Tuesday, April 30, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmHọc tậpCông nghệ sinh học ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Công nghệ sinh học ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Công nghệ sinh học đang là một ngành hot, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học sinh và phụ huynh. Một câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là công nghệ sinh học ra làm gì? Tốt nghiệp xong có thể ứng tuyển vào những vị trí công việc nào? Mức thu nhập của ngành này có cao không? Trong bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ trả giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên một cách chi tiết nhất. 

Công nghệ sinh học ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Công nghệ sinh học ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?

I. Ngành công nghệ sinh học là gì? Đối tượng nào phù hợp?

Hiện nay, công nghệ sinh học được coi là ngành mũi nhọn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể hiểu một cách đơn giản thì ngành công nghệ sinh học kết hợp giữa nghiên cứu sinh học và ứng dụng các công nghệ hiện đại.

Mục tiêu chính của ngành này là sử dụng nghiên cứu sinh học và áp dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại để tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng, phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Công nghệ sinh học là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia, phục vụ lợi ích cho con người
Công nghệ sinh học là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia, phục vụ lợi ích cho con người

Các sản phẩm của công nghệ sinh học sẽ được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và hỗ trợ 4 mảng chính là: phát triển y dược, mở rộng nông nghiệp, năng lượng và cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường. 

Một số sản phẩm của ngành công nghệ sinh học có thể kể đến như: nghiên cứu và sản xuất thuốc, thực phẩm và thức ăn công nghiệp; điều chế và sản xuất các hóa chất công nghiệp; nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền và xét nghiệm trong lĩnh vực y khoa; giải quyết và cải tạo môi trường sống… 

Xem thêm: Lương ngành công nghệ sinh học cao hay thấp sau khi ra trường?

Đối tượng phù hợp với ngành công nghệ sinh học hầu như hội tủ đủ các yếu tố bao gồm:

  • Học tốt các môn trong tổ hợp B1 (Toán, Hóa, Sinh).
  • Đam mê nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
  • Cẩn thận tỉ mỉ.
Học công nghệ sinh học cần đam mê nghiên cứu và có tính cẩn thận, tỉ mỉ
Học công nghệ sinh học cần đam mê nghiên cứu và có tính cẩn thận, tỉ mỉ

II. Triển vọng việc làm của ngành công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học được đặt trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ cho đến năm 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp cũng như trung tâm nghiên cứu đang hoạt động.

Vậy nên, đây là một ngành cực kỳ tiềm năng, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định sẽ phát triển rất lớn cả ở trong nước và quốc tế. Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học ra làm việc gì?

1. Nhân viên phát triển sản phẩm phòng R&D

Vài năm trở lại đây, các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D: Research and Development) được các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đầu tư rất mạnh mẽ. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, phát triển sản phẩm là nhiệm vụ chính của phòng R&D và nhân viên phát triển sản phẩm sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc đó.

Nhân viên phát triển sản phẩm phòng R&D
Nhân viên phát triển sản phẩm phòng R&D

Mức lương của nhân viên phát triển sản phẩm phòng R&D phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: lĩnh vực hoạt động của công ty, quy mô, trình độ học vấn và kinh nghiệm của nhân viên. Các công ty lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và y tế, thường có khả năng trả lương cao hơn. Có thể ước lượng mức lương của một nhân viên R&D dao động từ 6.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng tùy thuộc vào từng vị trí. 

Xem thêm: 6 điều không thể bỏ qua khi chọn ngành công nghệ sinh học

2. Kỹ thuật viên xét nghiệm – Ngành công nghệ sinh học ra làm gì?

Bạn có thể lựa chọn trở thành một kỹ thuật viên xét nghiệm và làm việc tại Labo xét nghiệm ở các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng từ Huyện đến Trung ương, phòng khám hay bệnh viện tư nhân… Kỹ thuật viên xét nghiệm cũng được chia ra 2 nhóm chính là: 

  • Xét nghiệm cơ bản bao gồm: xét nghiệm máu, phân, nước tiểu…
  • Xét nghiệm nâng cao bao gồm: xét nghiệm ADN, phân tích yếu tố di truyền, xét nghiệm vi sinh lâm sàng và ký sinh trùng, xét nghiệm giải phẫu bệnh…
Học ngành công nghệ sinh học có thể trở thành kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện
Học ngành công nghệ sinh học ra làm nghề gì? – Có thể trở thành kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện

Đối với kỹ thuật viên xét nghiệm, mức lương cho nhân viên mới vào nghề sẽ dao động từ 3 – 5 triệu đồng/thángtừ 16 – 22 triệu đồng/tháng dành cho bác sĩ xét nghiệm y học.

3. Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ

Các kỹ sư, cử nhân ngành công nghệ sinh học cũng có cơ hội trở thành một chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ thuộc các bộ, ban, ngành hay các tổ chức phi chính phủ.

Tuy nhiên, vì tính đặc thù của bộ ban ngành nên yêu cầu về trình độ hay bằng cấp cho các vị trí cũng có sự khác nhau. Thường thì ngoài yêu cầu về chuyên môn, chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ sẽ phải bồi dưỡng thêm về kỹ năng quản lý nhà nước, cụ thể như quản lý dự án, quản trị thông tin…

Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ
Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ

Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ có thể nhận được mức lương từ 6.5 triệu – 10 triệu đồng/tháng.

4. Nghiên cứu viên tại Trung tâm và Viện nghiên cứu

Sau khi học xong ngành công nghệ sinh học, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nghiên cứu viên khoa học tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu chuyên ngành.

Một số trung tâm uy tín hàng đầu trong ngành này có thể kể đến như: Viện Công nghệ Sinh học và Viện nghiên cứu hệ gen, Viện sinh học Nông nghiệp, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hải dương học, Viện Sinh học nhiệt đới,… Bạn có thể lựa chọn những địa điểm này để phát triển sự nghiệp của mình.

Nghiên cứu viên tại các Viện và Trung tâm nghiên cứu
Nghiên cứu viên tại các Viện và Trung tâm nghiên cứu

Với các bạn sinh viên mới ra trường, mức lương dao động tại vị trí nghiên cứu viên sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Còn với những người có kinh nghiệm lâu năm thì có thể đạt mức lương từ 19 – 20 triệu đồng/tháng. Nếu có lợi thế về ngoại ngữ và lựa chọn con đường du học, làm việc ở nước ngoài thì mức lương này có thể lên đến vài trăm triệu đồng cho một tháng.

Xem thêm: Top trường đại học có ngành công nghệ sinh học tốt nhất toàn quốc

5. Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học

Không chỉ đơn thuần là giảng dạy cho sinh viên, các giảng viên sẽ được trực tiếp tham gia nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu ở trường, có cơ hội học lên cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ để có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nâng cao trình độ.

Cũng tùy theo kinh nghiệm mà mức lương của công việc giảng viên ngành công nghệ sinh học tại các trường Cao đẳng và Đại học sẽ dao động từ 8 triệu – 15 triệu đồng/tháng.

Giảng viên công nghệ sinh học là cơ hội cho các bạn có niềm đam mê sư phạm
Giảng viên công nghệ sinh học là cơ hội cho các bạn có niềm đam mê sư phạm

6. Giáo viên dạy môn Sinh học

Điểm khác biệt giữa giảng viên và giáo viên môn sinh học là công việc giáo viên không yêu cầu quá nhiều về việc nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Giáo viên sinh học sẽ không cần nghiên cứu khoa học chuyên sâu
Giáo viên sinh học sẽ không cần nghiên cứu khoa học chuyên sâu

Đối với giáo viên mới ra trường là viên chức giảng dạy trong trường công lập thì phụ thuộc theo cấp và hạng của trường sẽ có mức lương khác nhau. Mức này sẽ dao động từ 3.780.000 đồng đến 7.920.000 đồng/tháng.

III. Thu nhập ngành công nghệ sinh học là bao nhiêu?  

Bất kể ngành nghề nào thì kinh nghiệm làm việc sẽ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến mức lương, công nghệ sinh học cũng vậy. Cụ thể là:

  • Sinh viên mới ra trường: Đây là những đối tượng khó tìm được việc với mức lương cao ngay từ đầu vì sẽ cần đào tạo trước khi nhận việc chính thức. Và mức lương của sinh viên mới ra trường ngành công nghệ sinh học sẽ dao động từ 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng.
Sinh viên mới ra trường có mức lương khá cao, từ 8 triệu đồng
Sinh viên mới ra trường có mức lương khá cao, từ 8 triệu đồng
  • Người có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trung bình lương của người đã đi làm và có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm sẽ từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm trên 5 năm: Với kinh nghiệm đủ lâu và sự hiểu biết trong nghề thì những người có kinh nghiệm trên 5 năm có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đó cũng là lý do mức lương của họ cũng cao nhất, dao động từ 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Mức lương ngành kỹ thuật y sinh là bao nhiêu?

IV. Học công nghệ sinh học thi khối nào? Trường nào đào tạo tốt?

Dưới đây là một vài trường đại học đào tạo ngành công nghệ sinh học tốt được rất nhiều học sinh và phụ huynh tin tưởng lựa chọn hiện nay mà các bạn có thể tham khảo:

Tên trường Điểm chuẩn 2023 Khối thi Phương thức xét tuyển
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 16 A00; B00; C08; D07 Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
Đại học Nông Lâm TP.HCM 22.25 A00; A02; B00
Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM 24.68 A02; B00; B08; D90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 18 A00; B00; B08; D01
Đại học Lâm nghiệp 15 A00; A16; B00; B08
Đại Học Vinh 18 A00; A01; A02; B08
Đại Học Đà Lạt 16 A00; B00; B08; D90
Đại học Tôn Đức Thắng 28.2 A00; B00; D08

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi học công nghệ sinh học ra làm gì cũng như các thông tin liên quan đến ngành học, các công việc và mức lương khi ra trường của ngành học này.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ngành công nghệ sinh học cũng như định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân để có thể phát triển tốt nhất trong tương lai. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tìm việc làm, phong thủy, bất động sản… sớm nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn bài viết: Tổng hợp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ