Chùa Kỳ Quang 2 là một trong những ngôi chùa với tuổi đời lâu năm tại Sài Gòn. Ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc “5 không” độc đáo mang phong cách đương đại, bên cạnh đó nơi đây còn là một mái ấm tình thương với các trẻ em mồ côi. Vậy chùa Kỳ Quang 2 ở đâu? Lịch sử hình thành như thế nào? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Chùa Kỳ Quang 2 ở đâu?
Chùa Kỳ Quang 2 – Cổ tự hơn 100 năm tuổi ở Sài Gòn với màu vàng đặc trưng cùng khuôn viên rộng rãi được trưng bày nhiều pho Tượng Phật với kích thước lớn. Đâu đó ở ngôi chùa này vẫn còn vang vọng những câu chuyện từ rất lâu trong lịch sử mà ít người biết!
Chùa Kỳ Quang 2 tọa lạc tại địa chỉ: 154/4A đường Lê Hoàng Phái, phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành chùa Kỳ Quang 2
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, chùa Kỳ Quang 2 đã trải qua tổng cộng 2 lần xây dựng. Năm 1926, chùa Kỳ Quang 2 được xây dựng lần đầu tiên, lúc bấy giờ chỉ là một ngôi chùa nhỏ nằm giữa Gò Vấp, được lấy tên là Thanh Châu Tự.
Mãi đến năm 2000, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu đã trùng tu, mở rộng và xây dựng lại chùa với tổng quy mô lên đến hơn 7500 m2. Lúc này, chùa Kỳ Quang 2 với nhiều mỹ cảnh ấn tượng, độc đáo đã thu hút được nhiều Phật tử, khách du lịch từ bốn phương đất nước đến tu tập và vãn cảnh tại chùa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chùa Bửu Long quận 9 – Khám phá kiến trúc Thái độc đáo giữa lòng Sài Gòn
Ai là trụ trì chùa Kỳ Quang 2?
Ngôi chùa với hơn 100 năm hình thành và phát triển, từ một ngôi chùa nhỏ ở Gò Vấp đến một điểm du lịch tâm lịch tuyệt vời của du khách tứ phương. Vậy ai là trụ trì chùa Kỳ Quang 2? Từ năm 2000 đến nay, Thượng tọa Thích Thiện chiếu (tức Sư Thiện Chiếu) – một tu sĩ Phật Giáo đã là người xây dựng lại chùa và cũng chính là trụ trì tại chùa Kỳ Quang 2.
Kiến trúc độc đáo chùa Kỳ Quang 2
Thiết kế của chùa Kỳ Quang 2 được xem là độc đáo và khác biệt nhất với các ngôi chùa tại Sài Gòn. Thượng tọa Thích Thiện Chiếu với tư tưởng Phật Giáo thấm nhuần đã thật sáng tạo khi thiết kế ngôi chùa mang nét kiến trúc gần với cõi Phật.
Chùa Kỳ Quang 2 thật đặc biệt và nổi bật giữa lòng thành phố với màu vàng đặc trưng. Cảnh quan chùa được thiết kế gồm 18 ngọn núi được mô phỏng theo 5 non (Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng) và 7 núi (Thất Sơn ở An Giang) cùng 11 hang động.
Thiết kế bên phải là Ngũ Hành, bên trái là Thất Sơn cũng chính là tượng trưng cho bảy sắc thái tình cảm của loài người. Núi nâng đỡ chùa; chùa ở trên núi; tức Phật Pháp luôn hướng về cõi hư không và thanh tịnh. Xung quanh bốn góc chùa là các thác nước đổ từ trên xuống – điều này đã tạo nên một nét chấm phá thiên nhiên thật sinh động và lay đọng Phật tử khắp nơi đến viếng thăm chùa.
Ngoài ra, điều tạo nên “tên tuổi” của chùa Kỳ Quang 2 đó là kiến trúc “5 không” độc đáo: không nóc; không cột; không tường; không đà; không cửa và những chạm khắc hoa văn đã nằm đó rất lâu trong chiều dài thời gian.
Theo tư tưởng Phật Giáo, không “nóc” là không có rào cản cho Phật tử trên con đường tu hành đến 9 phương trời, 10 chư Phật. Không “cột” vì cột tượng trưng cho sự ràng buộc, sự trói buộc niềm tin, những hứa hẹn, con người khó mà giải thoát được những buồn phiền, thống khổ cõi trần gian.
Không “tường” nghĩa là con đường Phật Pháp không có giới hạn bởi lẽ Phật Pháp vỗn dĩ rộng vô biên, bốn cõi đều là cõi Phật. Không “đà” (đà là cấu kiện nối liền các cột với nhau) tức là không có cản trở cho con đường tu hành. Không “cửa” tức là không có sự cách ngăn, không cửa chính là sự thoát ly cho con người khỏi vòng luẩn quẩn của chúng sanh.
Chùa Kỳ Quang 2 – mái ấm tình thương của trẻ em mồ côi
Giữa Sài Gòn tấp nập bộn bề thì đâu đó nơi con hẻm ở quận Gò Vấp là một điểm sáng tình người ấm áp trong suốt gần 3 thập kỷ qua – Chùa Kỳ Quang 2 – Mái ấm tình thương của hơn 200 trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Đây là câu chuyện ít người biết, mái ấm này được Sư Trụ Trì Thích Thiện Chiếu lập ra từ năm 1994 và tiếp tục duy trì đến nay.
Mái ấm tình thương nằm ở phía sau khuôn viên chùa Kỳ Quang 2, các em bé cơ nhỡ, mồ côi bị bỏ rơi lúc tờ mờ sáng, lúc nửa đêm nơi cửa chùa, nơi chánh điện,… đều được các sư thầy nuôi nấng, chăm sóc tận tình, nên người. Không những thế các sư thầy còn dạy học cho các em bé, khám chữa bệnh và phát thuốc Nam trị bệnh miễn phí cho Phật tử bốn phương vào mỗi tuần.
Mỗi sáng Chủ nhật cuối tuần, các Phật tử, các du khách khắp nơi thường đến thăm chùa, làm việc từ thiện, trao gửi những món quà tinh thần cũng như những món quà vật chất đến những thiên thần nhỏ bất hạnh. Cũng chính công đức của các Phật tử đã giúp Sư Thích Thiện Chiếu duy trì mái ấm tình thương đến hiện tại.
Chùa Kỳ Quang 2 là điểm du lịch tâm linh thu hút
Với vị trí tọa lạc nằm sâu bên trong hẻm tại Gò Vấp, chùa Kỳ Quang 2 có không gian yên tĩnh, lắng đọng. Nếu Phật tử bốn phương muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành, nét kiến trúc độc đáo hay muốn hòa mình vào không gian vắng lặng, yên tâm cầu nguyện, tu tập thì nơi đây chính là một điểm đến du lịch tâm linh mà du khách không nên bỏ qua.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 Ngôi Chùa Cầu Duyên Ở Sài Gòn “Hội FA” Nên Bỏ Túi Ngay!
Những lưu ý khi viếng thăm chùa Kỳ Quang 2
Trang phục kín đáo, lịch sự
Chùa chiền nói chung và chùa Kỳ Quang 2 nói riêng vốn là cõi linh thiêng, các Phật tử và du khách đến viếng thăm nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự, tránh các trang phục phản cảm gây mất sự trang nghiêm vốn có của chùa.
Hạn chế quay phim, chụp ảnh quá nhiều
Khi đến viếng chùa, Phật tử nên thành tâm cầu nguyện bình an và tận hưởng vẻ đẹp tĩnh lặng, an lạc nơi đây thay vì chỉ mải mê quay phim hay chụp ảnh. Ngoài ra, nếu muốn quay phim, chụp hình du khách nên xin phép trước với Ban Quản lý nhà chùa.
Chú ý đến lễ dâng chùa
Điều tối kỵ đối với nhà chùa và các sư thầy chính là đồ mặn, khi đến viếng thăm chùa, nếu muốn dâng lễ, Phật tử nên chuẩn bị và sắm sửa lễ chay thay vì đồ mặn để đúng với tư tưởng Phật Giáo.
Những lưu ý khác
- Khi đến chùa nên chắp tay hình hoa sen và chào các sư cô, sư thầy trong chùa.
- Khi Phật tử đến viếng chùa nên lưu ý hạn chế đốt vàng mã nhằm giữ cho không gian thoáng đãng, trong lành.
- Không được tự ý đụng chạm hay lấy các đồ vật trong nhà chùa khi chưa có được sự cho phép của nhà chùa.
- Không để tiền vào tượng Phật, nên để ở hòm công đức trong chùa.
- Không được tự ý đánh chuông, trống, gõ mõ trong chùa.
- Không được mang theo các chất dễ gây cháy nổ, chất gây nghiện, các tài liệu, văn hóa phẩm đồi trụy,… chưa được kiểm duyệt vào chùa.
- Không văng tục, chửi thề, phát ngôn bừa bãi.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong chùa, không xả rác bừa bãi.
>>>Tham khảo thêm: Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Dấu ấn văn hóa tâm linh nơi đại ngàn
Những chùa gần chùa Kỳ Quang 2
Chùa Miếu Nổi
Chùa Miếu Nổi (có tên gọi khác là Miếu Phù Châu) – ngôi cổ tự gần 300 năm tuổi nằm trên sông Vàm Thuật thuộc phường 5 quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo nổi tiếng tại Việt Nam.
Chùa Nghệ Sĩ
Chùa Nghệ Sĩ (hay tên gọi khác là Nhựt Quang Tự) được xây dựng năm 1963, tọa lạc tại địa chỉ 116/6 đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa được đặt tên là “Chùa Nghệ Sĩ” bởi lẽ nơi đây có một nghĩa trang dành riêng để an táng các nghệ sĩ Cải Lương ở Việt Nam.
Chùa Pháp Bảo
Chùa Pháp Bảo được Hòa thượng Thích Như Niệm thành lập năm 1970, tọa lạc tại địa chỉ 78/41 đường số 11, phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Kiến trúc tại chùa mang hơi hướng chùa cổ miền Bắc cùng nghệ thuật điêu khắc hình rồng trên mái và cột chùa vô cùng tinh xảo.
Trong bài viết trên, Mua Bán đã cung cấp tất tần tật thông tin về chùa Kỳ Quang 2 – ngôi chùa đã mang đến những câu chuyện kỳ tích về tình người ấm áp nơi Sài Gòn bộn bề, hoa lệ. Hãy ghé thăm chùa để chiêm ngưỡng những nét kiến trúc đặc trưng của nơi đây cũng như tiếp thêm động lực cho nhà chùa trong việc nuôi dưỡng các mảnh đời bất hạnh.
Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về dịch vụ khách sạn khi đi du lịch, hãy ghé ngay Muaban.net nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiêm bái những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, linh thiêng và cổ kính