Đơn xin từ chức thường được áp dụng trong những trường hợp người lao động muốn xin thôi việc. Để thể hiện mong muốn của mình, một mẫu đơn từ chức đúng chuẩn là điều không thể thiếu. Cập nhật ngay mẫu đơn xin từ chức mới nhất cùng những quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động trong bài viết sau.
1. Cấu trúc của đơn xin từ chức
Văn hóa từ chức không còn quá xa lạ với người Việt Nam nhưng đôi lúc gây ra cảm giác khó xử cho đôi bên. Dù ở bất kỳ vị trí nào trong một tổ chức, khi viết đơn xin từ chức thì cũng cần đảm bảo các nội dung sau:
1.1. Thông tin cơ quan, đơn vị công tác
Đơn xin từ chức nên được gửi cho người đứng đầu một bộ phận, một doanh nghiệp hoặc ban giám đốc đơn vị. Vì vậy bạn cần viết rõ và đầy đủ họ tên của người nhận đơn kèm theo chức vụ hiện tại của họ.
Ví dụ như: Kính gửi: Giám đốc phòng Marketing Trần Văn Luân.
1.2. Thông tin của người viết đơn xin từ chức
Khi điền thông tin cá nhân vào đơn xin từ chức, bạn cần đảm bảo khai đúng và đủ nội dung được yêu cầu. Chẳng hạn như họ và tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ hiện tại, mã số nhân viên, số căn cước công dân. Ngoài ra có thể còn bổ sung những thông tin liên lạc như số điện thoại, địa chỉ, email.
1.3. Nêu lý do muốn xin thôi giữ chức vụ
Phần lý do là nội dung quan trọng nhất trong lá đơn xin từ chức. Bạn có thể đưa ra nhiều lý do khác nhau, tuy được khuyến khích nói sự thật nhưng đôi lúc nó cũng ảnh hưởng đến quyền riêng tư của mỗi người. Bạn có thể tham khảo một số lý do sau đây:
- Lý do cá nhân: chuyển nhà, vấn đề sức khỏe, vấn đề gia đình.
- Lý do năng lực: khả năng chuyên môn chưa đạt, không phù hợp vị trí hiện tại, kết quả công việc bị ảnh hưởng không tốt, không sắp xếp được thời gian.
Dù lựa chọn lý do nào, bạn cũng cần trình bày thật rõ ràng và hợp lý để đảm bảo đơn xin từ chức được duyệt và không mất lòng của cấp trên.
Tuy nhiên rất ích khi những lý do chủ quan được chấp nhận như: Tình trạng sức khỏe không đảm bảo hiệu suất công việc, khả năng chuyên môn chưa đạt. Điều đó đánh giá trực tiếp đến ý thức và nỗ lực của bản thân mỗi người.
Thông thường lý do được xem là chính đáng mà vẫn nhận được sự đồng tình của người khác chính là tiếp tục chương trình đào tạo sau đại học tại một ngôi trường hoặc đất nước nào đó. Điều này dễ được chấp thuận hơn bởi thể hiện được bạn là người có tính quyết đoán và có ý chí cầu tiến.
1.4. Kết thúc bằng lời cảm ơn và chữ ký
Ở cuối mẫu đơn xin từ chức, bạn cần có đôi lời cảm ơn với người quản lý và những đồng nghiệp đã hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc tại đây. Đây là phép lịch sự tối thiểu, thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ. Đừng quên ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn nhé.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho mọi ngành nghề đúng chuẩn năm 2023
2. Mẫu đơn xin từ chức
Sau đây là vài mẫu đơn xin từ chức được tổng hợp mới nhất mà bạn có thể tham khảo và tải ngay bên dưới.
2.1. Mẫu đơn xin từ chức mới nhất
Đơn xin từ chức được xem như thủ tục thôi việc chính thức và chủ động mà một nhân viên cần thực hiện nếu muốn thôi việc.
>>>Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY
2.2 Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ
Đơn xin thôi giữ chức vụ là mẫu đơn mà một cá nhân đang trong nhiệm kỳ công tác, nhưng với lý do nào đó muốn thôi giữ chức vụ hiện tại đang đảm nhận.
>>>Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY
2.3. Mẫu đơn xin từ chức giám đốc
Giám đốc là một chức vụ lớn và vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó buộc cá nhân phải dừng việc thì cũng cần viết đơn xin từ chức để thể hiện đúng nguyện vọng và trách nhiệm của mình.
>>>Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY
3. Một số lưu ý khi viết đơn từ chức
Ngoài ra, có những lưu ý bạn nên tham khảo qua để quá trình xin từ chức diễn ra suôn sẻ:
3.1 Cân nhắc quyết định từ chức
Trước khi quyết định viết đơn xin từ chức, bạn cần cân nhắc thật kỹ xem bản thân có thực sự muốn ngừng công việc hiện tại không. Việc từ chức không đơn giản là thôi không làm công việc này nữa. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, những mối quan hệ, thu nhập và thậm chí là con đường thăng tiến về sau. Ngoài ra, để bắt đầu một công việc mới bạn cần đối mặt với rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để tìm kiếm và thích nghi.
>>> Tham khảo thêm: Cách làm đơn xin nghỉ phép mới nhất 2023
3.2 Nhanh chóng gửi đơn sau khi quyết định
Nếu giữ chức vụ càng cao, bạn phải nộp đơn xin từ chức càng nhanh càng tốt. Việc thông báo sớm sẽ giúp công ty có thời gian tuyển dụng người mới và sắp xếp công việc cho hợp lý. Hơn nữa việc bàn giao công việc cho nhân viên mới cũng khá phức tạp và đôi lúc bạn cần thời gian để hướng dẫn họ. Điều này thể hiện bạn là người chu đáo và có trách nhiệm trong công việc.
3.3 Đảm bảo văn phong
Khi viết đơn xin từ chức, bạn cần đảm bảo không được viết sai chính tả, không gạch xóa lung tung. Ngoài ra cần xưng hô cho phù hợp và thể hiện được sự kính trọng với cấp trên. Mọi thông tin được kê khai trong đơn đều phải chính xác và bạn tự chịu trách nhiệm.
3.4 Trực tiếp nộp đơn
Sau khi viết xong đơn từ chức, bạn nên là người trực tiếp nộp đơn cho quản lý của mình. Không nên nhờ cậy đồng nghiệp hoặc chỉ gửi email để xin vì sẽ thiếu tôn trọng và không nghiêm túc, chỉn chu.
>>>Tham khảo thêm: Quyết định thôi việc gồm những nội dung gì?
4. Quy định về xin từ chức theo Luật lao động
Việc xin từ chức không còn là vấn đề quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin từ chức theo Luật lao động hiện nay để bảo đảm quyền lợi của mình.
4.1 Nghỉ việc không cần lý do
Hiện nay, người lao động có thể xin nghỉ việc mà không cần có lý do. Tuy vậy cần báo trước theo đúng thời gian quy định với cấp trên và doanh nghiệp để quá trình thay thế người mới được diễn ra kịp thời.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu Đơn Xin Đi Làm Lại – Hướng Dẫn Viết Theo Cấu Trúc Chi Tiết
4.2 Nghỉ việc cần báo trước bao nhiêu ngày?
Theo Bộ Luật lao động năm 2019 tại Điều 35, người lao động có thể đơn phương kết thúc hợp đồng lao động nhưng cần phải thông báo trước cho người sử dụng lao động biết:
- Nếu hợp đồng lao động không xác định thời gian kết thúc thì phải báo trước ít nhất là 45 ngày.
- Nếu hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
- Nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì cần báo trước ít nhất 03 ngày.
Nếu người lao động thuộc một trong những trường hợp sau thì có thể đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước:
- Người lao động không được sắp xếp công việc và địa điểm làm việc theo đúng thỏa thuận.
- Người lao động không được trả lương đúng hạn và trả đủ lương.
- Người lao động bị ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi và lời nói nhục mạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, hoặc bị cưỡng bức lao động.
- Người lao động bị quấy rối đời tư, quấy rối tình dục nơi làm việc bởi bất kỳ cá nhân nào.
- Người lao động nữ mang thai được nghỉ việc theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019 tại Khoản 1 Điều 138.
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trừ những trường hợp có thỏa thuận khác (theo quy định Bộ Luật lao động 2018 tại Điều 169).
- Người sử dụng lao động không trung thực trong quá trình cung cấp thông tin, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
4.3 Người lao động có bắt buộc phải bàn giao công việc khi nghỉ việc không?
Quy định trong Bộ Luật lao động năm 2019 tại Điều 48 cho biết, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không bắt buộc phải bàn giao công việc. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 4 thì người lao động có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Vì vậy, nếu hợp đồng lao động có thỏa thuận về trách nhiệm phải bàn giao công việc trước khi kết thúc hợp đồng thì người lao động cần tuân thủ đúng quy định trên.
4.4 Người sử dụng lao động không có quyền giam lương khi người lao động nghỉ việc
Bộ Luật lao động năm 2019 tại Điều 48 cho biết, trong vòng 14 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động. Trong trường hợp có quy định trì hoãn thanh toán thì cũng không được quá 30 ngày (trong đó có tiền lương lưởng, hoa hồng và phụ cấp).
Như vậy, người sử dụng lao động không có quyền giam lương người lao động quá 30 ngày với bất kỳ lý do nào.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới nhất theo bộ Luật Lao Động
4.5 Thanh toán lương cho ngày không nghỉ phép
Khi nghỉ việc, người lao động được quyền thanh toán lương những ngày phép chưa nghỉ trong năm (theo Khoản 3 Điều 133).
4.6 Được trả sổ BHXH và các giấy tờ khác
Nếu người sử dụng đang giữ sổ BHXH và các giấy tờ khác thì cần hoàn trả lại cho người lao động khi hợp đồng kết thúc.
Theo Khoản 3 Điều 48 của Bộ Luật lao động 2019, người sử dụng lao động cần hòa thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và hoàn trả lại, cùng bản chính của giấy tờ khác nếu có tạm giữ của người lao động.
Đồng thời Khoản 5 Điều 21 cũng nhấn mạnh rằng, người sử dụng lao động cần phải phối hợp với các cơ quan BHXH để trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận rõ thời gian đóng BHXH.
4.7 Người lao động được nhận trợ cấp thôi việc
Căn cứ theo Điều 46 cho biết, người lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để có thể nhận trợ cấp thôi việc:
- Người lao động nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật.
- Người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động.
Nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì người lao động sẽ nhận trợ cấp một nửa tháng lương mỗi năm.
Tiền lương để tính trợ cấp sẽ là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc (theo hợp đồng đã giao trước).
4.8 Người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp
Quỹ BHXH sẽ là bên chi trả trợ cấp thất nghiệp chứ không phải người sử dụng lao động. Để nhận được khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng những điều kiện tại Điều 49 Luật Việc Làm 2013.
Số tiền hưởng hằng tháng = 60% mức trung bình tiền lương tháng đóng BHTN trong 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trong đó:
- Với người lao động thực hiện chế độ lương thưởng do Nhà nước quy định, số tiền hằng tháng không quá 05 lần mức lương tại cơ sở ngay thời điểm chấm dứt hợp đồng.
- Với người lao động thực hiện chế độ lương thưởng ngoài nhà nước, số tiền hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức tối thiểu vùng ngay thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Số tháng người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Người lao động đóng đủ từ 12 tháng đến 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- Người lao động cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ hưởng thêm 01 tháng trợ cấp, tối đa không quá 12 tháng.
Trên đây là những mẫu đơn xin từ chức mới nhất cùng những quy định pháp luật liên quan. Việc tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Truy cập Muaban.net để sở hữu những cơ hội tìm việc làm hấp dẫn trong năm.
Xem thêm những công việc hot nhất tại đây:
>>> Xem thêm:
- Cách Viết Đơn Xin Tăng Lương Và Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết
- Top 6 Mẫu Đơn Xin Miễn Giảm Học Phí Cho Học Sinh, Sinh Viên