Cúng đầy tháng bé gái và cách tính ngày để làm đầy tháng cho bé gái như thế nào? Những lễ vật cần thiết và chuẩn bị bài trí mâm cúng đầy tháng bé gái sao cho chuẩn? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu bài cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn nhất cũng như những lưu ý cần biết khi cúng đầy tháng ngay dưới đây
1. Lễ đầy tháng là gì ?
Để tìm hiểu được nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái, bạn nên tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của lễ đầy tháng, cụ thể:
1.1 Nguồn gốc của việc cúng đầy tháng cho bé gái
Thực ra, nguồn gốc của cúng đầy tháng mỗi vùng, mỗi nơi sẽ có những nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, trong các câu chuyện đều nói về các Đức Ông và Bà Mụ, đánh dấu sự ra đời của các em bé – là những thành viên mới trong gia đình. Nguồn gốc của cúng đầy tháng bắt nguồn từ câu chuyện mỗi đứa trẻ sẽ được 12 Bà Mụ nặn ra.
Mỗi Bà Mụ sẽ nặn cho đứa trẻ một bộ phận khác nhau trên cơ thể như mắt, mũi, chân, tay… Việc đứa trẻ đẹp hay xấu cũng là kết quả của sự nắn tạo từ các Bà Mụ. Chính vì thế, khi đứa trẻ được ra đời khỏe mạnh và tròn tháng thì cha mẹ phải thực hiện cúng đầy tháng bé gái để cảm ơn Bà Mụ và Đức Ông đã nặn và giúp cho “mẹ tròn con vuông”.
1.2 Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng cho bé gái
Cúng đầy tháng bé gái là một trong những nét văn hóa truyền thống được lưu lại từ rất lâu của người Việt. Cúng đầy tháng là một trong những mốc quan trọng đánh dấu những thời khắc quan trọng nhất của một đứa trẻ. Lễ cúng mang ý nghĩa cảm ơn sự đỡ đầu, hỗ trợ của Tổ tiên và 12 Bà Mụ đã giúp cho đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, người mẹ được bình an. Ngoài ra, cúng đầy tháng còn mang ý nghĩa khẳng định gia đình, xã hội đối với sự xuất hiện của thành viên mới.
1.3 Theo dân gian thì 12 Bà Mụ (Mẹ Sanh) là ai?
Bạn thường nghe đến 12 Bà Mụ, vậy thì 12 Bà Mụ đã tham gia nặn và tạo hình nên một đứa trẻ, họ là ai?
- Bà Trần Tứ Nương: Chuyên phụ trách việc sinh đẻ (hay còn gọi là chú sinh)
- Bà Vạn Tứ Nương: Chuyên phụ trách việc thai nghén (hay còn gọi là chuyển sinh)
- Bà Lâm Cửu Nương: Chuyên phụ trách việc thụ thai (hay còn gọi là thủ thai)
- Bà Lưu Thất Nương: Chuyên phụ trách việc nặn tạo hình giới tính nam/nữ cho đứa trẻ
- Bà Lâm Nhất Nương: Chuyên phụ trách việc chăm sóc bào thai (hay còn gọi là an thai)
- Bà Lý Đại Nương: Chuyên phụ trách việc chuyển dạ của thai phụ
- Bà Hứa Đại Nương: Chuyên phụ trách việc khai hoa nở nhụy (hay còn gọi là hộ sản)
- Bà Cao Tứ Nương: Chuyên phụ trách việc ở cữ của người mẹ (hay còn gọi là dưỡng sanh)
- Bà Tăng Ngũ Nương: Chuyên phụ trách việc chăm sóc trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bảo tống)
- Bà Mã Ngũ Nương: Chuyên phụ trách việc bế bồng, ẵm trẻ (hay còn gọi là tống tử)
- Bà Trúc Ngũ Nương: Chuyên phụ trách việc trông coi giữ trẻ (hay còn gọi là bảo tử)
- Bà Nguyễn Tam Nương: Chuyên phụ trách việc chứng kiến và giám sát quá trình sinh đẻ
Mỗi Bà Mụ trong dân gian đều có những trọng trách và công việc cụ thể khác nhau để cho một đứa trẻ xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái Khỏe Mạnh Theo Dân Gian
2. Tham khảo cách tính đầy tháng cho bé gái
Để chuẩn bị cúng đầy tháng bé gái cho chỉnh chu và đầy đủ thì bạn cần phải biết cách tính ngày làm lễ đầy tháng. Theo quan niệm của ông bà xưa thì đầy tháng cho bé sẽ tính theo lịch âm, cụ thể là tính theo “gái lùi 2, trai lùi 1”. Nghĩa là cúng đầy tháng bé gái sẽ được làm sớm 2 ngày còn ngày đầy tháng bé trai thì lại làm sớm 1 ngày so với ngày chính.
Ví dụ: bé gái sinh vào ngày 20 – 4 (âm lịch) thì ngày đầy tháng sẽ được làm vào ngày 18 – 4 (âm lịch)
Giờ tiến hành cúng đầy tháng bé gái thì bố mẹ có thể lựa chọn khung giờ 7h-11h hoặc 15h-17h. Nếu bố mẹ kỹ hơn thì có thể chọn cúng giờ theo tuổi (âm lịch) để tránh được sự xung khắc với cung mệnh của bé. Hiện nay, xã hội hiện đại ngày nay có những đổi mới và không quá khắt khe như trước nên nhiều bố mẹ áp dụng ngày dương lịch để làm lễ đầy tháng cho bé. Việc áp dụng ngày dương này cũng không quá ảnh hưởng và bạn cũng có thể áp dụng cách tính “gái lùi 2, trai lùi 1” như trên.
3. Bộ lễ vật cần thiết trong mâm cúng đầy tháng cho bé gái
Dù bạn chọn cách cúng đầy tháng cho bé gái theo vùng miền nào thì cũng cần phải chuẩn bị bộ lễ vật cần thiết trong mâm cúng. Vậy lễ vật cúng đầy tháng gồm những gì?
3.1 Tham khảo lễ vật cúng cho 12 Bà Mụ và bà Chúa
- 12 dĩa xôi gấc hoặc xôi đậu và 1 phần xôi lớn hơn.
- 12 chén cháo nhỏ và 1 phần cháo lớn hơn.
- 12 dĩa bánh hỏi kèm theo thịt quay, 12 ly rượu trắng nhỏ. Hoặc bạn có thể thay thể bằng 12 quả trứng vịt và 12 ly nước trắng nhổ và thêm 1 phần lớn hơn những món trên.
- Hài xanh chuẩn bị 12 đôi và 1 đôi lớn hơn.
- 12 nén vàng xanh đều nhau và 1 phần nén vàng xanh lớn hơn.
- Váy áo đẹp màu xanh 12 bộ và chuẩn bị thêm 1 bộ váy áo xanh lớn hơn.
- 12 miếng trầu được têm cánh phương và 1 miếng trầu têm cánh phượng lớn hơn.
- Đồ chơi bằng nhựa hoặc bằng sứ/sành gồm có: xe cộ, nón mũ, chén cốc, bát đũa… và 1 bộ tương tự nhưng kích thước lớn hơn.
- 1 bộ tam sên gồm có trứng gà/trứng vịt, thịt heo luộc, tôm/cua.
- 12 phần phẩm oản bánh kẹo, hoa quả và chuẩn bị thêm 1 phần phẩm oản lớn hơn.
- Hoa tươi nhiều màu, bát hương, tiền vàng, cốc nước…
3.2 Tham khảo lễ vật cúng cho Đức Ông và 3 Đức Thầy
Đức ông, 3 Đức thầy gồm có thánh sứ, tiên sư, tổ sư là những người truyền nghề nghiệp lại cho trẻ. Lễ vật cúng gồm có:
- Gà luộc chéo cánh: 1 con
- Cháo : 1 tô lớn
- Chè: 1 tô lớn
- Xôi: 3 dĩa lớn
- Thịt quay: 1 miếng và dĩa hoa quả gồm có 5 loại quả bất kỳ, trầu cau, rượu và tiền vàng giấy
3.3 Lễ vật để cúng cho Thần Tài, Thổ địa, gia tiên trong nhà
Trong quá trình cúng đầy tháng bé gái thì bạn không thể quên lễ vật cho bàn thờ Tổ tiên, Thổ Địa, Thần Tài gồm có:
- Mâm ngũ quả
- Chè: 1 bát
- Xôi: 1 dĩa
- Nước lọc: 3 ly
- Hoa tươi nhiều màu sắc, hương
- Bộ tam sên gồm thịt luộc, trứng, tôm/cua
Tham khảo các tin đăng việc làm hợp phong thủy dưới đây từ Mua Bán:
Tìm hiểu thêm: Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn khấn và Bài cúng
4. Cách xếp bàn, bày trí mâm cúng cho bé gái đơn giản, đầy đủ
Để tiến hành cúng đầy tháng bé gái, bạn cần phải sắp xếp cũng như bày trí mâm cúng cho bé được đầy đủ và chỉn chu nhất. Sắp xếp đầy đủ rất quan trọng vì thể hiện được sự thành kính, tôn trọng đến Thần linh và ông bà Tổ tiên. Để sắp xếp bàn và bày trí thì bạn cần chuẩn bị 2 bàn gồm có:
- Bàn nhỏ được xếp phía trước để bày biện các lễ vật cúng Đức Ông
- Bàn lớn được xếp phía sau và cần cao hơn khoảng 10cm để bày các lễ vật cúng cho 12 Bà Mụ
Khi bài trí, bạn nên sắp xếp chè, cháo và xôi ở 2 bên cạnh bàn còn gà luộc thì đặt ở vị trí giữa bàn. Bình hoa nên đặt ở phía Đông còn các lễ vật cũng như hoa quả thì cần bài trí ở phía Tây (Đồng bình, Tây quả). Bạn nên sắp xếp các món một cách gọn gàng để mâm cúng được đẹp mắt hơn.
5. Bài văn phát nguyện đầy tháng cho bé gái
Cúng đầy tháng bé gái sẽ không thể thiếu được bài cúng đầy tháng cho bé gái. Bạn có thể tham khảo bài văn phát nguyện đầy tháng dưới đây:
“Nam mô A Di Đà Phật (khấn và lặp 3 lần); Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát
Con xin kính lạy Đệ nhất thiên tỷ đại tiên chúa; con xin kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa; con xin kính lạy đại tiên chúa Đệ tam Thiên Mụ; con xin kính lạy Tiên Nương Tam thập lục cung chư vị.
Hôm này ngày… tháng… năm… (Âm lịch)
Vợ chồng chúng con là…. có sinh được một bé gái đặt tên là…
Chúng con hiện đang ngụ tại…. (địa chỉ nhà). Nhân ngày đầy tháng, chúng con xin thành tâm dâng hương hoa cùng lễ vật bày lên trước các vị tôn thần kính cẩn trình tâu:
Nhờ ơn thập phương chư Phật cùng các chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh thổ công địa mạch, thổ địa chính thần cùng tổ tiên nội ngoại cho con sinh ra cháu tên là… sinh ngày… được mẹ tròn con vuông.
Cúng xin các chư vị chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì, chở che cho cháu được ăn ngon ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô tật vô bệnh, vô hạn vô ách; phù hộ cho cháu được thông minh, sáng lạng, bình yên, kiếp kiếp được vinh hoa phú quý. Gia đình con xin được Phúc Thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan và bốn mùa không hạn ách, không lo nghĩ. Xin thành tâm kính lễ và cúi xin được các chư vị chứng giám lòng thành. Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần).”
Khi đã khấn xong thì mẹ hoặc bố bế trẻ lại vái trước án 3 lần, và tạ lễ sau 3 lần hương. Sau đó, gia đình tiền hành hóa vàng và trong quá trình hóa thì vẩy rượu lên. Kết thúc lễ cúng đầy tháng bé gái thì mọi người cùng thụ lộc để chúc bé có được mọi điều tốt lành.
Tìm hiểu thêm: Văn Khấn Ông Địa Đầy Đủ, Chuẩn Tâm Linh Cầu Tài Lộc, Bình An
6. Cách cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ nghi thức
Để cho cuộc đời đứa trẻ được thêm phần thuận lợi, bố mẹ có thể tham khảo cách cúng đầy tháng bé gái với những nghi thức cụ thể như:
6.1 Bài cúng đầy tháng cho bé gái
Để tổ chức ngày đầy tháng được chu đáo, bố mẹ cần phải chuẩn bị bài cúng phù hợp để tiến hành làm lễ. Việc chuẩn bị này sẽ thể hiện được sự tôn trọng cũng như lòng thành kính dành cho ông bà Tổ tiên và các vị thần linh.
6.2 Nghi thức đặt tên
Khi đã làm lễ cúng đầy tháng bé gái, bố mẹ sẽ tiến hành nghi thức đặt tên con. Thông thường, bố mẹ sẽ nghĩ sẵn tên và lấy 2 đồng xu cổ làm từ bạc thật rồi gieo vào dĩa. Nếu như có 1 mặt úp còn 1 mặt ngửa thì chứng tỏ tên đã được tổ tiên ưng thuận và chứng giám. Còn nếu 2 mặt đều ngửa hoặc 2 mặt đồng xu đều úp lại thì nên gieo lại. Còn trường hợp gieo 3 lần vẫn không được thì bố mẹ nên nghĩ thêm cái tên khác để tiến hành lại.
6.3 Nghi thức khai hoa
Nghi thức khai hoa còn được gọi là nghi thức bắt miếng trong dân gian. Bé sẽ được đặt ở vị trí giữa bàn, bố mẹ sẽ tiến hành rót trà rồi thắp hương để xin phép được bắt miếng. Trước đó, bố mẹ sẽ chọn 1 người có gương mặt đẹp và thần thái sang trọng sẽ tiến hành bế bé. Và người đó sẽ cầm nhánh hoa quơ đi quơ lại trên miệng của bé rồi răn dạy những lời tốt đẹp nhất.
7. Cúng Đầy Tháng cho bé gái nên cúng xôi chè gì
Hiện nay có rất nhiều loại chè khác nhau được sử dụng phổ biến và rất ngon như đậu đỏ, đậu đen, chè trôi nước. Tuy nhiên, lễ cúng đầy tháng bé gái thì không phải chọn loại chè nào cũng được. Trong lễ cúng đầy tháng bé gái thì dân gian thường sử dụng chè trôi nước. Vì trôi nước được xem là tượng trưng cho sự suôn sẻ, trôi chảy với mong muốn bé gái có được mối lương duyên tốt.
Hình dáng của chè trôi nước thường tròn, đầy đặn và trắng. Cúng chè trôi nước là nhằm muốn con gái sau này sẽ có cuộc sống đầy đủ, suôn sẻ, êm ấm và thong thả. Bên cạnh đó, chè trôi nước cũng là loại chè rất ngon, ngọt ngào và béo, thơm nên được nhiều người yêu thích. Còn xôi trong đầy tháng thường là xôi gấc với mong muốn cuộc sống bé gái có màu sắc tươi sáng và may mắn.
Tìm hiểu thêm: Cúng dường là gì? Ý nghĩa và hướng dẫn cách cúng dường trong Phật Giáo
8. Những điều lưu ý khi cúng lễ đầy tháng cho bé gái
Để quá trình cúng đầy tháng bé gái được đầy đủ và thuận lợi nhất thì bạn có thể tham khảo thêm một số điều lưu ý cụ thể như:
8.1 Về lễ vật
Nếu gia đình tự chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng bé gái thì nên lên danh sách cụ thể để chuẩn bị được đầy đủ nhất. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi cung cấp dịch vụ làm lễ cúng đầy tháng cho bé. Bạn chỉ cần đưa thông tin cũng như yêu cầu cho bên dịch vụ chuẩn bị. Bên cạnh đó, trong quá trình sắp xếp lễ vật cần phải theo đúng hướng dẫn bài trí, sắp xếp theo hướng dẫn. Các lễ vật, vật phẩm cần được bài trí gọn gàng, theo thứ tự và đẹp mắt.
8.2 Về nghi thức
Trong quá trình làm lễ, các thành viên trong gia đình cần có mặt đầy đủ. Thời gian làm lễ thì nên chọn theo khung giờ vào buổi sáng hoặc chiều, tùy theo gia đình. Sau khi kết thúc lễ cúng đầy tháng bé gái, mọi người cùng nhau thụ lộc cũng như trao quà mừng đầy tháng để chúc bé có được những điều tốt lành nhất.
Tham khảo các tin đăng nhà đất hợp phong thủy ngay sau đây:
9. Kết luận
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong những thông tin liên quan đến cúng đầy tháng bé gái cũng như các lưu ý cần biết. Đặc biệt, nếu muốn tìm hiểu các thông tin phong thủy, bạn nhớ truy cập ngay website Muaban.net. Những thông tin hữu ích nhất luôn được cập nhật thường xuyên trên website mỗi ngày!
Xem thêm:
- Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn khấn và Bài cúng
- Văn khấn rằm tháng 8 cầu may mắn cho gia chủ, doanh nghiệp
– Vân Anh (Content Writer) –