Điều quan trọng đầu tiên mà các cử nhân ngành kỹ sư xây dựng mong muốn tìm kiếm việc làm đó là chuẩn bị một bản CV xin việc xây dựng thật hoàn chỉnh để gửi đến nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để CV của bạn được đánh giá cao? Cùng tìm hiểu cách viết CV xây dựng ấn tượng qua bài viết sau của Mua Bán nhé!
I. Hướng dẫn cách viết CV xin việc xây dựng chi tiết
Dựa vào CV xin việc xây dựng, nhà tuyển dụng sẽ đối chiếu và sàng lọc những ứng cử viên đáp ứng được tiêu chí của công việc để bước vào vòng phỏng vấn.
Cụ thể các bước viết CV xin việc xây dựng như sau:
1. Thông tin liên hệ
CV xin việc xây dựng sẽ bắt đầu với phần thông tin cá nhân và thông tin liên lạc của bạn. Cụ thể những yếu tố cần có trong phần này bao gồm: Họ & tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm đường dẫn đến website cá nhân để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Phần thông tin cá nhân nên viết một cách súc tích, ngắn gọn không chiếm dụng quá nhiều không gian trong bản CV xin việc xây dựng.
Ví dụ:
- Nguyễn Văn A
- Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.
- Mobile: 038 43000121
- Email: nguyenvana@gmail.com
- Website: https://www.linkedin.com/in/nguyena/
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Phần tiếp theo trong CV xin việc xây dựng là tóm tắt sự nghiệp hoặc mục tiêu nghề nghiệp. Ở phần này, bạn cần đảm bảo có thể mô tả bản thân là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí đang tuyển dụng.
Nội dung phần này bao gồm:
- Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trên con đường phát triển sự nghiệp.
- Tính cách, sở thích, phong cách làm việc nổi trội cùng những vai trò đã đảm nhận.
Thông thường CV xin việc sẽ phụ thuộc vào giai đoạn nghề nghiệp của bạn. Nếu sự nghiệp của bạn chỉ mới bắt đầu và đang tìm kiếm lĩnh vực phù hợp thì bạn cần tạo nhiều CV xin việc xây dựng cho từng vị trí. Còn nếu hướng đến các mục tiêu cao hơn thì hãy làm phong phú CV bằng những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng.
3. Trình độ học vấn
Hiện nay có không ít kỹ sư xây dựng sở hữu tấm bằng loại giỏi và trình độ chuyên môn cao. Đây là phần để bạn làm nổi bật thành tích học tập và mức độ phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Trong CV xin việc xây dựng, hãy cung cấp mốc thời gian được đào tạo, điểm tốt nghiệp và bất kỳ một giải thưởng nào đã đạt được ở trường Đại học. Ngoài ra, tất cả các chứng chỉ, nghiệp vụ hay khóa học liên quan đến xây dựng cũng nên được liệt kê chi tiết trong phần này.
Ví dụ:
- Đại học Kiến Trúc Hà Nội (2018-2022)
- Chuyên ngành: Kỹ thuật công trình
- Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi
- Điểm trung bình: 8.0
4. Kinh nghiệm làm việc
Đây là mục quan trọng nhất trong CV xin việc xây dựng, nên bạn cần đầu tư nhiều thông tin chất lượng cho phần này. Thông qua kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng.
- Với người chưa có kinh nghiệm
Nếu bạn mới bắt đầu tìm việc trong ngành kỹ sư xây dựng, đầu tiên hãy đưa thông tin của những công việc trước đó minh chứng cho sự phù hợp với nghề nghiệp. Ví dụ, bạn đã từng làm công việc hành chính văn phòng có thể giải thích rằng công việc này giúp bạn rèn luyện thêm kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian và hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào CV công việc xây dựng bất cứ kinh nghiệm làm việc không lương liên quan đến ngành xây dựng. Đây sẽ là yếu tố thể hiện niềm đam mê và động lực của bạn với lĩnh vực này, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Với người đã có kinh nghiệm
Nếu bạn đã có sẵn kinh nghiệm thì đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện kỹ năng của mình với tư cách là một kỹ sư xây dựng chất lượng cao. Hãy tập trung vào kinh nghiệm sẵn có, đồng thời loại bỏ những vị trí không liên quan tới công việc đang ứng tuyển.
Mỗi vị trí công việc được mô tả trong CV xin việc xây dựng cần đảm bảo đầy đủ những thông tin:
- Chức vụ làm việc.
- Tên công ty.
- Thời gian làm việc.
- Tóm tắt nhiệm vụ trong công việc.
- Những kỹ năng và kinh nghiệm học được qua công việc đó.
- Thành tựu, giải thưởng mà bạn đạt được từ vị trí đó.
Ví dụ:
- Kỹ sư công trình (09/2021 – Hiện tại)
- Công ty cổ phần S-house
- Giám sát thi công, thiết kế, chỉ đạo dự án xây dựng đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
- Thực hiện phân tích dữ liệu và khảo sát thực tế công trình.
- Đánh giá chi phí, nguyên vật liệu cho dự án.
- Báo cáo tiến độ thi công các bên liên quan.
- Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và quản lý ngân sách theo từng giai đoạn thi công.
5. Kỹ năng liên quan
Phần kỹ năng trong CV xin việc xây dựng thường sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn lựa ứng viên của nhà tuyển dụng. Trước khi viết CV xin việc xây dựng, bạn hãy liệt kê cụ thể những kỹ năng liên quan và phù hợp nhất mà bản thân thành thạo cùng chứng chỉ (nếu có).
Cụ thể những kỹ năng liên quan đến ngành kỹ sư xây dựng mà bạn có thể liệt kê vào CV bao gồm:
Kỹ năng mềm
- Quản lý công việc, đội nhóm
- Kỹ năng tổ chức
- Tư duy phản biện
- Chịu được áp lực công việc
- Kỹ năng giao tiếp
- Sức khỏe tốt
Kỹ năng cứng
- Thành thạo các phần mềm thiết kế bản vẽ như: Shop Drawing, AutoCAD.
- Kỹ năng vẽ thi công và thiết kế mô hình hóa tòa nhà.
- Kiến thức về vật liệu và những vấn đề liên quan đến an toàn xây dựng.
- Tính toán kết cấu công trình.
- Kỹ thuật thi công.
6. Một số thông tin khác
Bên cạnh những mục trên thì trong CV xin việc xây dựng bạn có thể đề cập đến trình độ ngoại ngữ của bản thân hoặc những mối quan tâm gần đây của mình. Ví dụ:
Về phần sở thích, cho thấy sự phù hợp nhất định của bạn với vị trí công việc đang tuyển dụng. Cụ thể, bạn thích thể thao, tập gym, điều này chứng tỏ bạn đáp ứng đủ sức khỏe để tham gia vào những dự án xây dựng với môi trường khắc nghiệt, áp lực.
Về khả năng ngoại ngữ, nếu bạn làm việc trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó sẽ không cần thiết. Nhưng ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài hay môi trường tập đoàn lớn sẽ bắt buộc có chứng chỉ này. Tùy vào vị trí ứng tuyển mà bạn hãy cân nhắc có nên đưa mục này vào CV xin việc xây dựng của mình không.
Xem thêm: CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp
Tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm xây dựng tại Muaban.net:
II. Mẫu CV xin việc cho ngành xây dựng ghi điểm với nhà tuyển dụng
Một chiếc CV ấn tượng sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng hơn. Dưới đây là những mẫu CV được kỹ sư xây dựng thiết kế theo chuẩn, xu hướng hiện đại phù hợp cho cả sinh viên và người có kinh nghiệm.
1. CV cho sinh viên mới ra trường
Bạn là những cử nhân xây dựng mới chân ướt, chân ráo tìm kiếm cơ hội trên con đường sự nghiệp. Chắc chắn để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu, bạn phải đầu tư rất nhiều cả về thời gian lẫn công sức. Tham khảo một số mẫu CV dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
⇒ Tải CV TẠI ĐÂY
⇒ Tải CV TẠI ĐÂY
Xem thêm: Cách viết CV xin việc cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
2. CV kỹ sư xây dựng cho người đã có kinh nghiệm
Kinh nghiệm trong ngành xây dựng là một lợi thế lớn, giúp ứng viên có thể triển khai tốt trong CV của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trình bày những lợi thế nổi bật về kinh nghiệm, kỹ năng, dự án từng tham gia thực sự “cuốn” được nhà tuyển dụng, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài.
Nếu bạn chưa biết cách làm nổi bật bản thân, hãy tham khảo qua cách trình bày CV chuẩn chỉnh theo mẫu dưới đây, kết hợp với một ngoại hình sáng, đẹp sẽ là điểm cộng cho bạn.
⇒ Tải CV TẠI ĐÂY
⇒ Tải CV TẠI ĐÂY
3. CV xin việc xây dựng bằng tiếng Anh
Khi ngành xây dựng đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, để có được một vị trí tốt trong ngành nghề này, ngoài kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ.
CV xin việc xây dựng bằng tiếng Anh, tất cả nội dung đều phải được trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Anh, với câu từ, thuật ngữ chuẩn chỉnh thường được sử dụng trong một CV tiếng Anh.
Tải CV: TẠI ĐÂY
Tải CV: TẠI ĐÂY
Xem thêm: Cách viết CV xin việc giáo viên “hạ gục” nhà tuyển dụng
Mời bạn tham khảo các công việc làm thêm Tết được đăng tin tuyển dụng tại Muaban.net:
III. Bí quyết viết CV xin việc xây dựng nổi bật
Dù kết quả học tập của bạn có xuất sắc đến đâu nhưng nếu không biết cách tạo nên một chiếc CV đẹp và đúng chuẩn thì bạn vẫn có nguy cơ bị loại. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết cho bạn khi viết CV xin việc xây dựng:
- Thiết kế CV phù hợp với từng vị trí tuyển dụng: Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không ấn tượng với những bản CV được sao chép y chang nhau trên mạng Internet. Vì vậy, bạn nên dành thời gian điều chỉnh bản CV của mình sao cho phù hợp với vị trí công việc mà công ty đang ứng tuyển.
- Trình bày bố cục, màu sắc hợp lý: Một mẫu CV xin việc xây dựng có bố cục rõ ràng, hợp lý, không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ mà còn thể hiện khả năng tư duy logic của bạn. Đây hơn hết là điều mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ở những ứng viên tiềm năng.
- Tránh viết sai chính tả, lỗi font: Chỉ một lỗi sai chính tả duy nhất cũng sẽ vô tình đem lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không muốn bản thân bị đánh giá là người cẩu thả, không chuyên nghiệp, thì hãy kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả trong bản CV trước khi gửi nó đến tay nhà tuyển dụng.
- Hạn chế những thông tin không cần thiết: Ngoài lỗi chính tả, thì bản CV trước khi gửi đến nhà tuyển dụng cần tránh những thông tin dư thừa, không cần thiết như: cung hoàng đạo, chiều cao, cân nặng, thần số học,… Những thông tin này chỉ khiến chiếc CV xin việc xây dựng bị “mất giá” trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem thêm: CV Xây dựng – Hướng dẫn cách sở hữu CV xin việc ngành xây dựng hoàn hảo
Lời kết
Trên đây là tổng hợp cách viết CV xin việc xây dựng cũng như những lưu ý trong cách trình bày, giúp bạn có một bản CV chuyên nghiệp và thành công với sự lựa chọn của mình. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì có thể tham khảo nhiều đầu việc hấp dẫn tại chuyên mục việc làm của kênh Muaban.net nhé!
Xem thêm:
- Cách viết CV xin việc giáo viên mầm non chuẩn chỉnh nhất
- Top 10 mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp, gây ấn tượng
- Các mẫu CV xin việc spa chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng