Tuesday, January 14, 2025
spot_img
HomeKiến thức xeÔ tôĐường đôi là gì? Phân biệt với đường 2 chiều và đường...

Đường đôi là gì? Phân biệt với đường 2 chiều và đường 1 chiều

Khi tìm hiểu về giao thông đường bộ chắc chắn bạn sẽ bắt gặp khái niệm “Đường đôi”. Vậy đường đôi là gì? Cách phân biệt đường đôi với các loại đường khác như thế nào? Bạn cần lưu ý gì khi tham gia giao thông trên đường đôi? Đây đều là những thông tin, kiến thức vô cùng quan trọng để tham gia giao thông đúng luật, an toàn. Và tất cả những vấn đề này sẽ được Mua Bán giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Đường đôi là gì? Thế nào là đường 2 chiều? Đường 1 chiều?

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về “đường đôi là gì?”, chúng ta hãy bắt đầu từ khái niệm của các làn đường trong giao thông đường bộ. Mà tiêu biểu chính là đường đôi, đường 2 chiều và đường 1 chiều.

Khái niệm đường đôi là gì?
Khái niệm đường đôi là gì?
  • Đường đôi là gì? Đường đôi lấy dải phân cách được đặt ở giữa đường làm đặc điểm nhận diện. Dải phân cách này phải được xây dựng bằng bê tông, dải đất dự trữ, bó vỉa hoặc hộ lan,… Đường đôi cũng có 2 chiều là chiều đi và chiều về
  • Đường 2 chiều là gì? Đường 2 chiều cũng gồm hai làn đường ngược nhau. Ở giữa đường 2 chiều sẽ có vạch kẻ đường bằng sơn để làm ranh giới phân làn
  • Đường 1 chiều là gì? Đây là đường chỉ cho phép các phương tiện giao thông di chuyển theo một hướng nhất định

Trong ba loại đường trên, có đường đôi và đường 2 chiều là có nhiều điểm chung và dễ gây nhầm lẫn. Đây cũng là ba loại đường giao thông đường bộ phổ biến nhất tại Việt Nam.

Vậy nên những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ nhất định phải hiểu và nắm rõ thông tin liên quan đến những tuyến đường này. Để người tham gia giao thông có thể hiểu rõ hơn về các loại đường này, đặc biệt hiểu “đường đôi là gì?”, Muaban đã có thêm một số ví dụ và thông tin sau đây:

Những trường hợp thực tế được coi là đường đôi

Nhằm giúp người tham gia giao thông hiểu rõ hơn về “đường đôi là gì?”, Muaban đã tổng hợp một số dạng đường đôi phổ biến tại Việt Nam để bạn tham khảo.

Đường đôi có dải phân cách
Đường đôi có dải phân cách biến tấu thành nơi trồng cây, đường dành cho người đi bộ
Dải phân cách
Dải phân cách đường đôi phổ biến nhất là rào chắn bằng kim loại cứng
Đường đôi
Đường đôi có dải phân cách là con kênh, rạch hoặc khoảng đất dự trữ

Ngoài hình ảnh mẫu về đường đôi, bạn còn có một số vấn đề cần lưu ý khi tìm hiểu “đường đôi là gì”:

  • Đặc điểm xác định dễ dàng nhất của đường đôi chính là dải phân cách ở giữa. Nếu con đường đôi bạn hay đi qua được tháo dỡ dải phân cách thì sẽ trở thành đường 2 chiều
  • Trong trường hợp một phía đường của đường đôi cần tu sửa, được rào chắn lại không thể lưu thông và chỉ có thể di chuyển qua nửa phần đường còn lại. Trong trường hợp này thì đó cũng không được coi là đường đôi mà là đường 2 chiều.

Hiện nay đường đôi thường là con đường cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ cao hơn các loại đường còn lại.

>>>Tham khảo thêm: Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu đối với các phương tiện giao thông?

Hướng dẫn đi đúng luật trên đường đôi?

Tham gia giao thông
Tham gia giao thông tại đường đôi một cách an toàn, đúng luật

Để di chuyển trên đường đôi an toàn, đúng luật giao thông, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Theo Luật giao thông đường bộ quy định ở điều 13, xe gắn máy được phép đi ở bất kỳ làn đường nào trên đường đôi. Tuy nhiên càng là phương tiện giao thông có tốc độ di chuyển thấp hơn thì càng phải đi ở phía bên phải của làn đường. Nếu bạn đi xe gắn máy với tốc độ thấp mà di chuyển ở bên trái làn đường thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định
  • Nếu bạn đang di chuyển trên đường đôi và muốn chuyển làn. Vậy bạn cần xi nhan trước để xin đường và chuyển làn từ từ, quan sát các phương tiện phía trước / sau. 

Quy định về tốc độ của các phương tiện khi di chuyển trên đường đôi

Chú ý vận tốc
Chú ý vận tốc khi tham gia giao thông

Ngoài lưu ý về cách di chuyển đúng luật giao thông đường bộ khi lưu thông qua đường đôi. Người tham gia giao thông đừng quên chú ý thêm đến tốc độ di chuyển của phương tiện do mình điều khiển:

  • Theo quy định, các phương tiện cơ giới di chuyển trên đường đôi được sử dụng vận tốc tối đa là 60km/h
  • Các loại xe ô tô 4 chỗ, ô tô 7 chỗ, ô tô chở 30 người trở lên (trừ xe bus), ô tô có tải trọng dưới 3,5 tấn được di chuyển với vận tốc tối đa 90km/h
  • Đối với ô tô chở từ 30 người trở lên, ô tô có tải trọng trên 3,5 tấn được di chuyển với vận tốc tối đa 80km/h
  • Đối với xe bus, xe ô tô đầu kéo, mô tô, xe ô tô chuyên dụng (trừ ô tô trộn vữa/trộn bê tông) được di chuyển với vận tốc tối đa 70km/h
  • Với ô tô rơ moóc, xe trộn vữa, trộn bê tông và các loại xe kéo khác được di chuyển với vận tốc tối đa 60km/h
  • Các loại xe chuyên dụng, xe điện, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự nên di chuyển với tốc độ tối đa 40km/h
Quy định về vận tốc
Quy định về vận tốc khi di chuyển trên đường đôi là gì?

Việc nắm chắc quy định về vận tốc khi điều khiển phương tiện giao thông di chuyển trên đường đôi là vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của người tham gia giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mà bạn còn có thể bị xử phạt nếu điều khiển phương tiện với vận tốc sai quy định.

Mức xử phạt khi đi sai luật tại đường đôi

Mức phạt đối với người chuyển làn không cho phép hoặc không có báo trước sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 VNĐ. 

Nếu đi sai làn đường, không đi bên phải đường theo làn đường được phép di chuyển hoặc đang đi đúng làn lại di chuyển sai làn sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ

Mức xử phạt
Mức xử phạt đối với người tham gia giao thông trên đường đôi sai luật lên đến 3 triệu đồng

Chung quy các trường hợp đi sai làn đường, di chuyển làn đường không cho phép hoặc không báo hiệu trước đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hiện nay người tham gia giao thông có thể bị xử phạt mức phạt lên đến 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ. 

>>>Tham khảo thêm: Phân loại các loại bằng lái xe ô tô hiện hành – Quy định của từng loại bằng

Tuỳ thuộc vào lỗi mà bạn đã vi phạm cũng như loại phương tiện giao thông bạn điều khiển thì cảnh sát giao thông sẽ căn cứ vào quy định và đưa ra mức phạt tương ứng. Vì vậy để không bị xử phạt hành chính bạn hãy chú ý xem kỹ luật tham gia giao thông đường bộ nhé.

Để tham gia giao thông an toàn, bạn có thể tham khảo để mua xe ô tô và kiến thức xe ô tô dưới đây:

Bán xe accent bản full, xe công ty
4
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
HONDA CRV-L 2019, nhập Thái Lan, 1 đời chủ, mới 95%
10
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
KIA SEDONA 3.3 GATH PREMIUM 2020
10
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cty gia đình bán xe Toyota Altis 1.8V màu đen model 2021
10
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
chevrolet captiva 2007 lt số sàn
24
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
chevrolet cruze sx:2016 lt số sàn
19
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Xe công ty thanh lý biển số thành phố
9
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Bán xe LACETI Hàn Quốc, màu đen đời 2011,  chạy được 67000km
4
  • Hôm nay
  • Huyện Củ Chi, TP.HCM
Chính chủ bán xe CRV2.0 sản xuất 2016
5
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bán xe vinfast Lux SA2.0 bản premium
5
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Chính chủ bán xe Toyota Fortuner bản V số tự động
12
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Toyota fotuner 2.7 máy xăng, tự động, 1 cầu nhập thái lan 2017, xe đi
9
honda City 1.5RS sản xuất 2022 như mới
11
  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội
Fotuner máy dầu số sàn 2020 tư nhân hà nội 5 vạn km
16
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Camry nhập mỹ đẹp đăng ký 2010
17
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
MITSUBISHI ZINGER CAO CẤP GLS-2009-MỚI NHƯ XE HÃNG-ZIN 100% KO ĐỐI THỦ
30
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Ford Everest 2012 2x4 AT Limited
4
  • Hôm nay
  • Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Nên tham gia giao thông an toàn
Nên tham gia giao thông đúng luật, an toàn để tránh bị xử phạt

Phân biệt giữa đường đôi và đường hai chiều?

Theo những gì Mua Bán đã tổng hợp và phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đọc cũng đã phân biệt được đường đôi và đường 2 chiều. Để làm rõ vấn đề hơn, bạn có thể cách phân biệt đường đôi và đường 2 chiều sau đây:

  • Đường đôi: Có 2 làn đường và có dải phân cách ở giữa
  • Đường 2 chiều: Có 2 làn đường di chuyển theo hướng ngược nhau và có vạch kẻ đường (nét liền hoặc nét đứt) để chia làn
Cách phân biệt
Cách phân biệt đường 2 chiều với đường đôi là gì?

Ngoài cách phân biệt trên, bạn còn có thể dựa vào biển báo giao thông để phân biệt đường đôi và đường 2 chiều. Xem tiếp nội dung này ngay bên dưới đây để đảm bảo tham gia giao thông an toàn và đúng luật bạn nhé.

>>>Tham khảo thêm: Cập nhật mới nhất về quy định tốc độ xe ô tô 2022

Những biển báo quan trọng liên quan đến đường đôi và đường 2 chiều

Biển báo đại diện cho quy định về luật giao thông, nhắc nhở người tham gia giao thông về cách di chuyển. Mục tiêu là đảm bảo an toàn, duy trì trật tự giao thông. Vì vậy khi tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển các phương tiện giao thông cần nắm rõ nội dung của các loại biển báo.

Biển báo
Một số biển báo quan trọng liên quan đến giao thông đường bộ

Biển cảnh báo đối với đường đôi

Đầu tiên phải kể đến các loại biển cảnh báo đối với đường đôi và đường 2 chiều. Trong đó bao gồm:

  • Biển W.235 – Biển báo đường đôi: Đây là biển báo hiệu sắp tới đoạn đường đôi có dải phân cách cứng. Đây là một loại biển cảnh báo nguy hiểm được đặt ở đầu các đoạn đường đôi. Mục đích nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông chú ý đi đúng phần đường, làn đường quy định
  • Biển W.236 – Biển kết thúc đường đôi: Có nội dung thông báo cho người tham gia giao thông biết sắp kết thúc đoạn đường đôi. Nói cách khác bạn sắp đi hết đoạn đường có dải phân cách ở giữa. Thông thường khi đi hết đường đôi sẽ chuyển đến đoạn đường 2 chiều. Do đó người tham gia giao thông phải chú ý đi đúng làn đường, tránh va chạm với xe đi ở chiều ngược lại do không còn dải phân cách làm chuẩn.
Nội dung biển báo
Nội dung biển báo đường đôi là gì?

Cách phân biệt 2 loại biển báo đường đôi là gì? Đó là:

  • Biển báo bắt đầu đoạn đường đôi có hình vẽ con đường ở phía trên. Còn biển báo kết thúc đường đôi có hình vẽ con đường nằm phía dưới của biển báo

>>>Tham khảo thêm: Vòng Xuyến Là Gì? Cách Đi Vòng Xuyến Đúng Luật Và An Toàn Cho Mọi Người

Biển cảnh báo đối với đường 2 chiều

  • Biển đường 2 chiều – Biển W.204: Biển báo này thường xuất hiện ở những đoạn đường vốn dĩ là đường đôi nhưng đã được rào một phần đường lại. 
    • Lúc này các phương tiện di chuyển theo hai hướng ngược nhau sẽ đi chung trên một phần đường không có dải phân cách. Do đó đây cũng là biển cảnh báo nguy hiểm. 
    • Ngoài ra biển W.204 còn xuất hiện khi bạn chuẩn bị vào con đường đi chung 2 chiều hoặc khi vừa đi hết đoạn đường 1 chiều.
  • Biển W.234 – Biển giao nhau với đường 2 chiều: Đây là biển báo được đặt ở các con đường 1 chiều. Mục đích là cảnh báo người tham gia giao thông sắp di chuyển đến đoạn giao nhau với đường 2 chiều
Biển báo đường 2 chiều
Biển báo đường 2 chiều

Biển chỉ dẫn và nội dung cụ thể

Ngoài một số biển cảnh báo, bạn còn có thể gặp nhiều biển báo chỉ dẫn khi tham gia giao thông. Trong đó có một loại biển báo thường xuất hiện ở những tuyến đường giao nhau, cắt nhau là biển I.407 – biển đường một chiều.

Một số biển chỉ dẫn
Một số biển chỉ dẫn thường gặp

Biển chỉ dẫn này thường xuất hiện ở trước hoặc sau một nút giao trên các tuyến đường. Biển này báo hiệu cho người tham gia giao thông biết sắp đi vào đường một chiều và chỉ đi theo hướng mũi tên chỉ. Khi gặp biển này bạn sẽ không được phép đi quay đầu ngược lại (trừ trường hợp xe ưu tiên).

Biển cấm trong luật giao thông đường bộ

Và còn một loại biển báo giao thông nữa cũng cần người tham gia giao thông chú ý là Biển P.102 – Biển cấm đi ngược chiều. Biển báo này có nội dung là cấm các phương tiện đi vào theo chiều đặt biển.

Biển cấm đi ngược chiều
Biển cấm đi ngược chiều

Biển này thường xuất hiện ở các tuyến đường đôi, đường 2 chiều cũ và giờ đã chuyển thành đường 1 chiều. Do đó các phương tiện cần chú ý khi gặp biển cấm đi ngược chiều để đảm bảo tham gia giao thông an toàn và tránh vi phạm luật giao thông đường bộ.

đường đôi là gì
Muaban vừa giải đáp “đường đôi là gì” cùng những vấn đề có liên quan

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã nắm rõ “đường đôi là gì?” cũng như các thông tin liên quan đến đường đôi. Chúc bạn tham gia giao thông an toàn, đúng quy định của pháp luật. Để cập nhật nhiều tin tức hay và bổ ích về đời sống, đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày bạn nhé.

>>>Xem thêm: Đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô – Các loại đèn cảnh báo và ý nghĩa

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ