Bạn có hàng tá công việc cần phải thực hiện và đôi khi không thể nhớ hết? Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, công việc thường bị dồn lại từ ngày này qua ngày khác khiến bạn cảm thấy bất lực và stress? Đó là một trong những nguyên nhân cho sự ra đời của Checklist. Vậy Checklist là gì? Cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết này nhé!
I. Checklist là gì?
Checklist là gì? Checklist là danh sách những việc cần được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc thực hiện để hướng tới mục tiêu cụ thể đã được đưa ra.
Để có một bảng Checklist chuẩn, bạn phải liệt kê các đề mục từ nhỏ đến lớn trong ngày một cách cặn kẽ.
Thông thường, người ta thiết kế Checklist dưới dạng danh sách gồm có các đề mục cần thực hiện từ nhỏ đến lớn, trước đề mục là ô trống để bạn có thể tích vào khi đã thực hiện xong.
II. Phân biệt Checklist và to-do list
Hiện nay, mọi người vẫn thường nhầm lẫn giữa Checklist và to-do list. Thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác nhau giữa to-do list và checklist là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Checklist: Là toàn bộ những công việc, nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo hoàn thành một quy trình nào đó một cách hoàn hảo nhất. Các đề mục trong Checklist thường là những công việc có liên quan đến nhau và được sắp xếp theo thứ tự.
To-do list: Để lập To-do list, bạn cần liệt kê hết các công việc cần làm và chúng có thể không có sự liên quan đến nhau. Ngoài ra, một To-do list có thể chứa nhiều Checklist.
>>> Xem thêm: Bucket list là gì? Danh sách các việc làm giúp cuộc sống bạn thú vị và ý nghĩa hơn
III. Công dụng khi sử dụng bảng Checklist trong công việc
Trong các ngành nghề, lĩnh vực hiện nay đều có sự xuất hiện của Checklist. Để đảm bảo được công việc, không chỉ cấp lãnh đạo mà các nhân viên cũng sử dụng bảng Checklist công việc để đảm bảo tiến độ được giao. Nhờ Checklist công việc, chúng ta có thể theo dõi nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp và đúng thời hạn.
1. Đối với nhân viên
Tần suất sử dụng Checklist của các nhân viên tương đối nhiều. Để có thể chuyên nghiệp trong công việc, các nhân viên sử dụng Checklist để giải quyết một cách triệt để, hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó, Checklist giúp nhắc nhở họ không bỏ lỡ những việc quan trọng.
2. Đối với cấp quản lý
Qua bảng Checklist công việc, họ dựa vào đó để đánh giá năng suất của từng bộ phận. Từ đó có thể kiểm soát và kịp thời khắc phục những thiếu sót của phòng ban, cá nhân, tập thể. Ngoài ra, bảng Checklist giúp các quản lý tiết kiệm thời gian hơn, thực hiện các công việc quan trọng trong thời gian đó.
3. Đối với tasks cá nhân
Nhờ có bảng Checklist, bản thân chúng ta có thể biết và lần lượt hoàn thành các công việc theo đúng quy trình và sẽ không bị chậm trễ. Nhờ đó, chúng ta được thúc đẩy hoàn thiện mục tiêu và sắp xếp thời gian một cách khoa học nhất.
>>> Xem thêm: Timeline là gì? Cách làm timeline để theo dõi công việc một cách hiệu quả
IV. Ưu và nhược điểm của Checklist
Vậy những ưu điểm và nhược điểm của Checklist là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
1. Ưu điểm của Checklist
Ưu điểm có thể dễ dàng nhận thấy của Checklist là giúp hoàn thành công việc một cách dễ dàng và suôn sẻ hơn, ngoài ra Checklist giúp đảm bảo hiệu quả công việc và theo đúng quy trình, đồng thời tối ưu hóa quá trình làm việc của từng người. Khi sở hữu bảng Checklist chuẩn, các nhà lãnh đạo có thể nắm được tình hình chung của toàn doanh nghiệp. Chính vì thế, các quản lý cần căn cứ theo tình hình doanh nghiệp và thị trường để có thể lập ra Checklist công việc thích hợp nhất.
2. Nhược điểm của Checklist
Ngoài các ưu điểm, Checklist cũng tồn tại các nhược điểm nhất định. Người dùng Checklist đôi khi trở nên phụ thuộc quá mức, khiến chúng ta trở nên thụ động và ỷ lại. Ngoài ra, Checklist không thể ứng biến trước các tình huống bất ngờ hoặc khẩn cấp, vì thế chúng ta cần phải linh hoạt xử lý trong từng trường hợp.
V. Mẫu Checklist công việc chuyên nghiệp
1. Checklist công việc gồm những gì?
Tùy vào công việc và ngành nghề, mỗi Checklist sẽ có các đề mục khác nhau. Các đề mục này được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và theo tiến độ để hoàn thành công việc. Ngoài ra là các phần như ngày hoàn thành, nhân lực,… tùy vào nhu cầu sử dụng.
2. Gợi ý một số mẫu Checklist
Sau đây là một số mẫu Checklist để bạn có thể tham khảo và lập ra cho riêng mình một bảng Checklist công việc phù hợp với bạn và với ngành nghề.
Tham khảo tin đăng tìm việc làm thêm cho học sinh, sinh viên mới nhất 2023
VI. Một số ứng dụng (app) hỗ trợ Checklist công việc:
Sau đây là đề xuất các ứng dụng hỗ trợ tạo Checklist công việc mà muaban.net dành cho bạn. Dựa trên những phân tích này mong bạn có thể thiết kế được Checklist phù hợp cho bản thân.
1. Trello
Trello là phần mềm lên Checklist trên máy tính có giao diện dễ hiểu và độc đáo nhất hiện tại. Trello cho phép bạn tạo nhiều dự án cùng lúc và tạo Checklist trên mỗi dự án một cách dễ dàng và chi tiết.
Một số tính năng nổi bật của ứng dụng:
- Tạo và chia sẻ danh sách công việc với đồng nghiệp dễ dàng.
- Tạo bảng để sắp xếp mọi thứ.
- Tùy chỉnh quy trình làm việc cho từng dự án.
- Thêm Checklist trên thẻ công việc.
- Giao nhiệm vụ cho bản thân và đồng nghiệp, hỗ trợ teamwork.
- Nhận xét các mục của bạn bè.
- Đính kèm tệp, tải ảnh và video lên dễ dàng.
- Tạo thẻ mới ngay lập tức.
- Nhận thông báo với bất kì hoạt động nào trên Trello.
- Làm việc trên nhiều bảng với nhiều tab một lúc.
- Không giới hạn lời mời tham gia vào làm việc chung với dự án.
2. Google Tasks
Với Google Tasks, bạn có thể dễ dàng lập Checklist công việc và thiết lập nhắc nhở thực hiện nhiệm vụ. Ứng dụng này được sử dụng miễn phí là một ưu điểm so với các ứng dụng khác.
Google Tasks có khả năng đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị của bạn.
Một số tính năng nổi bật của ứng dụng:
- Tạo ghi chú và nhắc nhở thực hiện công việc mọi lúc mọi nơi.
- Hỗ trợ quản lý, chỉnh sửa tác vụ với tính năng đồng bộ hóa.
- Dùng Email để thông báo tiến độ công việc.
3. Due
Due là phần mềm lên Checklist tự động và liên tục nhắc nhở, theo dõi các nhiệm vụ mà người dùng đã lập ra trước đó cho đến khi được hoàn thành. Ngoài ra ứng dụng này mang lại sự bất ngờ khi giao diện tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Một số tính năng nổi bật của ứng dụng:
- Ghi nhớ những công việc cần làm trong ngày.
- Cài đặt thời gian nhắc nhở công việc tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Nhắc nhở liên tục đến khi bạn hoàn thành công việc.
- Sử dụng tính năng đếm lùi cực chính xác, phù hợp cho các công việc cần sự chuẩn xác về thời gian.
- Thiết lập những nhắc nhở lặp lại theo chu kỳ ngày, tuần, tháng.
- Không cần kết nối Internet để hoạt động.
VII. Tổng kết
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về Checklist như Checklist là gì, một số mẫu Checklist và cách tạo một Checklist phù hợp,… Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ đến người khác nhé! Và đừng quên theo dõi Muaban.net để biết thêm những tin tức khác về việc làm bạn nhé.
>>>Xem thêm:
- TOP 15 App Ghi Chú Giúp Bạn Ghi Nhớ Hiệu Quả Trong Công Việc & Học Tập
- Top 10+ app quản lý chi tiêu tốt nhất được mọi người tin dùng năm 2022
- Thời gian biểu cho sinh viên và cách xây dựng thời gian biểu hợp lý và hiệu quả