Tuesday, January 14, 2025
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmChùa Tam Chúc thờ ai? 7+ điểm đặc biệt tại ngôi chùa...

Chùa Tam Chúc thờ ai? 7+ điểm đặc biệt tại ngôi chùa lớn nhất thế giới

Chùa Tam Chúc thờ ai, ở đâu? Toàn cảnh chùa Tam Chúc có gì hấp dẫn? Đi chùa Tam Chúc mặc gì cho phù hợp với không gian chùa? Tham khảo những kinh nghiệm được chia sẻ ngay dưới đây nếu bạn muốn du lịch đến chùa Tam Chúc!

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Có thể bạn đã được nghe nhiều đến địa danh chùa Tam Chúc. Đây là địa điểm du lịch tâm linh được rất nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là các Phật tử. Vậy, trên thực tế thì chùa này ở đâu?

Chùa Tam Chúc được xây dựng ngay trên khu vực thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là chùa nằm trong khu quần thể du lịch Tam Chúc, được đánh giá là ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay. Khu quần thể này được xây dựng trên diện tích dài hơn 500ha.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? Ở khu vực nào tại Hà Nam?

Chùa cách Trung tâm Hà Nội khoảng 70km, cách Chùa Hương (Hà Nội) khoảng chừng 4,5km, cách chùa Bái Đính – Ninh Bình khoảng 30km, cách thành phố Phủ Lý – Hà Nam khoảng 12km. Nếu bạn di chuyển từ Hà Nội đến chùa bằng đường bộ thì mất khoảng 1,5 giờ.

Chùa Tam Chúc thờ ai?

Chùa Tam Chúc thờ ai? Đầu tiên, trong chùa sẽ thờ Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, chùa còn thờ Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, hòa thượng Thích Thanh Tứ… Đây đều là những vị quốc sư có công lớn trong quá trình phát triển Phật giáo Việt Nam.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? Chùa thờ các vị Phật và những vị có công với Phật giáo Việt Nam.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chợ nổi miền Tây – nét văn hóa mộc mạc của vùng sông nước

Toàn cảnh chùa Tam Chúc Hà Nam

Sau khi tìm hiểu chùa Tam Chúc thờ ai thì bạn thử xem ở  chùa có gì đặc biệt nhé? 

Nhà khách Thủy Đình

Khi đến chùa Tam Chúc thì nhà khách Thủy Đình là nơi đầu tiên đặt chân lên. Nhà khách là nơi mua vé lên thuyền và vé tham quan nội thất cũng như trannh ảnh liên quan đến chùa. Bên trong chùa được bài trí trang nghiêm với các bức tranh bằng đèn Led. Nội dung những bức tranh mô tả cảnh quan của toàn bộ khu du lịch Tam Chúc. Bên trong nhà khách còn có khu Bến thuyền cũng là điểm check in mà bạn không nên bỏ qua.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? – Nhà khách Thủy Đình là nơi đầu tiên đặt chân lên.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan tại đây được xây dựng rất lớn. Ở đây có khu bến thuyền cũng như điểm trả khách của xe điện. Hai bên cổng là 2 con đường lớn để du khách đi bộ lên các chính điện chùa. Cổng Tam Quan này được thiết kế khá giống với chùa Bái Đính tại Ninh Bình.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? Cổng Tam Quan tại chùa

Vườn cột kinh

Từ cổng đi đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua Vườn Cột Kinh với 32 cột.Mỗi cột trong Vườn Cột kinh sẽ nặng khoảng 200 tấn với vật liệu từ đá xanh. Cột được thiết kế hình lục giác, chân cột là đài sen, đỉnh cột là nụ sen. Thân cột có ghi chú lời Phật dạy được điêu khắc thủ công.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Từ cổng đi đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua Vườn Cột Kinh với 32 cột.

Tam điện tráng lệ

Gọi là tam điện vì ở đây có 3 chính điện lớn là Điện Tam Thế, Điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ. Ở mỗi điện sẽ thờ một vị Phật riêng nhưng có điểm chung là đều có 4 bức phù điêu được làm thủ công từ đá. Dưới mỗi bức đều có ghi chú thích bằng đủ 3 thứ tiếng.

Điện Quan Âm

Chùa Tam Chúc thờ ai trong Điện Quan Âm? Tại đây, chùa thờ Phật nghìn tay. Và Điện Quan Âm cũng là chính điện đầu tiên bạn gặp khi đi vào từ cổng Tam Quan.

Điện Pháp Chủ

Chùa Tam Chúc thờ ai trong điện Pháp Chủ? Trong Điện Pháp Chủ sẽ thờ Phật Thích Ca bằng đồng. Đây là bức tượng Thích Ca lớn nhất Đông Nam Á với 200 tấn. Điện Pháp Chủ được thiết kế làm 2 tầng mái cong với độ cao 31m và mặt sàn rộng 3000m2.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? Trong Điện Pháp Chủ sẽ thờ Phật Thích Ca bằng đồng.

Điện Tam Thế

Đây là điện cuối cùng trong quần thể Tam điện tráng lệ của chùa. Ở đây, chùa Tam Chúc thờ ai? Tại Điện Tam Thế thờ Phật với 3 tượng Phật lớn làm từ đồng đen đặt ngay chính điện. Ba bức tượng này tượng trưng cho khái niệm thời gian của quá khứ – hiện tại – tương lai. Phía sau mỗi bức tượng Phật đều có phù điêu được làm hình chiếc lá Bồ đề.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? Điện Tam Thế thờ Phật với 3 tượng Phật lớn

Đình Tam Chúc

Chùa Tam Chúc thờ ai trong khu vực Đình Tam Chúc? Trên thực tế, trong Đình thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt của nhà Đinh, thần Bạch Mã. Đình này được xây ở giữa hồ nước lớn với các dấu tích cổ có từ thời vua Đinh. Ngôi đình mang đậm kiến trúc cổ Bắc Bộ.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai trong Đình? thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt, thần Bạch Mã.

Đình Tam Chúc nối liền với chùa bằng cây cầu bắc ngang hồ Lục Ngạn. Hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên với nhiều loại động thực vật sinh sống dưới đáy hồ.Nhìn tổng thể, không gian đình rất thơ mộng và được rất nhiều du khách chọn làm nơi checkin yêu thích.

Đàn tế trời chùa Ngọc

Chùa Ngọc được xem là đàn tế trời tại chùa Tam Chúc. Để đến được đàn tế trời thì bạn phải đi khá xa và leo khá cao. Chùa được chế tác hoàn toàn bằng đá granit và không dùng đến bê tông.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Ngọc được xem là đàn tế trời tại chùa Tam Chúc.

Diện tích sàn của chùa có 13m2 nhưng lại nặng đến khoảng 2000 tấn. Chùa Ngọc còn sở hữu thiên thạch mặt trăng với trọng lượng 5,5kg trị giá khoảng 14 tỷ đồng. Thiên thạch này được đặt tên là The Moon Puzzle.

>>> Xem thêm: Những điểm du lịch Ninh Bình cực hấp dẫn bạn không nên bỏ lỡ

Lễ Phật Đản chùa Tam Chúc

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn. Đây là ngày để các Phật tử tưởng nhớ đến 80 năm hành trình nơi trần thế của Đức Phật. Đây là ngày giúp Phật tử phải nhớ nỗ lực tu tập, buông bỏ để trở thành chính mình, tìm thấy chân tâm tự tánh…

Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? – Lễ Phật Đản tại chùa

Lễ Phật Đản được tổ chức vào Rằm tháng 4 ngày 15/4 âm lịch hàng năm. Lễ Phật Đản năm nay rơi vào ngày 15/5/2022, Phật lịch 2566. Lễ Phật Đản chùa Tam Chúc năm nay có chương trình miễn phí vé tham quan, vé du thuyền và phát 10.000 suất cơm chay miễn phí.

Những thông tin cần biết khi du lịch chùa Tam Chúc

Bạn có thể di chuyển đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện nào? Và giá vé tham quan du lịch chùa Tam Chúc là bao nhiêu?

Các phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc

Bạn có thể di chuyển đến chùa Tam Chúc bằng những phương tiện nào? Bạn hãy thử tham khảo và lựa một trong những cách sau:

Xe bus: Nếu bạn ở Hà Nội thì bạn có thể di chuyển bằng tuyến xe bus Hà Nội – Phủ Lý. Điểm xuất phát sẽ từ bến xe Giáp Bát với giá vé khoảng 30.000VNĐ/người/lượt đi, mỗi chuyến sẽ cách nhau khoảng 15 phút.

Xe khách:Đây là cách giúp bạn đến chùa Tam Chúc thuận tiện nhất. Đa phần các tuyến xe khách sẽ chạy theo đường cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ nên tiết kiệm khá nhiều thời gian. Nếu đi xe khách thì bạn chỉ mất khoảng 1 tiếng với giá vé khoảng 60.000VNĐ/người/lượt đi.

Phương tiện cá nhân: Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì bạn sẽ chủ động hơn về thời gian và quá trình di chuyển. Bạn chỉ cần chạy theo quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi đi thẳng nếu xuất phát từ Hà Nội. Ở chùa, tiền gửi xe sẽ dao động từ 5000VNĐ/chiếc.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Bạn có thể di chuyển đến chùa Tam Chúc bằng xe máy

Giá vé vào du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam

Biết chùa Tam Chúc thờ ai, ở đâu rồi thì bạn cũng nên tham khảo giá vé khi đến chùa Tam Chúc. Cụ thể, khi tham quan bạn sẽ tốn chi phí gửi xe máy, vé đi thuyền hoặc vé đi xe điện.

  • Giá vé gửi xe máy: từ 5000VNĐ – 10.000VNĐ/xe
  • Giá vé đi thuyền: 200.000VNĐ/lượt/người
  • Giá vé đi xe điện: 90.000VNĐ/lượt/người
Chùa Tam Chúc thờ ai
Chùa Tam Chúc thờ ai? Tham khảo giá vé khi đến chùa Tam Chúc.

Trong đó, trẻ em cao dưới 1m thì sẽ được miễn phí các dịch vụ trên. Trẻ em cao từ 1m trở lên thì sẽ được tính các chi phí tham quan như người lớn.

Xem thêm một số tin đăng về dịch vụ săn vé khách sạn giá hời ngay tại website Muaban.net

ac66ad44f7944d5b91d807aa58cc409b 45 CHỖ CHO THUÊ, CÁC KIỂU LOẠI XE ĐỜI MỚI" class="jgUFRE">
12
Mat xa body massage toàn thân 250 k giảm giá 99 k
0
  • 02/01/2025
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Thanh lý voucher khách sạn tại Nha Trang và Đà nẵng
0
  • 27/12/2024
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Nhận hướng dẫn , phiên dịch tiếng Trung !
0
  • 03/12/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Khám Phá Nha Trang-Vĩnh Hy-Vịnh San Hô
1
  • 03/12/2024
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Miền tây sông nước 3 ngày 2 đêm
0
  • 30/11/2024
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Nhận đặt tour du lịch tết 2025
0
  • 27/11/2024
  • Quận 8, TP.HCM
Bảng giá vé máy bay tết 2025 - Vé máy bay Phúc Thịnh
1
  • 26/11/2024
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Nhận phiên dịch tiếng Trung cho khách du lịch !
0
  • 02/11/2024
  • Quận 1, TP.HCM
Nhận phiên dịch tiếng Trung cho khách du lịch !
0
  • 28/10/2024
  • Quận 5, TP.HCM
Chứng chỉ hướng dẫn viên Du lịch Quốc tế - Nội địa
1
  • 20/10/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Làm visa du lịch Úc, Canada phí 6 triệu, tư vấn miễn phí.
3
  • 18/10/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc

Để đi du lịch, bạn nên tham khảo kinh nghiệm từ những người trước đó hoặc tham khảo các review. Điều này sẽ giúp bạn có chuyển tham quan được trọn vẹn và chiêm ngưỡng được nhiều góc khác nhau của chùa Tam Chúc. Cụ thể, bạn nên tham khảo và tìm hiểu:

Lựa chọn khoảng thời gian đến viếng chùa 

Thời gian đẹp nhất để đến chùa Tam Chúc là vào khoảng tháng 8 đến tháng 10, hoặc tháng 1 – tháng 3 hàng năm. Vì tháng từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa sen nở tại đây, thời tiết cũng khá dễ chịu. Còn tháng 1 đến tháng 3 thì đây là mùa có nhiều lễ hội hấp dẫn nhất.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Thời gian đẹp nhất để đến chùa Tam Chúc là vào khoảng tháng 8-10, tháng 1-3

Mỗi ngày, chùa Tam Chúc sẽ mở cửa đến 21 giờ để đón tiếp khách du lịch. Vì thế, nếu bạn quá bận rộn thì bạn cũng có thể đến chùa vào buổi tối. Tối cũng là khoảng thời gian khá tịnh tâm, huyền ảo giúp bạn thư giãn, thả lòng tâm hồn rất tốt.

Chuẩn bị sẵn bản đồ và nghiên cứu trước địa điểm

Khu du lịch chùa Tam Chúc có diện tích rất rộng, diện tích lên đến 4000ha. Do đó, bạn nên tham khảo bản đồ trước địa điểm và đường đi để tránh bị lạc. Việc tham khảo kỹ cũng sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian cũng như công sức di chuyển hơn.

Lựa chọn giày, dép dễ dàng di chuyển

Đi chùa Tam Chúc mặc gì? Kinh nghiệm là bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, kín đáo. Đặc biệt, bạn nên đem theo giày, dép hoặc mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, kín đáo.

>>> Xem thêm: Tiền Giang có gì chơi? Khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn và đặc sản tại Tiền Giang

Những địa điểm nổi tiếng gần chùa Tam Chúc

Vì là một quần thể du lịch nên ngoài chùa Tam Chúc thì xung quanh đó còn có những địa điểm du lịch nổi tiếng khác. 

Du Lịch Kẽm Trống Hà Nam

Kẽm trống Hà Nam là nơi có rất nhiều hang động. Các hang động ở đây có miệng hang đôi khi chỉ là kẽ nứt nhỏ nằm ở phía sau tảng đá to. Đi sâu vào trong hang thì bạn sẽ thấy được những khối thạch nhũ rũ xuống rất đẹp.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Kẽm trống Hà Nam là nơi có rất nhiều hang động.

Ngũ Động Sơn là một trong những hang động ở điểm du lịch Kẽm Trống. Lòng Ngũ Động Sơn khá thoáng và rộng. Khi di chuyển sâu vào động thì bạn có thể đi xuyên qua dãy núi khác. Và đây là điểm độc đáo của nơi đây giúp thu hút khách du lịch đến trải nghiệm và khám phá.

Đền Lảnh Giang

Lảnh Giang cũng là một trong những điểm du lịch gần chùa Tam Chúc mà bạn không nên bỏ qua. Đền Lảnh Giang nằm trong khuôn viên có diện tích rộng đến 3.000m2. Xung quanh đền là không gian xanh khá bình yên và không kém phần thơ mộng.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Đền Lảnh Giang cũng là một trong những điểm du lịch gần chùa Tam Chúc

Đền đã được tu sửa nhiều lần với những công trình khác nhau, như tam quan, đền chính, hồ bán nguyệt. Mỗi năm sẽ tổ chức 2 kỳ lễ hội với nhiều hoạt động hấp dẫn. Như múa sư tử, đánh gậy, diễn tập trận giả…

Động Phúc Long

Phúc Long là động nằm trong khuôn viên khu núi Chùa. Tương truyền đây là nơi có Rồng nằm ở trên đỉnh nên được xem là một danh lam thắng cảnh đẹp tại Hà Nam. Động Phúc Long có nhiều khối đá xếp chồng lên nhau với nhiều hình dáng độc và lạ. Đường lên núi được tạo từ những bậc thềm đá xếp lại với nhau.

Chùa Tam Chúc thờ ai
Động Phúc Long là động nằm trong khuôn viên khu núi Chùa.

Khi đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ được quan sát rất nhiều khung cảnh đẹp ở xung quanh đấy, như núi Bút Sơn, rừng Thanh Thủy…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được chùa Tam Chúc thờ ai cũng như các kinh nghiệm du lịch chùa. Nếu bạn đang cần tìm hiểu những thông tin về vé, tour du lịch – hãy tham khảo ngay website Muaban.net. Bên cạnh đó, website còn có rất nhiều thông tin sản phẩm khác nhau được rao bán mỗi ngày với giá hấp dẫn nhất!

>>> Tìm hiểu thêm:

  • Thành Phố Phía Đông Sài Gòn Đã Có Gì?
  • Top 5 thành phố đáng sống nhất Việt Nam

–  Vân Anh (Content Writer) –

 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 6 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ