Chế biến thực phẩm hiện đang là một ngành nghề được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm và lựa chọn. Không chỉ bởi mức lương khá hấp dẫn mà bản chất công việc này cũng vô cùng thú vị.
Vậy công việc của ngành nghề này là gì? Tiềm năng phát triển ra sao? Mức lương như thế nào mà lại thu hút đông đảo người quan tâm đến như vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay nhé!
Ngành chế biến thực phẩm là gì?
Thứ nhất, bạn cần biết chế biến thực phẩm là gì? Đây là một ngành nghề chuyên để nghiên cứu về lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản, kiểm tra và đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến một cách định kỳ.
Ngoài ra, nghiên cứu phát triển nguồn giống, sản phẩm mới, tổ chức vận hành dây chuyền bảo quản và sản xuất thực phẩm cũng nằm trong ngành chế biến thực phẩm này.
Trong ngành học này, bạn sẽ được học về vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa học, sinh học, nguyên liệu chế biến cũng như phương pháp chế biến thực phẩm,… Những kiến thức này sẽ được trang bị cho học viên để nhằm tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của mọi người.
Ngoài những kiến thức nền tảng trên, ngành chế biến thực phẩm cũng được trang bị thêm kỹ năng chuyên sâu về các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, chế biến bảo quản lương thực, đồ uống, đường, sữa và các loại chất béo,…
>>> Xem thêm: Công nghiệp chế biến là gì? Top 6 ngành công nghiệp chế biến
Công việc của ngành chế biến thực phẩm?
Cơ hội việc làm của ngành chế biến thực phẩm rất đa dạng. Bạn có tìm được những việc làm thêm tại nhiều môi trường khác nhau. Sau đây sẽ là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo cho công việc sau này.
Công việc tại nhà hàng, khách sạn của nhân viên chế biến thực phẩm
Đầu tiên, bạn có thể làm việc tại nhà hàng, khách sạn với ngành chế biến thực phẩm này. Tại đây, thường tuyển dụng rất nhiều những vị trí cho nhân viên chế biến món ăn. Bởi lẽ, một bữa ăn ngon miệng sẽ quyết định 50% mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn.
Các công việc chính của một nhân viên chế biến thực phẩm tại nhà hàng, khách sạn thường là:
- Sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu cần chế biến cho những món ăn theo công thức đã có sẵn.
- Nhận yêu cầu từ bếp trưởng về quá trình thực hiện và những công việc liên quan khác.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.
- Dọn dẹp khu vực làm việc sạch sẽ sau mỗi buổi làm việc.
- Bảo quản thực phẩm chưa sử dụng đến.
Chính vì vậy, khi làm việc tại môi trường nhà hàng, khách sạn thì bạn cần nắm rõ kiến thức về các loại rau củ quả, thịt cá, lương thực,… để đảm bảo đem đến những món ăn tươi ngon nhất dành cho khách hàng.
>>> Xem thêm:
- Nghề phụ bếp và những điều có thể bạn chưa biết
- Phụ bếp – 5 điều có thể bạn chưa biết!
Công việc tại doanh nghiệp
Ngoài môi trường làm việc tại nhà hàng, khách sạn ra, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp với chức vụ là người nghiên cứu, kiểm tra và tạo ra các sản phẩm phụ gia. Phụ gia là những nguyên liệu được thêm vào món ăn để tăng thêm hương vị tươi ngon hơn, không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thêm vào đó, bạn cũng sẽ là người chuẩn bị kế hoạch, chiến lược để tạo ra các loại thực phẩm mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được ra mắt thị trường. Các sản phẩm này có ý nghĩa trong việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bạn sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các bộ phận sản xuất thực hiện theo các tiêu chí đã đề ra. Mục đích là tạo nên các sản phẩm hoàn thiện nhất.
Sau đó, bạn sẽ cần quản lý, giám sát các bộ phận này, tránh các trường hợp sản phẩm bị lỗi hay bị hỏng được đưa ra thị trường, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.
Với mỗi dòng sản phẩm được sản xuất, bạn cần báo cáo hiệu quả công việc với cấp trên để có thể cùng quản lý công việc một cách tốt nhất.
Việc làm phù hợp với bạn có ngay ở tin đăng dưới đây tìm hiểu thêm nhé!
Công việc của công nhân chế biến thực phẩm
Bên cạnh hai công việc như trên, bạn cũng có thể tham khảo công việc của công nhân chế biến thực phẩm tại các nhà máy, xí nghiệp.
Đây là nguồn nhân lực chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, trực tiếp tạo ra các sản phẩm đưa ra thị trường. Để tạo ra một sản phẩm, thực phẩm chế biến cần có rất nhiều các công đoạn như sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản,… Vì vậy, mỗi công nhân trong dây chuyền sản xuất này sẽ có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau.
Các công việc sẽ được lặp đi lặp lại, tạo thành một “bộ máy làm việc” thuần thục. Các công việc này sẽ không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn mà chỉ cần bạn có sức khỏe, chăm chỉ, nhanh nhẹn và thực hiện đúng các công việc được giao.
Yêu cầu đối với nhân viên chế biến thực phẩm
Một nhân viên chế biến thực phẩm cần có những kiến thức, kỹ năng gì? Có quá khó để theo học ngành nghề này hay không?
Kiến thức cơ bản
Với ngành chế biến thực phẩm thì đây là yếu tố đầu tiên nếu bạn muốn theo đuổi ngành nghề này. Bạn cần phải hiểu biết về các loại thực phẩm, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị thêm những kỹ năng phụ trợ như cách vận hành máy móc sản xuất, đảm bảo công việc được thực hiện có hiệu suất cao, đúng quy trình.
Yêu nghề và đam mê
Bất kể khi bạn theo đuổi một công việc nào đó, bạn cũng cần có tình yêu nghề và đam mê. Như vậy, bạn mới hạnh phúc và vui vẻ với công việc mình đang làm. Từ đó, sẽ tạo ra được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
Ngành chế biến thực phẩm này rất đa dạng và cũng có những khó khăn nhất định. Vì vậy, hãy giữ cho mình tình yêu công việc để gắn bó lâu dài với nghề lâu nhất bạn nhé.
Cẩn thận và tỉ mỉ
Công việc chế biến thực phẩm sẽ liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Những sản phẩm bạn tạo ra cần đạt được chất lượng theo đúng kiểm định. Đòi hỏi bạn phải vô cùng tỉ mỉ để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Bởi chỉ cần với một lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất, bảo quản hay chế biến đều sẽ tác động tới thực phẩm. Đa phần sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chẳng may sản phẩm lỗi rơi vào tay khách hàng.
Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân
Vấn đề vệ sinh an toàn là yếu tố quan trọng nhất trong ngành chế biến thực phẩm. Người chế biến cần phải giữ vệ sinh cá nhận thật tốt để tránh việc lây nhiễm vi khuẩn vào bên trong thực phẩm.
Tại các nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn thì người chế biến sẽ được mặc các bộ đồ khử khuẩn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn cũng cần phải giữ vệ sinh bản thân mình thật tốt chứ không quá dựa dẫm vào bộ đồ.
Một số thông tin liên quan có ở tin đăng dưới đây:
Khả năng tính toán tốt
Nếu làm trong ngành công nghiệp chế biến này, bạn cũng nên cần có kỹ năng tính toán, cân đếm. Việc có những kỹ năng này sẽ giúp bạn biết được chính xác lượng đồ ăn trong quá trình làm việc, đảm bảo được chất lượng và hương vị chuẩn xác nhất.
Tiềm năng của ngành chế biến thực phẩm
Cơ hội việc làm
Có thể nói, ngành chế biến thực phẩm có tiềm năng cơ hội việc làm rất lớn. Tại Việt Nam, với nền nông nghiệp phát triển, nguồn nông sản dồi dào. Thêm vào đó là nhu cầu ẩm thực của người dân cũng rất lớn.
Với guồng quay công việc ngày càng bận rộn như hiện nay, mọi người thường không có thời gian để tự chuẩn bị bữa ăn mà thường tìm đến những thực phẩm chế biến sẵn.
Đây chính là cơ hội, môi trường lý tưởng để phát triển ngành chế biến thực phẩm. Vì vậy, ngành nghề này có nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Các công việc đa dạng mà bạn có thể lựa chọn như chế biến rau quả, thủy hải sản, chế biến đường, sữa, nước giải khát, chế biến hàng đông lạnh, bảo quản lương thực, thực phẩm,… trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội làm việc với chức vụ là những nhà nghiên cứu thực phẩm, cán bộ kiểm tra kỹ thuật chế biến món ăn, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm làm việc tại trung tâm ý tế và dự phòng, trung tâm dinh dưỡng,… cũng là một số việc làm bạn có thể tham khảo.
Mức lương
Mức lương của công việc chế biến thực phẩm hiện nay dao động trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng dành cho những công việc không yêu cầu quá cao về chuyên môn. Với những công việc có kỹ năng chuyên nghiệp hơn thì bạn có thể nhận mức lương từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Với những việc lao động phổ thông không yêu cầu kinh nghiệm thường rất thu hút nhiều người, đặc biệt là những người di cư đến các khu vực thành phố lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tin đăng tìm việc làm phổ thông tại Hà Nội, TP HCM,…
Nguyên tắc khi chế biến thực phẩm an toàn
Nếu bạn đã và đang muốn theo đuổi ngành chế biến thực phẩm này thì hãy đừng quên nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên tắc được áp dụng hầu hết trong các nhà hàng ăn uống, cơ sở sản xuất thực phẩm là nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều. Theo thông tư số 15/2012/TT-BYT quy định: “Nguyên tắc 1 chiều là quy trình sản xuất thực phẩm phải được thiết kế, bố trí theo 1 chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng”.
Bạn có thể hiểu nguyên tắc này là toàn bộ quá trình sản xuất thức ăn hoạt động theo một chiều thống nhất, đúng thứ tự từ giai đoạn sơ chế nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra cần được tách biệt.
Các bộ phận như khu vực chứa nguyên liệu, sơ chế – chế biến, khu vực lưu trữ, bảo quản sản phẩm, khu vực dọn rửa vệ sinh cần hoạt động theo một luồng nhất định. Các cơ sở chế biến cần phân tách rõ khu vực thực phẩm sống và chín.
>>> Tham khảo thêm:
- KCS là gì và 5 vấn đề liên quan đến KCS mà bạn cần biết!
- Eat Clean là gì? 4 nguyên tắc ăn eat clean bạn nên biết
Trên đây là những thông tin về ngành nghề chế biến thực phẩm. Đây đang là một vị trí công việc với nhiều tiềm năng cơ hội hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo. Mua bán mong rằng với bài viết trên, các bạn sẽ hiểu hơn về công việc này và có những định hướng nghề nghiệp hợp lý hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể truy cập vào website muaban.net để tìm việc làm với môi trường chuyên nghiệp và mức lương hấp dẫn nhé.