Nếu bạn là dân công nghệ thông tin, thì đã từng nghe qua thuật ngữ CCNA hay chưa? Với thời đại 4.0, công nghệ thông tin ngày càng phát triển như vũ bão. CCNA ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vậy CCNA là gì? Chứng chỉ này có công dụng như thế nào? Cùng dành ít phút đến với bài viết ngay sau đây để tìm hiểu hiểu rõ hơn bạn nhé!
Khái quát thuật ngữ CCNA là gì?
CCNA là gì?
CCNA là thuật ngữ được viết tắt bởi tên tiếng anh Cisco Certified Network Associate – một chứng chỉ về thiết bị mạng quốc tế do Cisco Systems cấp. Những nhà IT, chuyên viên mạng hoặc kỹ sư công nghệ thông tin được cấp chứng nhận này đều được toàn thế giới đánh giá cao về lĩnh vực mạng (networking). Bao gồm Internet, mạng diện rộng (WAN) và mạng cục bộ (LAN).
Ngoài ra cơ hội việc làm khi có chứng chỉ này trong tay cũng được mở rộng hơn rất nhiều. Mục tiêu của CCNA là hướng đến toàn bộ kiến thức và kỹ năng lắp đặt bộ định tuyến Router, bộ chuyển đổi mạng Switch… cùng các sản phẩm mạng phức tạp khác. Đến đây thì bạn đã hiểu sơ lược CCNA là gì rồi đúng không nào?
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản trị mạng máy tính là gì? Nghề “hái ra tiền” thời 4.0
Điều kiện để có được chứng chỉ CCNA là gì?
Theo Cisco thì CCNA là chứng chỉ ở cấp độ cơ bản, sau CCNA còn có những chứng chỉ cao hơn. Thế nên không có điều kiện tiên quyết nào cho kỳ thi này cả. Tuy nhiên, theo quy định thi CCNA sẽ giới hạn độ tuổi. Theo đó, dưới 13 tuổi (không đủ điều kiện tham gia thi), từ 13 -17 tuổi phải có sự đồng ý và xác nhận của phụ huynh.
Dù Cisco không có điều kiện tiên quyết ở chứng nhận CCNA, nhưng kỳ thi này sẽ tốt hơn đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm về kết nối mạng từ 1 – 2 năm.
Địa chỉ học CCNA uy tín?
Hiện nay nếu bạn muốn nâng cao trình độ bằng cách học CCNA thì rất dễ dàng. Dù ở bất kỳ khu vực nào bạn cũng đều có thể đăng ký học. Trên thị trường, cũng có nhiều đơn vị, trung tâm khác nhau đào tạo chứng chỉ này. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu và chọn lọc đâu là những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng và đủ điều kiện để cấp chứng nhận bạn nhé! Một vài địa chỉ uy tín dưới đây có thể bạn sẽ hài lòng:
- Trung Tâm Tin Học VnPro
- Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin Nhất Nghệ
- Trung Tâm Chuyên Gia Mạng Newstar
- Trung tâm công nghệ và đào tạo Robusta
- Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng & An Ninh Mạng Quốc Tế ATHENA
Top 3 lý do để bạn nên có chứng chỉ CCNA là gì?
CCNA giúp mở rộng và tạo cơ hội trên con đường sự nghiệp
Hiện nay hầu hết những nhà tuyển dụng về lĩnh vực mạng, họ đều ưu tiên những cá nhân có chứng chỉ CCNA hay MCSA. Vậy lý do bạn được quan tâm khi có chứng nhận CCNA là gì?Có nhiều lý do để nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá cao những ứng cử viên khi sở hữu được chứng chỉ quốc tế này.
Nó vừa chứng minh được kiến thức nền móng của bản thân ở các lĩnh vực vận hành, bảo trì cơ sở mạng. Bạn sẽ dễ dàng làm quen với các thiết bị, phần mềm mới khi làm việc ở một công ty chuyên về mạng, bởi bạn đã nắm rõ về công nghệ.
Việc có chứng nhận CCNA cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có sẵn kinh nghiệm về các thiết bị mạng thực tế. Vì trong quá trình học, học viên đã có được cơ hội thực hành và nghiên cứu các sản phẩm mạng đến từ Cisco.
Ngoài ra, với trình độ CCNA bạn có thể cùng lúc làm nhiều công việc khác nữa như tư vấn, kinh doanh về mạng hoặc triển khai nhiều dự án khác. Với những ưu thế trên, thì CCNA sẽ là tấm vé giúp con đường sự nghiệp ở lĩnh vực mạng Network ngày một thênh thang và rộng mở.
Là một trong những chứng chỉ CNTT cơ bản của Cisco
Cisco Certified Network Associate được xem là một chứng chỉ cơ bản về công nghệ mạng, nằm trong Top 10 danh sách chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Chứng chỉ do hãng công nghệ hàng đầu Cisco System có trụ sở tại Mỹ cấp.
Hiện nay tại Việt Nam, bất kỳ cá nhân nào đang làm việc và triển khai, sử dụng, thiết kế các sản phẩm của Cisco cũng đều bắt buộc phải có chứng chỉ CCNA hoặc thậm chí là CCNP, CCIE (chứng chỉ cấp bậc cao hơn, hiếm người sở hữu được).
Một số ngân hàng, nhiều bộ – tổng cục Viettel, FPT…hay các ông lớn ngành IT, hiện cũng đã và đang sử dụng các sản phẩm của nhà Cisco. Vì vậy nếu bạn muốn ứng tuyển để làm việc tại các tập đoàn này đều phải có những kiến thức tối thiểu của CCNA.
Là chứng chỉ được toàn cầu công nhận
Hiện tại chứng chỉ CCNA đã chính thức được công nhận ở 150 nước trên toàn thế giới. Bên cạnh đó hãng Cisco – đơn vị cấp chứng nhận này hiện đang sở hữu hớn 54% thị phần về thiết bị và công nghệ mạng liên quan đến hạ tầng Internet. Điều này cho thấy rằng không ai có thể hiểu rõ về kỹ thuật mạng như Cisco. Và hơn hết việc học và nghiên cứu CCNA sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn với một trong những công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay.
Những giai đoạn bạn cần trải qua để sở hữu chứng chỉ CCNA là gì?
Lấy chứng chỉ nhập môn nếu có điều kiện
Chứng chỉ nhập môn CCNA là gì? Mặc dù, hiện nay để có được chứng chỉ CCNA, không yêu cầu bạn phải có chứng chỉ nhập môn. Tuy nhiên, nếu có thì bước tiến trong cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ đi xa hơn đúng không nào? Và bước khởi đầu tốt để bạn thâu tóm được CCNA đó là trải qua chứng chỉ CCENT (Cisco Certified Entry Networking Technician). Chứng nhận nhập môn này bạn sẽ được cấp khi hoàn thành kỳ thi ICND1.
Chuẩn bị hành trang kiến thức cần thiết để vượt qua kì thi CCNA một cách tốt nhất
Để vượt qua kỳ thi này một cách tốt nhất, ngoài việc cung cấp cho mình những kiến thức lý thuyết bên lề, thì bạn cần có những giờ thực hành trên các thiết bị giả lập nâng cao kỹ năng và thành thạo với ngôn ngữ mạng. Ngoài ra bạn cũng có thể tự học thông qua sách giáo khoa hay tham gia những khóa học trực tuyến đã được sự ủy quyền của Cisco.
Riêng đối với những ai đã có được chứng chỉ nhập môn CCENT thì chỉ cần vượt qua 1 phần thi thứ 2 nữa là ICND2 nằm trong danh mục chương trình đào tạo mới nhất hiện nay. Và khi vượt qua được phần thi này bạn sẽ nắm chắc trong tay tấm bằng CCNA.
Trường hợp những cá nhân chưa có được chứng nhận CCENT, thì bạn phải kết hợp vượt qua 2 khóa học, đó là ICND1 và ICND2. Hiện nay tại Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn cầu, khối chương trình đào tạo CCNA được thiết kế lại khá chuẩn, phù hợp với quy định bài thi của Cisco.
Đăng ký tham gia thi
Theo đó kỳ thi CCNA sẽ được tổ chức tại các trung tâm dưới sự ủy quyền là đối tác của Cisco. Các thí sinh có thể đăng ký bằng hình thức (đăng ký trực tiếp với Cisco hoặc qua trung tâm). Quá trình làm bài thi CCNA sẽ kéo dài trong vòng 90 phút đồng hồ.
Nội dung thi CCNA là gì? Kỳ thi này sẽ kiểm tra tổng hợp những kiến thức và kỹ năng của ứng viên liên quan đến các chủ đề như: Network media, bảo mật mạng, công nghệ mạng WAN và LAN, chuyển mạch và định tuyến cơ bản, định tuyến IP…
Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai khi có chứng chỉ CCNA
Những nhà tuyển dụng yêu cầu CCNA?
Hiện nay hầu hết các nhà dịch vụ Internet hoặc cung cấp mạng hàng đầu như: VNPT, Viettel, FPT, hay những tập đoàn lớn chuyên về thiết bị hạ tầng Internet,… họ đều là những khách hàng, đối tác của Cisco. Chính vì vậy, những doanh nghiệp lớn này đều cần những nhân viên và chuyên gia ưu tú về quản trị mạng.
Với những công việc phức tạp và tinh xảo, đòi hỏi bạn phải thực hiện biến đổi hàng giờ. Cisco hiểu rằng việc có được một nguồn nhân lực có đủ kỹ năng và kiến thức ưu tú để đáp ứng cho các áp lực và sự phát triển ấy là rất cần thiết.
Chính vì vậy, từ năm 1996 Cisco đã bắt đầu tạo ra một hệ thống giáo dục, phân bằng cấp để thể hiện trình độ thực sự của một cá nhân. Trải qua nhiều năm phát triển và duy trì đến ngày hôm nay. Những chứng nhận của Cisco luôn có được độ uy tín và chất lượng được công nhận trên toàn cầu. Một số danh hiệu mà Cisco từng đạt được như: Gold Partners, Premier, Silver…
Vị trí công việc đảm nhận sau khi có được chứng nhận CCNA là gì?
Network Fundament
Đây là vị trí công việc mà người nhân viên đảm nhận nhiệm vụ phải quản lý cũng như quản trị toàn bộ hệ thống mạng máy tính của một tổ chức, công ty nào đó. Phải thường xuyên cập nhật những công nghệ mới và bảo đảm hệ thống vận hành đúng chức năng. Đa phần công việc này đều liên quan đến mạng diện rộng (WAN) và mạng cục bộ (LAN).
>>> Có thể bạn quan tâm: Networking là gì? Thuật ngữ quan trọng bạn nên biết
Switching
Trong bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào cũng đều có hệ thống bộ chuyển mạch được thiết kế thành một mạng lưới. Những thiết bị chuyển mạch này sẽ có nhiệm vụ kết nối với các máy chủ, máy in và máy tính tạo thành hệ thống mạng tài nguyên dùng chung. Để làm được công việc này, nhân viên Switching (chuyển mạch) sẽ đảm nhận nhiệm vụ. Bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn họ sẽ điều khiển và cho phép các thiết bị kết nối, chia sẻ thông tin với nhau.
Routing
Một Routing thiết bị mạng là người tạo ra hướng đi và đường đi tốt nhất cho các bộ định tuyến. Thông qua những cơ sở dữ liệu mạng bạn sẽ phải tích hợp nó phù hợp với các giao thức định tuyến.
IP Services
Hiện nay mọi thiết bị Internet đều được gán một địa chỉ IP riêng. Đây được xem như một bộ quy tắc những kết nối và liên lạc của mọi thiết bị ở những nơi cần thiết. Người làm dịch vụ IP sẽ phải biết cách giải quyết những xung đột về IP, cập nhật những phiên bản IP mới nhất. Đồng thời việc quan trọng là bằng những kỹ năng chuyên môn bạn không được để lộ địa chỉ IP nội bộ ra ngoài.
WAN
Giờ đây nhằm hỗ trợ người dùng từ xa, mạng diện rộng WAN được đưa vào sử dụng rất nhiều. Người chịu trách nhiệm hệ thống mạng này phải có khả năng giám sát chặt chẽ từ cuối đến đầu mạng. Công việc này cần phải liên tục, bạn phải nắm bắt và giải quyết tốt các hiệu ứng trước khi nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Việc cân bằng hiệu suất giữa mạng WAN và LAN để người dùng có được trải nghiệm tốt hơn cũng là điều rất quan trọng.
Một số vị trí khác
- Chuyên gia máy tính hợp nhất của Cisco
- CCNA và CCNP không dây
- Bảo mật CCNA
- Kỹ thuật viên mạng
Mức lương của CCNA có cao không?
Nếu bạn hiện đảm nhận 1 trong những vị trí công việc kể trên thì mức lương sẽ dao động ở ngưỡng $ 59,000 đối với kỹ thuật viên mạng, $ 78,000 đối với vị trí chuyển mạch liên kết Switching và tầm $ 92,000 đối với nhân viên Routing. Ngoài ra một số công việc khác như: bảo mật, thiết kế hệ thống mạng, chuyên gia giọng nói…, mức lương sẽ cao hơn từ $ 95,000 – $ 130,000.
Nhìn chung về cơ bản, những người có chứng chỉ CCNA của Cisco, thường mức lương trung bình bắt đầu ở mức $ 59,000. Đây là mức thu nhập lớn và chắc hẳn ai cũng sẽ hài lòng. Thế nên, khi bạn kiếm được một công việc lĩnh vực này thì sẽ rất tuyệt vời. Hãy tham gia CCNA ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt bạn nhé!
Ngoài ra, MuaBan.net luôn cập nhật tin đăng việc làm part-time mới nhất bạn có thể tham khảo:
Một số thông tin ngoài lề về CCNA có thể bạn chưa biết?
CCNA sẽ tồn tại trong bao lâu?
Đây thường là câu hỏi của rất nhiều người, hiện chứng chỉ này đang có thời hạn sử dụng là 3 năm. Và sau thời gian 3 năm, bạn phải thi lại để lấy chứng chỉ mới nhằm phục vụ cho công việc liên quan đến lĩnh vực quản trị mạng.
Các dạng bài thi CCNA bạn cần nắm
Để lấy được chứng chỉ CCNA bạn có thể đăng ký dự thi bằng 2 hình thức. Đó là tham gia thi ICND1 và ICND2 riêng lẻ hoặc làm bài kiểm tra CCNA phối hợp cùng lúc. Dạng bài thi sẽ ở nhiều hình thức khác nhau như: mô phỏng, chọn lựa, điền vào chỗ trống, simlet và testlet…
Thời gian để các ứng viên làm bài là 90 phút, mức lệ phí thi là khoảng 325 USD. Bạn sẽ vượt qua kỳ thi và có được chứng nhận nếu trả lời đúng trên 75%.
CCNA có tự học được hay không?
Có khá nhiều bạn trẻ hiện nay đang thắc mắc liệu không biết tự học CCNA thì có đủ kiến thức để vượt qua bài thi hay không? Câu trả lời là có thể, chỉ cần bạn chăm chỉ, chịu khó tìm tòi những kiến thức và rèn luyện kỹ năng đến khi cảm thấy đủ tự tin thì bạn chỉ việc đăng ký đi thi. Tuy nhiên, nếu bạn có điều kiện tham gia vào các lớp đào tạo và giảng dạy chuyên nghiệp, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia thì khả năng vượt qua kỳ thi sẽ khả quan hơn.
Các dạng bài thi CCNA bạn cần nắm
Để lấy được chứng chỉ CCNA bạn có thể đăng ký dự thi bằng 2 hình thức. Đó là tham gia thi ICND1 và ICND2 riêng lẻ hoặc làm bài kiểm tra CCNA phối hợp cùng lúc. Dạng bài thi sẽ ở nhiều hình thức khác nhau như: mô phỏng, chọn lựa, điền vào chỗ trống, simlet và testlet…
Thời gian để các ứng viên làm bài là 90 phút, mức lệ phí thi là khoảng 325 USD. Bạn sẽ vượt qua kỳ thi và có được chứng nhận nếu trả lời đúng trên 75%.
Tại sao CCNA lại quan trọng đến vậy?
Theo thống kê gần đây nhất, hiện tại hãng công nghệ mạng Cisco đang chiếm giữ 54% thị trường mạng trên toàn cầu. Vì vậy có được tấm bằng CCNA trong tay đồng nghĩa với việc bạn đã làm chủ và nắm bắt được những công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay. Khi năng lực được đánh giá cao thì cơ hội nghề nghiệp cũng sẽ phát triển ở quy mô toàn thế giới.
Các chứng chỉ khác bên cạnh CCNA là gì?
CCNP – Chứng chỉ quản trị mạng
CCNP là chứng chỉ cao hơn CCNA cũng được cấp bởi Cisco, tên đầy đủ của chứng chỉ này là Cisco Certified Network Professional. Các kỹ năng về setup thông số kỹ thuật, quản trị mạng quy mô lớn của bạn sẽ được công nhận nếu có chứng chỉ này trong tay. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng có được chứng nhận cấp cao này. Chứng chỉ CCNA vẫn là yếu tố tiên quyết để bạn muốn sở hữu tấm bằng cấp cao hơn này.
MCSA – Chứng nhận quản trị hệ thống
Đây là một chứng chỉ mà một dân IT cần phải sở hữu cho riêng mình. MCSA là tên viết tắt của cụm từ Microsoft Certified Systems Administrator. Khi nhà tuyển dụng nhìn thấy được chứng chỉ này, họ sẽ đánh giá cao bạn là một ứng cử viên tiềm năng trong mạng setup, bảo trì và vận hành hệ thống mạng cho doanh nghiệp ở quy mô lớn và nhỏ.
Như vậy, với nội dung trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc CCNA là gì? Vậy bạn đã có chứng chỉ này hay chưa? Hãy nhanh chóng sở hữu nó ngay để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai bạn nhé! Ngoài ra bạn đừng quên truy cập thêm tại trang thông tin rao vặt Mua Bán để có cơ hội tìm kiếm và lựa chọn hàng nghìn đầu việc liên quan đến công nghệ thông tin, quản trị mạng, lập trình viên… Những tin tức đều được cập nhật mới hàng ngày giúp bạn tiếp cận gần hơn với nhà tuyển dụng.
>>> Có thể bạn chưa biết?
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì? Đặc điểm và ưu nhược điểm
- Ngôn ngữ lập trình Python là gì? 13 lý do nên dùng Python
- Ngành an ninh mạng là gì? 7 điều cần biết khi học an ninh mạng