“Đúng nhận sai cãi” hiện đang là cụm từ hot Trend trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Tiktok, Facebook, Instagram,… Đúng nhận sai cãi là gì mà được giới trẻ quan tâm nhiều đến vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!
1. Đúng nhận sai cãi là gì?
Đúng nhận sai cãi là một cụm từ được dùng như một câu cầu khiến. Theo đó, khi người nói nói một điều gì đó cho người nghe mà đúng thì người nghe công nhận, còn sai thì người nghe hãy cãi, phản biện lại câu nói đó. Mục đích của câu nói này là miêu tả về một vấn đề tranh luận, bàn cãi việc phải trái, đúng sai giữa các hai hoặc nhiều bên với nhau về một chủ đề.
Dưới góc độ của câu nói hot trend hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội thì nó sẽ mang nghĩa là người nói đưa ra 1 sự thật về người nghe. Sau đó thì người nghe sẽ xác nhận xem điều này là đúng hay sai, đúng thì “nhận” mà sai thì phải “cãi” lại.
2. Hot trend “Đúng nhận sai cãi” có nguồn gốc từ đâu?
Câu nói nằm top xu hướng hiện nay “Đúng nhận sai cãi” xuất hiện trong loạt video TikTok nổi đình đám của tài khoản Cô đồng Trương Hương. Điều khiến nhiều người chú ý và tò mò là những chiếc clip mang đậm phong cách xem bói bổ cau của người này.
Cô Trương Hương luôn giữ giọng điệu dứt khoát, rành mạch, nhanh và mang ngữ khí chắc nịch mỗi khi đặt câu hỏi cho người mình xem bói. Câu nói viral “Đúng nhận sai cãi” được cô ta dùng lặp đi lặp lại nhiều lần và câu nói ấy dần trở thành một “đặc sản” mỗi khi hỏi người xem về chuyện xưa hoặc hoàn cảnh của họ.
Những video bổ cau xem bói của Cô đồng Trương Hương sau đó bỗng lên xu hướng và tăng view chóng mặt. Giới trẻ Việt Nam cũng nhanh chóng đu theo trend này và cũng nhận được rất nhiều phản hồi tích cực nhờ tính hài hước mà nó mang lại. Sau đó, những câu nói khác của cô như “Đúng nhận sai cãi cho cô cái”, “Bổ quả cau của con ra”,… nhanh chóng được lan tỏa trên cả TikTok lẫn Facebook.
3. Giải mã sức nóng của câu nói “Đúng nhận, sai cãi cho cô cái”
Hiện nay, khi chúng ta tìm kiếm cụm từ “đúng nhận sai cãi” trên các công cụ tìm kiếm hoặc các nền tảng mạng xã hội, hàng triệu kết quả ở các định dạng khác nhau được hiện ra. Điều này như lời công nhận sức nóng của câu nói “đúng nhận sai cãi cô cái” hiện nay.
Điều làm nên sự Viral của câu nói “Đúng nhận sai cãi cho cô cái” đó chính là Cô đồng Trương Hương luôn nói câu này mỗi khi bổ quả cau. Câu nói sở hữu tiết tấu với tốc độ cao và thậm chí là có phần dồn dập, ngợp thở nên nhiều lúc sẽ khiến cho người nghe (hay đôi lúc là kể cả người nói) phải phì cười.
Chưa dừng lại ở đó, câu “Đúng nhận sai cãi” khi dùng trong cuộc sống thường ngày cũng phù hợp trong nhiều ngữ cảnh khác nhau nên nhanh chóng được các bạn trẻ yêu thích. Chính vì thế, họ đã vận dụng câu nói này để tạo nên những câu thoại, bình luận thường ngày. Ví dụ như:
- Bổ quả xoài ra tui thấy thiếu muối tôm Tây Ninh. Đúng nhận sai cãi.
- Bổ quả cau này ra, con có 2 mắt, 1 tai, 1 miệng. Đúng nhận, sai cãi cho cô cái.
- Ở Sài Gòn, ly cà phê ngon là ly cà phê làm ta mắc ẻ. Đúng nhận sai cãi.
- Bổ quả dưa, 14 tháng 2 này không ai tặng quà. Đúng nhận sai cãi cho cô cái.
- Bổ quả thanh long này ra, cô toàn thấy hạt là hạt. Đúng nhận, sai cãi thế nào được.
>>> Tham khảo thêm: Ngày 14/2 Là ngày gì? Có ý nghĩa quan trọng như thế nào
4. Trend “Đúng nhận sai cãi” đang Viral trên nền tảng mạng xã hội nào?
Cho tới hiện tại, trào lưu “Đúng nhận sai cãi” cùng với những video hài hước của cô Trương Hương đã Viral trên rất nhiều các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube,… đặc biệt hơn khi trào lưu này còn được nhiều idol trên Douyin dựng lại. Hơn nữa, họ còn biến tấu để gia tăng thêm tính hài hước nên người xem không thể nào không bật cười.
Tuy nhiên, khi mà chúng ta chiêm ngưỡng video xem bói này của chị Trương Hương thì công đoạn này đã được ghi hình trước đó. Vì vậy, người xem và người nghe không thể nào có đủ thời gian để suy nghĩ xem là câu nói này đúng hay sai.
Với trào lưu này, người nghe sẽ dễ dàng bị “thao túng tâm lý” và dẫn tới những nhầm lẫn và tranh luận đầy hài hước. Như vậy, hàng ngàn những tình huống khó đỡ khác cũng đã liên tục diễn ra nên không khí lúc đó là rất thú vị.
Giải thích thêm về Douyin: Đây là một phiên bản khác tương tự TikTok nhưng phiên bản này được tạo dành riêng cho người dùng Trung Quốc và chỉ có ngôn ngữ Trung Quốc. |
5. Giới trẻ Việt đu trend “Đúng nhận sai cãi cho cô cái” trên TikTok
Chắc chắn đây là thời cơ vàng để những TikToker Việt bắt ngay trend “Đúng nhận sai cãi cho cô cái” đến từ màn xem bói của Cô đồng này. Các bạn trẻ Việt Nam đã siêu lầy lội khi thay trái cau thành nhiều loại trái cây phổ biến khác như: Dưa hấu, táo, lê, thanh long,… Độ sáng tạo của những bạn TikToker và Content Creator tại Việt Nam thì không còn gì phải bàn và khiến dân mạng bái phục. Bên cạnh đó, họ còn có thần thái sang chảnh, đầy tự tin, toát lên đúng khí chất của câu nói Viral này.
6. Màn bắt trend nhanh như chớp của các Fanpage và người dùng Facebook
Khi câu “Đúng nhận sai cãi” trở thành xu hướng, nhà nhà người người đã đua nhau bổ trái cây, có quả gì bổ quả đấy. Bên cạnh những bạn trẻ Gen Z đầy sáng trên TikTok, những doanh nghiệp và Fanpage hàng đầu cũng đã bắt trend này và nhận được sự hưởng ứng không hề nhỏ từ người xem. Hơn thế nữa, cũng có nhiều người nổi tiếng áp dụng câu “Đúng nhận sai cãi” làm cho câu nói này Viral lại càng Viral.
Tham khảo ngay những tin đăng việc tìm người lương cao, ổn định
7. Chuyên gia văn hóa nói gì trước hiện tượng cô đồng bổ cau “đúng nhận sai cãi”
Những lời cô đồng này rất cuốn nhưng khiến cư dân mạng cảm thấy nhiều từ ngữ vô lý và nhiều người cho rằng đây không khác gì mê tín dị đoan.
Liên quan đến Trend này, Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là hoạt động mê tín, dị đoan, hoàn toàn không nên theo và không nên tin.
“Rõ ràng bói toán là hành vi mê tín dị đoan, vì vậy mọi người không nên mất tiền vào những việc này”, ông Nguyễn Hùng Vĩ nhấn mạnh.
Cùng với đó, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định:
“Trước đây hoạt động này bị ngăn cấm, mấy năm gần đây nền kinh tế phát triển kéo theo một số hệ luỵ tồn tại khiến lực lượng chức năng khó xử lý. Hiện tượng hầu đồng mấy năm qua cũng có mặt tích cực nhưng cũng có mặt hạn chế như mê tín, dị đoan.
Mặt tích cực của hầu đồng đó là có thể giải thích bằng khoa học như là yếu tố tâm lý tác động vào cá nhân, xã hội cần được giải toả, giải phóng, có thể làm cho con người bớt đi nỗi ưu tư, bớt đi nỗi lo toan. Nếu vi phạm pháp luật về tuyên truyền mê tín dị đoan quan chức năng nên xử lý về mặt hành chính. Bên cạnh đó, người dân phải cảnh giác qua phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho nhân dân”.
Như vậy, tuy đây là một xu hướng mang lại nhiều hài hước đến với giới trẻ nhưng ở một khía cạnh khác thì đây là một việc làm mê tín dị đoan và hơn nữa là vi phạm pháp luật.
8. Nguyên tắc tranh luận chuẩn mực
Bài học rút ra từ Trend “Đúng nhận sai cãi” là quá trình tranh luận cần có thời gian để người khác nói, không nên lấn át người khác khiến họ không có thời gian để suy nghĩ và trả lời.
Bên cạnh đó, việc tranh luận cần có sự đưa ra ý kiến của các bên chứ không phải một người cứ nói mà phía người nghe thì chưa thể đưa ra ý kiến vì người nói lấn lướt và quá nhanh.
Vì vậy, để tranh luận có hiệu quả cần có sự tương tác qua lại và lắng nghe ý kiến của nhau. Điều này cũng nhằm tránh việc tranh luận vô bổ và ảnh hưởng đến nhiều bên.
9. Quy định của pháp luật liên quan đến trend “Đúng nhận sai cãi”
Có thể nhận định rằng Trend “Đúng nhận sai cãi cô cái” là một hiện tượng (có thể) vi phạm pháp luật.
Theo quy định khoản 2, điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, hành vi lợi dụng hoạt động để lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa… và các hình thức tương tự khác để trục lợi sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.
Trong trường hợp việc bói toán gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng. Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc người đã từng bị xử phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm tiếp thì có thể bị xử lý hình sự phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm.
10. Tổng kết
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đã biết được trend đúng nhận sai cãi là gì và những vấn đề xoay quanh trào lưu này. Chúc bạn có những giây phút giải trí thật vui vẻ.
Ngoài ra, bạn hãy theo dõi Mua bán để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản, việc làm,… cũng như kiến thức và kinh nghiệm hữu ích khác.
>>> Xem thêm:
- ChatGPT và cách đăng ký sử dụng ChatGPT đơn giản nhất hiện nay
- Bing Chilling là gì? Nguồn gốc Trend “Bing Chilling” từ đâu?
- “Gia trưởng mới lo được cho em” – Tại sao trend gia trưởng bỗng trở nên phổ biến?