1. Đặc điểm nhận dạng cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc (hay còn được gọi với cái tên cây Thiên Phú) thuộc họ Ráy và có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink. Nguồn gốc của cây Vạn Lộc xuất phát từ Indonesia và Thái Lan, rồi dần dần được nhân giống rộng rãi và trở nên phổ biến ở các nước Châu Á.
Đây là một loại cây thân thảo mọc theo dạng bụi, không có sự phân cành và nhánh. Đặc điểm nhận dạng cây Vạn Lộc là thân cây có màu xanh lục, cao khoảng 20 – 60cm. Lá cây mọc đan xen và được xếp thành từng tầng tròn quanh thân cây, tạo nên một cảm giác cân đối và thu hút ánh nhìn. Lá cây thường có đỉnh nhọn, mép lá tròn lượn sóng.
Lá non có màu hồng nhạt và viền xanh cùng với nhiều đốm màu xanh dọc theo viền và gân lá. Khi lá cây già đi, các đốm màu xanh sẽ ít dần và thay thế bằng màu hồng đỏ trải rộng khắp mặt lá, khi đó cây được gọi là cây Vạn Lộc đỏ.
Có thể bạn quan tâm: Cây trầu bà hợp mệnh gì? Vị trí phong thuỷ của cây trầu bà
2. Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?
Màu đỏ đại diện cho nguyên tố lửa hợp với hành Hoả, vì vậy, cây Vạn Lộc với màu sắc chủ đạo là hồng và đỏ, được coi là phù hợp với người mệnh Hỏa. Tuy nhiên, trong phong thuỷ cây có sức nóng vô cùng mạnh mẽ nên gia chủ cần chú ý để cân nhắc việc trồng nó. Người mệnh Hỏa nên chọn chậu màu trắng, xanh dương hoặc đen để làm dịu sức nóng. Đồng thời, màu sắc của chậu không nên nổi bật và lấn át màu sắc của cây, vì điều này có thể mang lại điều không tốt theo quan niệm phong thủy.
Theo quan niệm ngũ hành tương sinh, ngoài mệnh Hỏa, người mệnh Thổ cũng phù hợp để trồng cây Vạn Lộc. Người mệnh Kim và Mộc thì nên tránh trồng cây Vạn Lộc, vì cây không hợp với nguyên tố của 2 mệnh này. Đối với người mệnh Thủy, nếu muốn trồng cây Vạn Lộc thì có thể trồng cây thủy sinh trong chậu thủy tinh, cũng như trang trí thêm đá sỏi trắng.
Cây Vạn Lộc mang ý nghĩa phong thủy tốt, đại diện cho sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc. Việc chọn màu chậu và đặt cây ở vị trí phù hợp sẽ giúp tăng cường hiệu quả phong thủy của cây và mang lại những lợi ích tích cực cho chủ nhân.
Đọc thêm: Cây Phú Quý Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trồng Chính Xác
3. Cây Vạn Lộc hợp tuổi nào?
Cây Vạn Lộc được cho rằng hợp tuổi với nhiều độ tuổi khác nhau thuộc mệnh Hoả và Thổ như sau:
Mệnh Hỏa: Mậu Tý (sinh năm 1948), Bính Thân (sinh năm 1956), Giáp Thìn (sinh năm 1964), Ất Tỵ (sinh năm 1965), Mậu Ngọ (sinh năm 1978), Kỷ Mùi (sinh năm 1979), Đinh Mão (sinh năm 1987),…
Mệnh Thổ: Mậu Dần (sinh năm 1938 – 1998), Tân Sửu (sinh năm 1961 – 2021), Canh Ngọ (sinh năm 1990 – 1930), Kỷ Mão (sinh năm 1939 – 1999), Mậu Thân (sinh năm 1968 – 2028), Tân Mùi (sinh năm 1991 – 1931), Bính Tuất (sinh năm 1946 – 2006), Kỷ Dậu (sinh năm 1969 – 2029),…
4. Ý nghĩa của cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc mang trong mình nhiều ý nghĩa về phong thuỷ cũng như khoa học, cùng Muaban.net tìm hiểu ý nghĩa cụ thể ngay bên dưới:
4.1 Trong phong thuỷ
Trong phong thủy, màu đỏ đại diện cho sự may mắn và tốt lành. Đồng nghĩa với cây Vạn Lộc có lá đỏ hồng tượng trưng cho điềm lành, tăng cường vận khí tốt và thu hút năng lượng tích cực cho gia chủ.
Ngoài ra, cây Vạn Lộc được đặt tên mang ý nghĩa tốt đẹp về sự giàu sang, phú quý. Từ “Vạn” mang ý nghĩa là nhiều, trong khi “Lộc” biểu thị tài lộc, tiền tài và may mắn. Người ta tin rằng cây Vạn Lộc sẽ mang đến sự giàu có và may mắn cho chủ sở hữu hoặc gia chủ. Người trồng cây này được dự báo sẽ gặt hái thành công tài chính và giàu có. Khi cây Vạn Lộc nở hoa, đó là một điềm tốt, tượng trưng cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và thịnh vượng.
Xem thêm: Cây ngọc ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy đặc biệt ít người biết
4.2 Trong khoa học
Trong một số nghiên cứu về cây cảnh, có đề cập đến hiệu quả của cây Vạn Lộc trong việc làm tăng chất lượng không khí bằng cách hấp thụ những chất độc hại, gây ô nhiễm và thải ra không khí. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng, có một số loại cây thuộc họ Dracaena, trong đó có cây Vạn Lộc, với khả năng hấp thụ Formaldehyde (một chất gây ô nhiễm thường xuất hiện trong không khí trong nhà).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả này có giới hạn và không đủ để lọc toàn bộ không khí trong một không gian.
Xem thêm: Một số cây phong thủy để bàn làm việc chiêu tài lộc tấn bình an
5. Vị trí phong thuỷ đặt cây Vạn Lộc hợp phong thuỷ
Vị trí phong thuỷ để đặt cây Vạn Lộc thích hợp nhất vẫn là bên cửa sổ, nơi có ánh nắng mặt trời khuếch tán, giúp cây phát triển mạnh mẽ và xanh tốt quanh năm. Đặt cây bên cửa sổ cũng được cho là một cách để thu hút tiền bạc và tài lộc vào trong nhà.
Theo quan niệm phong thuỷ, ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tốt và làm tăng sự sống của cây. Cây Vạn Lộc được đặt gần cửa sổ, có thể tiếp nhận ánh nắng tự nhiên một cách dồi dào, cung cấp đủ năng lượng cho quá trình quang hợp và quá trình sinh trưởng của cây. Điều này giúp cây phát triển mạnh mẽ, lá xanh tươi và mang lại không gian xanh tươi mát trong suốt cả năm.
Với vị trí này, trồng cây Vạn Lộc không chỉ mang lại sự sinh trưởng tốt cho cây, mà còn góp phần tạo nên một không gian sống thịnh vượng và đầy năng lượng tích cực trong ngôi nhà của bạn.
Ngoài việc đặt vị trí cây Vạn Lộc hợp phong thủy, bạn cũng nên chọn ngôi nhà phù hợp với bản thân. Bạn có thể tham khảo thêm tại Muaban.net |
6. Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc thường được trồng bằng phương pháp tách bụi, vì đây là phương pháp đơn giản và giúp cây phát triển nhanh chóng. Phương pháp tách bụi chỉ đơn giản là tách cây con ra khỏi cây mẹ và trồng chúng riêng biệt. Phương pháp này thường cho ra kết quả tốt và thúc đẩy cây nhanh ra hoa.
Đối với đất trồng, lựa chọn một loại đất giàu dinh dưỡng là quan trọng. Đất nên có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Trong trường hợp trồng cây Vạn Lộc trong môi trường thủy sinh, không cần chuẩn bị đất mà chỉ cần sử dụng một chậu thủy tinh có nước và pha thêm một chút dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy sinh là đủ.
Khi tưới nước, hãy đảm bảo cung cấp độ ẩm đều cho cây mà không làm cho đất quá ướt, vì điều này có thể gây hại cho hệ rễ. Tưới nước từ 2 đến 3 lần mỗi tuần sẽ đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây. Đối với cây thủy sinh, hãy thay nước và làm vệ sinh chậu 1 lần/2 tuần.
Cây Vạn Lộc không đòi hỏi nhiều ánh sáng, nhưng vẫn cần một lượng ánh sáng đủ. Nếu cây được trồng trong phòng, hãy đưa cây ra phơi nắng 1 lần/tuần để cung cấp ánh sáng cho cây.
Khoảng mỗi 3-4 tháng, bạn nên bón phân cho cây một lần. Có thể sử dụng phân NPK và rải đều xung quanh cây, sau đó tưới nước để cây hấp thu phân bón.
Lưu ý những yếu tố trên sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc thành công, giữ cho cây phát triển tốt và khỏe mạnh.
Đọc thêm: 16 cây phong thủy trước nhà nên trồng giúp thu hút tài lộc năm 2023
7. Địa chỉ mua cây Vạn Lộc chất lượng
Giá bán của cây Vạn Lộc thường dao động từ 60.000 đến 150.000 VNĐ tuỳ thuộc vào từng loại cây. Để mua, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các cửa hàng cây cảnh trực tuyến hoặc mua tại các cửa hàng cây gần nơi bạn sống. Trước khi mua, nên tìm hiểu kỹ thông tin để lựa chọn loại cây Vạn Lộc phù hợp.
8. Tổng kết
Trên đây là một vài thông tin về cây Vạn Lộc cũng như câu trả lời cho câu hỏi về cây Vạn Lộc hợp mệnh gì,… Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về loài cây này. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của Muaban.net để cập nhật kiến thức hữu ích về nhà đất, phong thuỷ, việc làm,… mỗi ngày bạn nhé!
Xem thêm:
- Cây vạn tuế – Ý nghĩa phong thủy và những lợi ích không ngờ
- Cây cẩm nhung hợp mệnh gì? Công dụng và ý nghĩa phong thủy ít người biết
- Giải mã cây Kim Tiền hợp mệnh gì, tuổi gì và có độc hay không?