Kì thi Trung học phổ thông quốc gia, xét tuyển lên Đại học vừa kết thúc. Và sắp tới đây các trường sẽ công bố điểm chuẩn. Nếu chẳng may bạn không đỗ được ngôi trường mong muốn hoặc bạn đang học ngành học không yêu thích. Liệu bạn sẽ làm như thế nào?
Bạn băn khoăn không biết liệu có nên thi lại đại học hay không? Đây sẽ là quyết định cần rất nhiều sự can đảm và quyết tâm. Hãy đọc ngay bài viết sau để có thể đưa ra quyết định cho mình nhé!
Chọn sai ngành, có nên thi lại đại học?
Đâu phải cứ lỡ vào học một trường nào đó, nhưng bản thân không thật sự thấy phù hợp thì bạn phải nếu phải cắn răng chịu đựng. 4 năm đại học rất ngắn ngủi, vì thế học một ngành học mình không thích thì quả thật là rất mệt mỏi. Rồi liệu rằng học xong mình có tìm được công việc mà bạn mong muốn hay không?
Những bạn sinh viên đang học đại học, dù là năm 1, năm 2 hoặc năm cuối. Việc thi lại đại học được xem như một ván cờ. Khi chọn nó thì bạn có cơ hội để thắng, và cũng hoàn toàn có thể thua. Tuy nhiên nếu không thử làm sau biết được sức mình đi đến đâu đúng không? Tuổi trẻ chính là dám chấp nhận rủi ro để theo đuổi ước mơ.
>>>Xem thêm: Ước mơ là gì? Làm sao để hiện thực hóa ước mơ?
Kết quả thi đại học kém, có nên thi lại đại học?
Đối với các sĩ tử vừa thi xong, nếu chẳng may không đậu vào nguyện vọng mình mong muốn. Liệu các bạn lại bằng lòng lao vào chọn đại trường nào đó để học hay can đảm chờ năm sau “phục thù” thi lại. Đâu sẽ là lựa chọn tốt cho tương lai của bạn.
Hãy lắng nghe chính mình, chứ đừng phụ thuộc vào sự tác động từ người khác. Vì chỉ có bản thân bạn mới hiểu được bản thân bạn thích học ngành nào? trường gì sẽ cho bạn môi trường học tập phù hợp?
Chính vì thế, đừng chọn đại trường Đại học hay vớt vát một ngành học chỉ vì khớp với số điểm bạn có. Nếu kì thi này chưa đủ điểm để vào ngành bạn thích. Hãy dành 1 năm để ôn luyện. Đây cũng là cơ hội rèn luyện sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm cho bản thân bạn.
Tham khảo các tin đăng việc làm tại website Muaban.net dưới đây: |
Những khó khăn thường gặp khi thi lại đại học
Việc chọn thi lại một kì thi căng thẳng như kỳ thi Đại học chính là sự lựa chọn rất can đảm. Những thách thức, khó khăn hiển nhiên là rất nhiều. Bạn phải chuẩn bị trước tâm lý để đối mặt với chúng.
Chậm hơn bạn cùng tuổi
Việc bạn quyết định dừng học và đợi năm sau thi lại là một bước ngoặt đáng tự hào. Khi đó bạn phải chấp nhận sự thật là mình sẽ học chậm một năm. Và sẽ ra trường muộn hơn so với bạn bè. Sẽ phải học chung với mấy em nhỏ tuổi hơn.
>>>Xem thêm: Điều kiện chuyển ngành đại học và hướng dẫn thủ tục chuyển ngành
Bạn có dám bỏ qua nỗi mặc cảm cùng những lời đàm tiếu xung quanh hay không. Dám từ bỏ những thứ “đang ổn định” trước mắt chứ? Liệu rằng bạn có dám đánh đổi công sức, thời gian của mình không?
Con đường ôn thi lại đại học rất cô đơn
Kỳ thực, sẽ rất khó để tìm bạn đồng hành cùng thi lại với bạn. Việc nỗ lực một mình không chỉ rất buồn tủi. Nó khiến bạn mất đi ý chí cũng như động lực phấn đấu. Thậm chí, thể bạn phải đối mặt với việc trượt đại học một lần nữa. Sẽ khiến bạn chẳng muốn tiếp tục theo đuổi con đường học vấn.
Dễ bị nản giữa chừng
Mỗi năm, hình thức cũng như dạng đề Đại học lại thay đổi liên tục. Và sau một năm, những kiến thức THPT của bạn cũng đã vơi đi rất nhiều. Việc tự ôn tập cũng không được thường xuyên như còn học trên lớp.
Không có sự “thúc giục” của thầy cô và bạn bè đồng hành. Sẽ dẫn đến tâm lí lơ là, dần dà sẽ thành chán nản. Đôi khi bạn sẽ bị stress, mệt mỏi vì áp lực xung quanh rất lớn với việc thi lại.
Những động lực đi đến quyết định có nên thi lại đại học
Cánh cửa mang tên “thi lại” sẽ cần rất nhiều nỗ lực, quyết tâm và định hướng đúng đắn. Nhưng yên tâm là bạn còn có những lý do để tự tin với quyết định này. Chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với những người biết cố gắng.
Bạn đã có kinh nghiệm ôn thi
Đã từng thi qua kì thi đại học, chắc chắn bạn không còn bỡ ngỡ với cách ra đề, cấu trúc đề gồm những gì. Cũng như các phương pháp, kinh nghiệm ôn thi. Không còn ôn dàn trải mà biết được đâu là trọng tâm bài học.
Bạn sẽ biết tránh các lỗi sai và biết phần nào mình có thể nắm chắc điểm trong quá trình ôn thi. Đây chính là điểm mạnh để bạn có thêm tự tin quyết định thi lại đại học.
Bạn đã có kinh nghiệm làm bài thi đại học
Thi lại đại học luôn là quyết định quan trọng. Lần thi sau sẽ rút ra được những sai lầm trước đây. Chẳng hạn như việc:
- Chọn phương tiện đi thi như thế nào?
- Không nên ăn những món nào trước khi thi để khi làm bài không bị gián đoạn?
- Nên chuẩn bị dụng cụ học tập nào cho mỗi môn thi?
- Trong lúc làm bài thì cân bằng thời gian thi sao cho thật hợp lý để đạt được điểm cao nhất với khả năng của mình để không phải luyến tiếc vì không đủ thời gian làm bài?
Thi lại là một quyết định của người dũng cảm
Câu trả lời cho câu hỏi có nên thi lại đại học của bạn là quyết định ôn để thi lại. Khi đó những người xung quanh động viên có, nhưng can ngăn nhiều hơn. Vì sợ bạn sẽ thi trượt lần nữa, sợ bạn bị thụt lùi so với bạn bè…
Nhưng nếu bạn có tự tin vào bản thân và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm với chính mình. Hãy tiếp tục theo đuổi ước mơ, đó là một quyết định dũng cảm. Thi lại đại học, dù nhiều lần, luôn là quyết định đáng trân trọng.
Bạn sẽ có cơ hội học tại ngôi trường bạn yêu thích
Thi đại học lần đầu cũng là dịp để bạn khảo sát lực học của bạn. Biết được điểm thi cũng như sức học của bạn ở mức nào. Để đưa ra lựa chọn trường và ngành học chính xác hơn. Phương pháp an toàn chính là nên chọn trường có mức điểm chuẩn chênh lệch cao hoặc thấp hơn 3 điểm so với mức điểm thi lần đầu.
Có tất nhiều tấm gương kiên trì thi lại đại học, thậm chí có người còn đỗ đại học khi tuổi đã xế chiều. Chính vì thế không có gì phải băn khoăn có nên thi lại đại học. Học và theo đuổi ước mơ không bao giờ là quá muộn.
Lời khuyên nếu quyết định thi lại đại học
Khoảng thời gian 1 năm ôn thi chính là cơ hội để bạn lắng đọng lại. Để hiểu bản thân thật sự cần gì và thích gì. Khi bạn chọn dám bước ra khỏi vùng an toàn, để theo đuổi ước mơ. Dưới đây sẽ là lời khuyên từ những người đi trước đúc kết được trong quá trình ôn thi lại của họ.
Tạo động lực cho bản thân
Ngoài việc tự tạo động lực từ chính bản thân mình, thì bạn có thể tìm động lực từ rất nhiều những tấm gương ngoài kia. Họ cũng chọn thi lại đại học và đã thành công rực rỡ.
Đó là bạn Vũ đã thi lại đại học sau 9 năm nghỉ học và đạt được số điểm 28,9. Từ đó trúng tuyển đại học Y đa khoa Hà Nội danh giá. Là cô nàng tên Nguyên An, thủ khoa đầu vào của đại học Khoa học xã hội và nhân sau lần thi lại đại học thứ 3. Đặc biệt, cô Nguyễn Thị Thuỳ, đã đạt tổng điểm 27 khi thi lại đại học ở tuổi 40. Mọi người làm được, thì bạn cũng thế! Hãy bắt đầu đừng e dè gì cả.
Đặt mục tiêu rõ ràng
Trước khi bắt đầu ôn luyện, hãy xác định thật rõ mục tiêu và số điểm mong muốn phải đạt được. Để có thể trúng tuyển vào nguyện vọng mơ ước. Tuy nhiên cũng biết lượng sức mình, không đặt mục tiêu quá cao. Hãy dự tính điểm chuẩn sẽ tăng nhẹ từ 4-7% so với năm trước đó. Cũng đừng bỏ qua phần điểm cộng nếu có nhé.
Lập thời gian biểu phù hợp
Thay vì học tập điên cuồng, chưa chắc mang lại hiệu quả tốt. Chỉ tự ép mình vào những áp lực, stress. Mà hãy ôn thi thông minh, lập kế hoạch học tập rõ ràng. Trong đó phân rõ thời gian để học và thời gian dành cho việc nghỉ ngơi.
Bắt đầu ôn thi sớm, đều đặn, thường xuyên
Hãy bắt đầu ôn thi ngay từ khi đưa ra quyết định thi lại. Vì bạn sẽ phải “đấu” với hàng triệu sĩ tử khác. Vì thể phải bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu chần chừ, chờ đợi càng lâu, bạn càng bị tụt lại phía sau. Kiến thức cũng sẽ “bỏ” bạn mà ra đi. Đừng để nước đến chân mới nhảy. Trong lúc đó người khác đang nỗ lực hơn bạn rất nhiều rồi.
Tự kỷ luật bản thân
Một khi đã quyết định chọn thi lại, hãy theo đuổi nó đến cùng. Phải tự đưa bản thân vào khuôn khổ vì trong 1 năm đó sẽ có rất nhiều cám dỗ làm bạn nản chí. Nếu không tự kỷ luật bản thân sẽ dẫn đến sự lơ là, mất tập trung và dẫn đến thất bại.
Bỏ tâm thế “tự cho rằng mình đã biết”
Dù đã có kinh nghiệm nhưng sự hiểu biết nửa vời sẽ giết chết chúng ta. Những kinh nghiệm và kiến thức cũng cần được cập nhật và đổi mới.
Chẳng hạn, hình thức thi cũng sẽ thay đổi theo từng năm. Lượng kiến thức cũng sẽ nhiều hơn và cách hóa giải cũng rất đa dạng. Hãy luôn trau dồi thêm thật nhiều kiến thức và cập nhật các thông tin mới về kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vào năm sau để không bị bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa nhé!
Những gợi ý khác nếu không thi lại đại học
Nếu câu trả lời cho câu hỏi “Có nên thi lại đại học” của bạn là không. Nhưng bạn vẫn muốn thay đổi môi trường học tập hoặc ngành học khác. Bạn có thể tham khảo những gợi ý nếu không thi lại đại học dưới đây!
Chương trình vừa học vừa làm
Hệ vừa học vừa làm mang lại khá nhiều thuận lợi. Chương trình đào tạo chỉ kéo dài khoảng 2 – 3.5 năm. Người học sau khi trải qua này sẽ nhận được bằng Đại học vừa học vừa làm.
Sinh viên hệ vừa học vừa làm, được tạo điều kiện thuận lợi nhất khi các trường Đại học thường xuyên mở các lớp đào tạo vào buổi tối. Hoặc các lớp thứ bảy, chủ nhật.
Phương thức xét học bạ
Hình thức xét tuyển này sẽ dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT. Hay tính điểm trung bình của lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển.
Phương thức này có nhiều ưu điểm như:
- Giảm áp lực thi cử;
- Tăng cơ hội trúng tuyển ĐH;
- Có cơ hội nhận được học bổng;
- Thủ tục, hồ sơ xét tuyển vô cùng đơn giản.
- Thời gian xét tuyển linh động và được các trường được chủ động đưa ra thời gian của họ.
Học Cao đẳng và liên thông lên đại học sau
Liên thông đại học việc bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo. Mở rộng cơ hội thăng tiến cho những bạn đã và đang đi làm. Tuỳ vào chương trình đào tạo sẽ có thời gian học liên thông khác nhau. Trung bình thường từ 1,5 – 03 năm.
Hồ sơ đăng ký thi lại Đại học gồm những gì?
Trong đó hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tự do bao gồm:
- 01 Phiếu đăng ký dự thi.
- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, lưu ý photo hai mặt trên một mặt giấy A4.
- 02 ảnh chân dung cỡ 4×6 (ảnh mới chụp trong 06 tháng trở lại). Ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh ở mặt sau ảnh và đựng riêng trong 1 bao nhỏ.
- Dán 01 ảnh vào mặt trước túi đựng Phiếu đăng ký dự thi.
- Phiếu đăng ký dự thi phải được Công an xã/phường nơi cư trú ký tên và đóng dấu giáp lai lên ảnh để xác nhận nhân thân.
Thủ tục thi lại đại học
Bạn đã có quyết định cho câu hỏi “Có nên thi lại đại học không”. Câu trả lời có thì tiếp theo bạn cần quan tâm đến thủ tục thi lại. Theo quy định của Công Văn 1523, các thí sinh tự do (chưa hoặc đã tốt nghiệp THPT) vẫn phải đăng ký thi tốt nghiệp trực tiếp bằng cách nộp Phiếu đăng ký dự thi.
Thí sinh tự do đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT (nếu có) nộp hồ sơ tại các phòng giáo dục nơi đang sinh sống. Không cần phải về tận nơi đăng ký thường trú trong hộ khẩu để thi.
Nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ giữ lại bìa đựng Phiếu đăng ký; Phiếu số 1 cùng bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và 02 ảnh thẻ. Phiếu số 2 khi đã ký và đóng dấu xác nhận sẽ được trả lại cho thí sinh.Thí sinh giữ Phiếu số 2 để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả.
Nếu phát hiện sai sót hoặc mất giấy dự thi. Thí sinh đem Phiếu đăng ký dự thi số 2 này đến trực tiếp Điểm thi đã đăng ký vào buổi phổ biến quy chế thi để sửa chữa thông tin bị sai. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thi, thí sinh được cấp tài khoản để đăng nhập hệ thống quản lý thi. Đăng nhập vào tài khoản để cập nhật những tin tức của kỳ thi.
Hành trình thi lại đại học chưa bao giờ là dễ dàng cả. Thế nhưng, hãy mạnh mẽ theo đuổi mục tiêu của bản thân. Thay vì hỏi có nên thi lại đại học không thì hãy tự hỏi khi thi lại đại học mình sẽ được gì? Sự lựa chọn này có đáng giá cho tương lai của mình không? Chúc bạn sẽ sớm đưa ra được lựa chọn cho mình và đạt được thành công. Đừng quên theo dõi trang Mua Bán mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
___Tú Sương___
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Top 100 các trường đại học top đầu Việt Nam
- Những quy định mới nhất về trường đại học liên thông ngành Dược 2022