Thông tin cá nhân của người vay (căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu/sổ hộ khẩu còn hiệu lực)
+ Hồ sơ cung cấp thông tin đăng ký vay vốn với ngân hàng
+ Hồ sơ cung cấp thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo khoản vay
+ Hồ sơ chứng minh tài sản liên quan đến khoản vay