Trong văn học và đặc biệt là các tác phẩm văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng được tác giả khéo léo sử dụng để thể hiện nhân vật. Trong đó hình thức tự thoại xuất hiện nhiều trong văn chương và được sử dụng như một hình thức nghệ thuật để xây dựng hình tượng nhân vật.
Qua việc sử dụng, cốt chuyện cũng như các chi tiết và nhân vật được xây dựng có hệ thống và liên kết chặt chẽ. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu về độc thoại trong văn học.
Tìm hiểu về độc thoại
Những khái niệm về các hình thức thoại của nhân vật văn học có thể khiến bạn khó phân biệt. Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm sau đây.
Độc thoại là gì?
Trước hết đây là một hình thức thoại của nhân vật văn học. Qua độc thoại tác giả thể hiện tâm tư, tình cảm quan trọng, nổi bật của nhân vật trong các tác phẩm văn học thường là văn bản tự sự.
Đây hình thức thể hiện bộc bạch lời lẽ của một nhân vật nào đó dưới dạng thành lời nói trong tình huống nhân vật tự nói chuyện với chính mình hoặc nhân vật trong tưởng tượng. Nhìn chung, độc thoại thường bị nhầm lẫn với độc thoại nội tâm, tuy nhiên độc thoại được phân biệt rất rõ ràng với hình thức khác cụ thể là đối thoại và độc thoại nội tâm. Đây là ba hình thức thoại mà tác giả thường sử dụng trong các tác phẩm văn học.
Điểm nhận biết hình thức độc thoại trong các tác phẩm văn học là tác giả thường thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng khi nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự của mình cất tiếng nói.
Phân biệt với độc thoại nội tâm và đối thoại?
Việc phân biệt độc thoại với độc thoại nội tâm và đối thoại khiến rất nhiều người gặp khó khăn khi phân tích các tác phẩm văn học. Bạn có thể tham khảo sự phân biệt các hình thức này như sau:
Sự khác nhau về nội dung
– Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại được xây dựng trong tác phẩm văn học. Hình thức đối thoại giữa các nhân vật được thể hiện ra thành lời khi nhân vật trong cuộc hội thoại cất tiếng nói.
– Độc thoại cũng là hình thức đối đáp nhưng là của nhân vật văn học với chính bản thân mình hoặc ai đó chỉ xuất hiện trong tưởng tượng và được nhân vật hư cấu tạo dựng lên. Hình thức này trong văn học được thể hiện khi nhân vật cất tiếng ra thành lời và không có sự tương tác giao tiếp giữa các nhân vật như đối thoại.
– Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối đáp với chính bản thân mình hoặc một ai đó trong tưởng tượng của nhân vật, mang tính hư cấu nhưng không được thể hiện ra thành lời nó chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật.
Sự khác nhau về hình thức
– Đối thoại được thể hiện dưới dạng các gạch đầu dòng cho mỗi lời nói của nhân vật khi đối đáp lại nhau.
– Độc thoại cũng tương tự đối thoại nhưng chỉ là của một nhân vật và cũng thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng.
– Đối thoại nội tâm thì khác hoàn toàn, được thể hiện thành từng câu văn bản và được đặt trong ngoặc kép hoặc được in nghiêng để thể hiện rõ ràng đây là suy nghĩ của nhân vật và hoàn toàn không cất ra thành lời nói.
Ví dụ về các loại độc thoại
Trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, đoạn đối thoại xuất hiện khi Lão Hạc và ông giáo nói chuyện. Có sự giao tiếp giữa hai nhân vật. Độc thoại xuất hiện khi Lão Hạc nói chuyện với cậu Vàng, chỉ có lời của nhân vật Lão Hạc. Độc thoại nội tâm xuất hiện khi tác giả thể hiện tâm trạng của ông giáo chiêm nghiệm cuộc sống sau khi bán cậu Vàng:
Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và dôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc ( Nam Cao).
Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng con nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (Nam Cao).
Độc thoại thường được sử dụng ở đâu?
Trong văn học Việt Nam
Được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học tự sự, các tác phẩm truyện. Khác với đối thoại, tự thoại để nhân vật tự trò chuyện với chính bản thân mình hoặc một ai đó mà do chính nhân vật tưởng tượng ra.
Vì vậy, khi tác giả để cho nhân vật văn học tự thoại thì đây chính là chi tiết mang nhiều tầng lớp ý nghĩa giúp xây dựng hình tượng nhân vật.
Qua việc để nhân vật tự độc thoại những suy nghĩ, cùng với tâm tư, tình cảm của nhân vật sẽ mang tính nghệ thuật rất cao. Qua đó, gửi gắm thông điệp nhất định mà tác giả muốn gửi tới độc giả.
Các tác phẩm tự sự thành công đều sử dụng ngôn ngữ tự thoại vào việc xây dựng hình ảnh nhân vật. Các tác phẩm của Nam Cao như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời Thừa hay Làng của nhà văn Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài,… đều được tác giả khéo léo sử dụng ngôn ngữ tự thoại để tạo nên hình tượng nhân vật.
Trong “hài độc thoại”
Độc thoại cũng được sử dụng trong hài độc thoại. Đây là thể loại hài kịch với đặc trưng là một nghệ sĩ biểu diễn mà không có các nhân vật trong một cốt chuyện. Nghệ sĩ hài độc thoại sẽ nói trực tiếp với khán giả, điểm hấp dẫn là sự pha trò, kể những câu chuyện hài hước, thậm chí kết hợp với hát và cả các tiết mục ảo thuật.
Đối với các nghệ sĩ hài theo đuổi hài độc thoại, phản ứng tức thời và sự lắng nghe của khán giả là thành công quan trọng nhất. Các khán giả tìm tới hài độc thoại sẽ liên tục nhận được sự thỏa mãn với những câu chuyện hài hước gây cười tức thì.
Nội dung của các tiết mục biểu diễn hài độc thoại rất đa dạng và không có những rào cản về chủ đề hay khuôn mẫu: nghệ sĩ hài thể hiện những câu chuyện thường ngày cho đến những câu chuyện mang tính châm biếm, đả kích xã hội, từ chủ đề đơn giản gần gũi như học đường, bạn bè, gia đình đến những chủ đề nhạy cảm hơn như chính trị, chủng tộc hay tình dục… Tất cả đều được thể hiện khéo léo và hài hước lấy cảm xúc của người xem.
Lợi ích khi áp dụng độc thoại là gì?
Vai trò của độc thoại trong các tác phẩm văn học
Thể hiện tốt hơn tâm tư của nhân vật
Đối thoại làm nổi bật nhân vật qua thái độ, cử chỉ một cách tự nhiên khi giao tiếp, trao đổi với một ai đó. Độc thoại nội tâm xây dựng nhân vật qua suy nghĩ, tâm tư có phần khó hiểu. Đâychính là hình thức thể hiện rất chân thật những tâm tư, tình cảm của nhân vật văn học. Hình thức thể hiện này rất trực quan từ đó độc giả dễ dàng nắm được những suy nghĩ, mong muốn của nhân vật.
Sử dụng ngôn ngữ tự thoại cũng chính là biện pháp tăng tính biểu cảm cho các tác phẩm tự sự. Bởi qua sự tự thoại nhân vật mà những tâm tư, tình cảm được thể hiện sâu sắc hơn.
Dễ dàng gửi gắm thông điệp của tác giả
Nhân vật trong các tác phẩm văn học chính là hình tượng mà các tác giả xây dựng để họ có thể thoải mái bộc lộ những tâm tư, tình cảm một cách gián tiếp. Chính vì vậy, độc thoại giúp gửi gắm những mong muốn mà các tác giả muốn truyền tải đến độc giả của mình.
Qua những chi tiết tự thoại là những lời động viên, là nỗi nhớ, nỗi luyến tiếc hay sự mong ngóng,… Có rất nhiều thông điệp mà tác giả có thể gửi gắm tới độc giả của mình bằng hình thức để nhân vật độc thoại với chính bản thân nhân vât.
Làm tăng tính triết lý cho câu chuyện
Để nhân vật độc thoại giúp tác phẩm mang tính triết lí cao. Từ đó giúp tăng tính thuyết phục và nhận được sự đồng cảm từ phía độc giả dành cho nhân vật của mình, hiểu được câu chuyện mà mình truyền tải. Đây chính là một hình thức nghệ thuật giúp xây dựng hình tượng nhân vật và tác phẩm tự sự.
Vai trò của độc thoại trong hài kịch
Trong ngôn ngữ kịch, tự thoại cũng giúp giải mã những bí ẩn xuất hiện trong chiều sâu nội tâm nhân vật. Độc thoại chính là tiếng lòng của nhân vật với tất cả những buồn, vui, âu lo hay sự trăn trở, cả những hạnh phúc lẫn khổ đau. Tự thoại giúp thể hiện những vấn đề khó giãi bày. Tự thoại trong kịch thường là những ngôn ngữ mang nhiều tính triết lý.
Trong hài độc thoại thì ngôn ngữ này lại chính là yếu tố gây hài. Mang đến sự thư giãn trực tiếp cho khán giả với cách kể chuyện hóm hỉnh. Không cần cốt chuyện, không cần hệ thống, chỉ người nghệ sĩ tự thoại trên sân khấu với những mẫu chuyện cũng đủ để khán giả cười không ngừng.
Tham khảo các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net:
Thể hiện “độc thoại” như thế nào?
Trong các tác phẩm văn học, ngôn ngữ độc thoại được sử dụng khi nhân vật thể hiện những gì chân thật nhất về bản thân của mình. Nói ra được những điều thầm kín, những suy nghĩ mà không thể trình bày hoặc thể hiện ra.
Nếu không sử dụng ngôn ngữ này thì tác giả rất khó để xây dựng thành công hình tượng nhân vật. Vì ngôn ngữ đối thoại chỉ phần nào phản ánh được những mẫu thuẫn trong suy nghĩ tư tưởng của nhân vật.
Việc sử dụng dấu gạch đầu dòng với nhưng câu tự thoại giúp bạn có thể phân biệt với hình thức độc thoại nội tâm. Sau đó, đây cũng là biểu hiện của việc nhân vật đã mang những suy nghĩ nói ra thành lời.
Hoàn cảnh tự thoại thường là khi nhân vật chỉ có một mình. Cũng chính vì vậy mà tự thoại giúp xây dựng hoàn cảnh của nhân vật từ đó thể hiện được chiều sâu trong suy nghĩ của nhân vật.
Trên đây là những phân tích về độc thoại và vai trò quan trọng của ngôn ngữ này trong văn học. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ dễ dàng hơn khi phân biệt các hình thức thoại của nhân vật văn học. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm hiểu các chia sẻ kiến thức về văn học.
>>> Xem thêm:
- 12 Kỹ năng đàm phán hiệu quả có thể bạn chưa biết
- Kỹ năng quản lý bản thân là gì? Cách cải thiện kỹ năng quản lý bản thân