Chùa Miếu Nổi Gò Vấp là một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến Sài Gòn cũng nên ghé thăm một lần. Hôm nay, hãy cùng Mua Bán khám phá những thông tin thú vị về ngôi chùa 300 tuổi vô cùng linh thiêng này nhé!
Sơ lược về chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Lịch sử chùa – Nguồn gốc cái tên Miếu Nổi
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp, hay còn được gọi là Miếu Phù Châu được xây dựng khi nào, không có sử liệu ghi lại. Ước tính vào khoảng thế kỷ 18, một ngư dân khi đang đánh cá trên con sông này vô tình tìm thấy một thi thể phụ nữ, người đàn ông đó đã chôn thi thể trên cù lao và lập một ngôi miếu nhỏ để thờ cúng. Sau đó, miếu được những lái buôn đường thủy và các bô lão địa phương xây dựng thành nơi thờ cúng Long Mẫu, Ngũ Hành nhằm cầu khấn cho việc đi lại được thuận lợi, bình an.
Chùa được xây dựng gần như bao phủ trên cồn đất có tổng diện tích 2500m2 (tên thường gọi là khu cù lao Bến Cát) nổi trên con sông Vàm Thuật. Đây cũng là lý do ra đời của cái tên Miếu Nổi mà người dân vẫn thường hay gọi.
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp đã từng là địa điểm hành hương nổi tiếng của người dân nhưng sau đó dần hoang vắng. Đến năm 1989, một người Việt gốc Hoa có tên gọi Lục Câu đã tự nguyện bỏ tiền trùng tu, tu bổ, khôi phục lại kiến trúc nơi đây. Đến nay, chùa Miếu Nổi là một địa điểm tham quan độc đáo mang đậm nét kiến trúc và văn hóa Việt – Hoa, được nhiều du khách lựa chọn tham quan khi có dịp ghé thăm thành phố Sài Gòn xinh đẹp.
Địa chỉ chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp ngụ tại phường 5, quận Gò Vấp, TPHCM. Do chùa được xây dựng ở một vị trí giữa sông khá đặc thù, du khách khi muốn đến đây cần phải di chuyển bằng đò.
Hướng dẫn cách đi đến chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Đường đến Chùa Miếu Nổi Gò Vấp là một trải nghiệm thú vị đầy mới lạ dành cho những người yêu thích khám phá:
- Bắt đầu từ chợ Gò Vấp, du khách có thể di chuyển dọc theo cung đường Nguyễn Thái Sơn.
- Ở cuối đường, rẽ vào Trần Bá Giao và đi thẳng tiếp 100m2 để đến được bãi gửi xe
- Sau đó, du khách di chuyển ra bến đò ở ngay tại đó để mua vé, giá là 10,000 đồng/người/2 chiều. Thông thường, các chuyến đò sẽ cách nhau tầm 10 phút. Ở lượt đi, bạn chỉ cần ngồi đò 5 phút là sẽ tới được Chùa Miếu Nổi.
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp mở cửa mấy giờ? Giờ đóng – Vé tham quan
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp mở cửa đón khách hằng ngày từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Trong những dịp đặc biệt như ngày mùng 1, rằm tháng Bảy hoặc Tết Nguyên Đán,… chùa có thể mở cửa đến hơn 8 giờ tối.
Điểm nổi bật của chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Cảnh quan đa dạng
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp nằm giữa một khung cảnh cực kỳ nên thơ, hữu tình, được bao bọc bởi sông nước. Xung quanh vẫn còn lưu lại một số ruộng vườn trù phú của Gia Định xưa. Bờ Tây của chùa là một khu dân cư phường 5, quận Gò Vấp đông đúc và sầm uất. Bờ Đông nay là vùng chuyên canh nông nghiệp thuộc phường An Phú Đông, quận 12.
Kiến trúc độc đáo
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ tam, có tổng thể 3 tòa liên tiếp. Trên nóc mỗi tòa đều được lợp ngói âm dương, tráng men xanh ngọc và đắp hình rồng chầu chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Phía trên bốn đầu đao là tượng 4 linh thú truyền thuyết Long – Ly – Quy – Phụng được nhấn nhá với những hoa văn độc đáo hình sông nước.
Khuôn viên chùa Miếu Nổi sở hữu một cây cổ thụ có đến hơn 100 năm tuổi. Cây có những tán lá to, tỏa bóng mát trên sân tạo nên khoảng thoáng mát cho du khách nghỉ ngơi. Du khách khi bước vào khuôn viên chùa sẽ lập tức bị gây ấn tượng bởi những cánh cửa được sơn đỏ và những bức tượng sơn màu hồng đậm.
Tham khảo thêm >>> Tham Quan 20+ Chùa Ở Hà Nội Cực Kỳ Nổi Tiếng Và Linh Thiêng
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp thờ những ai?
Giữa khu vực tiền điện của chùa có thờ tượng Địa Mẫu, Phật Tổ Như Lai và Phật Di Lặc. Ngoài ra, ở phía trước tiền điện là tượng Quan Âm Chuẩn Đề tay cầm pháp khí, ngự trên đài sen. Men theo bờ tường của tiền điện, du khách sẽ có thể quan sát thấy những bức phù điêu tượng hình 18 vị La Hán.
Tại trung điện của chùa có tượng thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh tượng là bao lam bằng gỗ chạm lọng, khắc 4 chữ: “Thánh Gia bảo điện”, hình ảnh mô phỏng cảnh tượng tiên nữ dâng đào.
Chính điện chùa Miếu Nổi Gò Vấp có tượng thờ của Ngũ Hành Thánh Mẫu. Gần đó là các lọ gỗ đại biểu cho các cung mệnh ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Ngoài ra còn có cở hương án thờ Cửu Huyền Thánh Nữ và Bà Chúa Xứ Châu Đốc.
Di chuyển về bên phải chính điện, du khách có thể tìm thấy đền thờ Bao Công và Quan Công. Từ chính điện nhìn sang phía đối diện chính là điện thờ các vị Long Thần, Hộ Pháp, Địa Mẫu, Kim Mẫu, trên bờ tường được trang trí với hình ảnh tùng hạc chầu Phật Di Lặc.
Ngoài các vị thần phật Việt Nam – Trung Quốc, chùa Miếu Nổi còn có thờ Ông Hổ – đây là một tín ngưỡng vật linh được người Hoa mang đến đây từ quê hương của mình.
Những hoạt động độc đáo
Không chỉ sở hữu cảnh sắc đặc trưng, khác lạ giữa lòng thành phố đông đúc, hiện đại. Chùa Miếu Nổi Gò Vấp còn mang một nét thu hút độc đáo đối với du khách và cả những tín đồ Phật Giáo địa phương bởi những hoạt động đặc biệt:
Vào dịp mùng 1, ngày rằm hằng tháng, Tết Nguyên Đán, rằm tháng Bảy, ngày vía Thần Tài,… nơi đây vô cùng đông đúc, nhộn nhịp bởi khách du lịch và người dân mang theo trầu cau, dừa, hoa cúng đến cầu tài lộc, cầu tình duyên, may mắn và xem bói. Ngoài ra còn có hoạt động phóng sanh các loài rùa, chim và cá vô cùng ý nghĩa.
Những lưu ý khi đi chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp được tương truyền là chốn linh thiêng. Vì vậy khi đến đây cầu nguyện, bạn cần phải thể hiện được sự thành tâm, kín cẩn và nghiêm túc của mình. Sau đây là một số lưu ý quan trọng:
- Về trang phục, khách hành hương nên ăn mặc gọn gàng và kín đáo nhằm thể hiện sự tôn trọng với chốn linh thiêng cũng như giữ được nét trang nghiêm cho bầu không khí ở chùa.
- Khi vào chùa nên nói chuyện nhẹ nhàng, tránh ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
- Ngoài ra, không nên tự tiện động chạm vào các tượng thờ vì có thể sẽ gây mạo phạm đến chư vị thần phật
Xem thêm >>> Hướng dẫn cách phối đồ đi chùa vừa đẹp vừa thanh lịch 2022
Một số chùa gần chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long quận 9 là ngôi chùa độc đáo với nét kiến trúc Thái Lan riêng biệt nằm tại Thành phố Thủ Đức, TPHCM. Nơi đây được xây dựng từ năm 1942 và đến nay vẫn không ngừng được tu bổ, sửa sang, mở rộng. Gần đây, chùa Bửu Long lọt top 10 của tạp chí National Geographic (Mỹ) trong phần bình chọn ngôi chùa Phật Giáo đẹp nhất trên Thế giới.
Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nằm giữa trung tâm Quận 1, TPHCM. Đây là ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc cổ xưa của Trung Hoa, được xây dựng đầu thế kỷ 20. Nơi đây sở hữu lối bày trí, trang hoàng ấn tượng, với nhiều tượng gỗ được điêu khắc tinh xảo, cực kỳ quý hiếm.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc truyền thống độc đáo vùng Bắc Bộ. Tuy nhiên lại được xây dựng, trùng tu bởi công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Từ thế kỷ thứ 20, nơi đây đã được biết đến như một nơi tham quan, thờ cúng tiêu biểu nhất dành cho du khách hành hương và những tín đồ Phật Giáo tại Sài Gòn.
Chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi có thể được coi là ngôi chùa cao nhất tại TPHCM. Được xây dựng theo hình dáng của một tòa bảo tháp 7 tầng. Hàng tuần, nơi đây tổ chức rất nhiều hoạt động dành cho các tín đồ Phật Giáo, bao gồm giảng dạy thư pháp, truyền bá giáo lý,…
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu hay còn được gọi là Thiên Hậu miếu là một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng tại Sài Gòn. Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa cổ xưa, trải qua rất nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được nét riêng độc đáo, trang nghiêm giữa lòng thành phố hiện đại, năng động.
Xem thêm >>> Top 10 Ngôi Chùa Cầu Duyên Ở Sài Gòn “Hội FA” Nên Bỏ Túi Ngay!
Một số hình ảnh du khách tại chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Chùa Miếu Nổi Gò Vấp là địa điểm du lịch tâm linh mang nét riêng độc đáo, vô cùng trang nghiêm và linh ứng. Đến với nơi đây, du khách vừa được xoa dịu tâm hồn giữa bầu không khí yên bình của chốn thiền môn, vừa được trải lòng, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình thơ mộng. Đừng quên thường xuyên truy cập Muaban.net để cập nhật những tin tức hữu ích, lý thú về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhé!
Để chuyến đi thêm phần trọn vẹn, bạn có thể tham khảo các dịch vụ du lịch tại mua bán như dịch vụ cư trú, khách sạn tại đây:
Xem thêm >>> Chiêm bái những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, linh thiêng và cổ kính
Bảo Nghi – Content Writer