Đường mòn Hồ Chí Minh là một trong những con đường lịch sử và là dự án công trình quan trọng của Quốc gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu và nguồn gốc lịch sử của nó. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ngay lịch sử, ý nghĩa cũng như các tiềm năng quan trọng của đường mòn Hồ Chí Minh qua chia sẻ dưới đây.
1. Vị trí và quy mô của đường mòn Hồ Chí Minh
Điểm đầu tiên của đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu từ bản Pác Pó (tỉnh Cao Bằng). Điểm cuối cùng của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh là Đất Mũi (tỉnh Cà Mau). Chiều dài của toàn tuyến đường Hồ Chí Minh là 3.167km với quy mô từ 2 – 8 làn xe di chuyển, tùy thuộc vào địa hình cụ thể mà nó đi qua. Tuy nhiên, cột mốc số 0 đường mòn Hồ Chí Minh lại có điểm xuất phát tại thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An).
Đường mòn Hồ Chí Minh có những điểm tiếp giáp với các tuyến đường, tỉnh lộ, quốc lộ như: Đường tỉnh 203 (tỉnh Cao Bằng); Quốc lộ 1 (tỉnh Cà Mau), Quốc lộ 2, 2C, 3, 12B, 21A, 14, 14B, 14E, 15; đường cao tốc Mỹ An – Rạch Sỏi; đường cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa, Quốc lộ 61, 63. Trong đó, chiều dài mà tuyến đường mòn chạy qua tỉnh Quảng Bình là 320km, dài nhất cả nước (bao gồm nhánh Đông, nhánh Tây).
Tìm hiểu thêm: 5 căn cứ cần biết để quyết định nên mua căn hộ của chủ đầu tư nào
2. Ý nghĩa lịch sử của đường mòn Hồ Chí Minh
Đường mòn Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5/1959, còn có tên gọi khác là Đường 559. Từ năm 1959 – 1975, từ những đường mòn theo dải Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng với tổng chiều dài đến 20.000km, xuyên từ Bắc vào Nam, đi qua 3 nước Đông Dương, vào tận các chiến trường. Không chỉ là tuyến vận chuyển lớn nhất trong việc chi viện cho tiền tuyến miền Nam mà đường Hồ Chí Minh còn là biểu tượng đoàn kết chiến đấu của Việt Nam – Campuchia – Lào.
Vào mùa xuân năm 1975, từ tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, quân đội Việt Nam đã thực hiện những cuộc hành quân và tiến công lần lượt đập tan các quân khu và quân đoàn Ngụy. Đỉnh cao của đường Hồ Chí Minh là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Sau 30/4/1975, đường Hồ Chí Minh lại mang trong mình sứ mệnh lịch sử mới, là con đường đoàn kết dân tộc; làm giàu đất nước.
3. Tầm quan trọng của đường mòn Hồ Chí Minh
Là 1 trong 4 tuyến đường giao thông huyết mạch, đường Hồ Chí Minh trải dài từ Bắc vào Nam và chỉ chạy chủ yếu qua các khu vực đồng bằng ven biển phía Đông. Dưới đây là tiềm năng cũng như là tầm quan trọng mà đường Hồ Chí Minh mang lại:
3.1 Điều tiết giao thông và kết nối kinh tế giữa các khu vực
Sự xuất hiện của đường mòn Hồ Chí Minh đã góp phần giúp cho Quốc lộ 1A giảm tải giao thông. Thay vì lượng xe di chuyển chỉ tập trung tại Quốc lộ 1A thì sẽ di chuyển sang hướng đường Hồ Chí Minh. Theo thống kê thì lượng xe lưu thông tại tuyến đường này ngày càng cao. Đường Hồ Chí Minh được xem như là con đường kết nối giữa 3 miền, đảm bảo được tình trạng giao thông hoạt động liên tục, nhất là vào thời điểm bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão lũ.
Ngoài ra, đường mòn còn giúp kết nối vùng kinh tế, nhất là kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang). Việc xây dựng và phát triển đường mòn Hồ Chí Minh còn giúp cơ cấu kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Bên cạnh đó, đường Hồ Chí Minh còn giúp hình thành nên mạng lưới cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng ở khu vực phía Tây nước ta.
Tìm hiểu thêm: Đường vành đai 3 TP.HCM đi qua những đâu? Bản đồ đường vành đai 3
3.2 Kích cầu du lịch và phát triển bền vững cho các dự án bất động sản
Tuyến đường Hồ Chí Minh giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn từ Bắc vào Nam, đến các tỉnh ven biển và có thể kết nối với các nước khu vực (Thái Lan, Lào…). Lộ trình dễ dàng, giao thông thuận tiện là cơ sở giúp thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Các địa điểm tham quan thắng cảnh, các khu du lịch nghỉ dưỡng có thể liên kết với nhau để thu hút khách hàng nhiều hơn.
Sự phát triển của giao thông, du lịch đã mở ra những tiềm năng lớn cho các dự án bất động sản mà tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua. Sự liên kết vùng miền, phát triển kinh tế cũng giúp cho quá trình giao thương sôi động hơn, góp phần tăng giá trị bất động sản. Đây cũng là một trong những lợi thế về bất động sản mà đường mòn Hồ Chí Minh mang tới cho các nhà đầu tư.
Tham khảo một số thông tin bán nhà đất trên Muaban.net tại đây
4. Khám phá các điểm nổi bật trên đường mòn Hồ Chí Minh
Nếu xem bản đồ đường mòn Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy trên cung đường này có rất nhiều địa điểm nổi bật. Dưới đây là các điểm nổi bật trên một số tỉnh thành mà đường Hồ Chí Minh ngang qua:
- Thanh Hóa: Suối cá thần Mó Ngọc, thành Nhà Hồ, vườn Quốc gia Bến Em, vườn Quốc gia Cúc Phương, di tích Lam Kinh
- Nghệ An: Suối Khe Thần, hang Bua, hang Thẳm Ồm, cột mốc số 0 của đường Trường Sơn, đền Quả Sơn, vườn Quốc gia Pù Mát, Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn)
- Hà Tĩnh: Ngã 3 Đồng Lộc, chùa Tượng Sơn, suối nước nóng Sơn Kim, khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông
- Quảng Bình: hang Tám Cô, Phong Nha – Kẻ Bàng
- Quảng Trị: Khu di tích liệt sĩ Trường Sơn
- Thừa Thiên Huế: Vườn Quốc gia Bạch Mã
- Kon Tum: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, nhà ngục Kon Tum, nhà ngục Đăk Glei
Vì thế, nếu có dịp di chuyển trên cung đường này, bạn nhớ ghé những địa điểm trên để tham quan du lịch, nghiên cứu hoặc khám phá thêm nhiều cảnh đẹp của nước ta. Tuy nhiên, với những ai chưa có dịp đi ngang đường mòn Hồ Chí Minh, thì bạn có thể ghé ngay bảo tàng đường mòn Hồ Chí Minh tại Hà Nội để tham quan một “Trường Sơn” thu nhỏ với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tìm hiểu thêm: Đất quy hoạch là gì? Có nên mua đất quy hoạch không và cần lưu ý gì khi mua đất quy hoạch?
5. Những câu hỏi thông tin hữu ích về đường mòn Hồ Chí Minh ngày nay
Ngoài các thông tin trên thì dưới đây là một số câu hỏi và thông tin hữu ích về đường Hồ Chí Minh mà có thể bạn sẽ gặp như:
5.1 Chiều dài của Đường Mòn Hồ Chí Minh là bao nhiêu kilometer?
Dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh là một công trình quan trọng được Quốc Hội thông qua từ 2004 với chiều dài 3.167km. Trong đó, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh xuất phát từ Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), điểm cuối nằm tại Đất Mũi (tỉnh Cà Mau); tuyến đường chính có chiều dài 2.499km và tuyến đường nhánh phía Tây có chiều dài 684km.
5.2 Tỉnh nào được biết đến với việc có 2 con đường Hồ Chí Minh trên đất liền?
Trong các tỉnh thành mà đường Hồ Chí Minh đi qua, tỉnh Quảng Bình là nơi có 2 con đường Hồ Chí Minh trên đất liền chạy qua (gồm đường Hồ Chí Minh Đông, Hồ Chí Minh Tây). Ngoài ra, Quảng Bình cũng là nơi có hệ thống đường xương cá với nhiều tuyến đường khác nhau như đường 10, 15, 16, đường 20 Quyết Thắng…
5.3 Đường Mòn Hồ Chí Minh đi qua những tỉnh nào trong lịch sử của nó?
Đường mòn Hồ Chí Minh qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử mà tuyến đường của nó cũng có những thay đổi. Dưới đây là những tỉnh thành mà đường Hồ Chí Minh đã đi qua trong lịch sử của mình:
- Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước: Đường mòn Hồ Chí Minh xuất phát từ tỉnh Nghệ An và đã đi qua 11 tỉnh, trong đó có: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước.
- Trong thời kỳ phát triển: Đường mòn Hồ Chí Minh được mở rộng ra và đi qua tổng cộng 28 tỉnh thành, trong đó có: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu lịch sử ra đời, ý nghĩa và những tầm quan trọng của đường mòn Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế, bất động sản. Đặc biệt, nếu đang quan tâm đến việc tìm mua nhà đất ở các khu vực có tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua, bạn có thể tham khảo ngay website Muaban.net. Những dự án bất động sản mới nhất luôn được cập nhật thường xuyên trên Muaban.net với giá hấp dẫn nhất đang chờ đón bạn!
Có thể bạn quan tâm:
– Vân Anh (Content Writer) –