Đất DNL chắc chắn không còn là cái tên xa lạ đối với các đơn vị thi công. Nhưng bạn có biết đất DNL là gì? Sau đây, Muaban.net sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quy định về việc sử dụng, chuyển nhượng đất DNL qua bài viết dưới đây.
1. Đất DNL là gì?
DNL là đất công trình năng lượng và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013. Đây cũng đồng thời được xem là là một tài sản có giá trị và được quản lý chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.
Đất DNL là loại đất đặc biệt được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng trong các hoạt động thi công, xây dựng các công trình năng lượng như:
- Xây dựng nhà máy điện và các công trình phụ trợ như: trạm biến áp, hệ thống làm mát, kho chứa nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu, nhà điều hành, nước thải…
- Xây dựng nhà máy chế biến dầu khí bao gồm: nhà xưởng, nhà máy sản xuất, sửa chữa và bảo dưỡng các nhà máy cùng thiết bị trong phạm vi máy móc, cơ sở kinh doanh và dịch vụ văn phòng,…
- Thi công xây dựng hành lang an toàn của các thiết bị điện cần được khôi phục cùng với cơ sở khai thác nhà ga.
- Xây dựng các hồ, đập chứa, đường nước phục vụ cho các nhà máy thủy điện và các hệ thống truyền tải như nhà máy thủy điện, trạm biến áp, đường dây tải điện, đường dây điện và hệ thống đường ống, kho chứa, máy bơm xăng dầu,…
- Thi công xây dựng các nhà máy chế biến dầu khí, nhà máy điện dầu.
2. Các hành vi bị cấm khi sử dụng đất DNL
Đây là loại đất chỉ được sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình năng lượng và cung cấp điện phục vụ cho đời sống xã hội. Bởi thế, khi tìm hiểu và tìm sử dụng đất DNL, người sử dụng cần phải đặc biệt lưu ý đến các hành vi bị cấm khi sử dụng đất DNL và tuân theo đúng luật sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, người sở hữu đất DNL phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản, bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Các hành vi vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo pháp luật. Các hành bị cấm được quy định rõ tại điều 12 Luật Đất đai năm 2013 cụ thể như sau:
- Nghiêm cấm việc lấn chiếm hoặc có hành vi huỷ hoại đất đai.
- Không được vi phạm quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất đã ban hành trước đó.
- Chủ sở hữu không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng với mục đích quy định ban đầu.
- Nghiêm cấm thực hiện các hành vi không đúng quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Chủ sở hữu không được phép nhận hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật.
- Không sử dụng đất hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến đất DNL mà không đăng ký với bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào.
- Không thực hiện và/hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với đất công trình năng lượng của Nhà nước.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cung cấp thông tin đất không chính xác, làm trái các quy định về quản lý đất đai.
- Không được phép gây cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tham khảo các tin đăng bán đất uy tín tại Muaban.net: |
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được nhà nước giao đất DNL
Theo quy định tại điều 173 của Luật Đất đai năm 2013, quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất DNL không thu tiền sử dụng đất như sau:
- Tổ chức được Nhà nước giao đất DNL không thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại điều 166 và 170 của Luật này.
- Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho hoặc cho thuê quyền sử dụng đất; không thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ chung của tổ chức được Nhà nước giao đất DNL được quy định như sau:
- Theo điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định quyền chung của tổ chức hay chủ sở hữu sử dụng đất DNL được Nhà nước giao cho cụ thể như sau:
- Chủ sở hữu sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (viết tắt là GCN).
- Các tổ chức được giao quyền sử dụng đất DNL được quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Tổ chức được giao quyền sử dụng đất DNL có quyền hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất.
- Khi sở hữu đất DNL, chủ sở hữu sẽ được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất.
- Tổ chức được giao quyền sử dụng đất DNL sẽ được Nhà nước bảo hộ khi có bất kì cá nhân hay tổ chức nào khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Chủ sở hữu có khả năng được bồi thường các khoản khác khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
- Chủ sở hữu hay tổ chức sở hữu có quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
- Theo điều 170 Luật Đất đai 2013, nghĩa vụ chung của người sử dụng đất DNL được nhà nước được quy định như sau:
-
- Người sở hữu đất DNL bắt buộc phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, yêu cầu phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chủ sở hữu đất DNL phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng.
- Chủ sở hữu đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và các biện pháp bảo vệ đất.
- Được yêu cầu phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
- Đặc biệt tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật thể trong lòng đất.
- Buộc phải giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Ngoài ra, chủ thể sở hữu đất DNL được nhà nước giao còn có những quy định riêng để phân biệt với các chủ thể khác như: không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho hay cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp hoặc đầu tư quyền sử dụng đất.
Tham khảo thêm: Giải đáp phí môi giới nhà đất là bao nhiêu năm 2023?
4. Quy định về việc chuyển đổi mục đích đất công trình năng lượng
4.1 Hồ sơ xin chuyển đổi mục đích đất công trình năng lượng
Khi lập hồ sơ chuyển đổi mục đích đất công trình năng lượng, chủ sở hữu đất DNL cần phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau đây:
- Hồ sơ hay đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau khi hoàn thiện, chủ sở hữu đất DNL phải nộp hồ sơ đến văn phòng, cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin xét duyệt.
Tham khảo thêm: Cách xác định vị trí thửa đất trên bản đồ trên Google Map
4.2 Quy trình xin chuyển đổi
Hiện nay, do mắc phải các vấn đề khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nên đất công trình năng lượng đang trong tình trạng bị bỏ hoang khá nhiều, có khả năng gây thất thoát đất đai về lâu dài hoặc tài nguyên đất năng lượng sẽ bị lãng phí, tổn thất. Chính vì vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng là điều cần thiết đối với chủ sở hữu và đối với đất đai. Vì thế, người sở hữu đất DNL cần am hiểu về pháp luật và hiểu rõ về quy trình xin chuyển đổi mục đích sử dụng để tránh mắc phải các sai lầm liên quan đến pháp luật.
Quy trình xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất cụ thể theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Chủ sở hữu cần gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.
- Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ; sau đó tiến hành khảo sát, kiểm tra và xét duyệt.
- Bước 3: Sau khi hoàn tất bước kiểm duyệt, chủ sở hữu sẽ tiến hành ký cam kết về quy định sử dụng đất.
- Bước 4: Sau khi ký cam kết, chủ sở hữu đất sẽ chờ nhận quyết định cuối cùng và tiến hành khai thác, quy hoạch.
4.3 Lệ phí chuyển đổi đất DNL
Theo quy định tại khoản 1 điều 7 nghị định 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về mức phí chuyển đổi như sau:
- Lệ phí trước bạ = Diện tích đất x Giá đất x Lệ phí 0.5%
- Thuế thu nhập cá nhân sẽ trên 25% thu nhập tính thuế
- Một số lệ phí đi kèm khác như phí địa chính, phí thẩm định.
5. Lời kết
Tóm lại, việc sử dụng và chuyển nhượng đất DNL là một lĩnh vực có tính pháp lý cao và được quản lý chặt chẽ. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật là rất quan trọng để đảm bảo việc sử dụng đất DNL được an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Qua bài viết trên, Muaban.net đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về đất DNL là gì, những quy định sử dụng và chuyển nhượng đất. Hãy theo dõi để nhận thêm nhiều thông tin về nhà đất mới nhất nhé!
Xem thêm:
- Đất ODT là gì? Những quy định khi sử dụng đất ODT cần biết.
- DCH là đất gì? Thông tin về quyền sở hữu và quy định mới nhất 2023.
- DGD là đất gì? Thông tin cần biết về đất giáo dục.