Với nhiều phật tử, cây sala đóng một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh. Bởi đây là một loại cây mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Bên cạnh đó, vì những công dụng mà nó mang đến nên nhiều người đã chọn và trồng chúng trong vườn nhà. Vậy cây sala là cây gì và có ý nghĩa ra sao, cùng Mua Bán tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Cây sala là cây gì?
Cây sala, còn có tên gọi khác là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân hay Ưu Đam, có tên khoa học là Couroupita guianensis. Đây là loại có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được phát triển tốt tại những nơi có khí hậu nhiệt đới. Do đó, cây được trồng phổ biến tại một số vùng như lưu vực sông Amazon, phía Nam của vùng núi Hy Lap và cũng được trồng nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á.
Sala là loại cây thân gỗ có kích thước to lớn, chiều cao có thể dao đồng từ 20 đến 35 mét tùy thuộc vào tuổi của cây đó. Lá cây sala có chiều dài khoảng từ 6 đến 11 centimet và rộng từ 5 đến 15 centimet.
Hoa của cây sala mọc từ gốc lên tới thân cây, tạo thành những chùm hoa dài có màu đỏ hồng xen kẽ với các vân vàng mỏng hướng vào trong nhụy trông rất đẹp mắt. Độ dài của mỗi chùm hoa sala có thể lên đến 80 centimet. Hoa thường nở từ tháng 2 đến tháng 5, vào ban đêm, những bông hoa này tỏa ra một hương thơm mát, dễ chịu.
Quả của cây sala có màu nâu, hình tròn với đường kín từ 15 đến 24 centimet, vỏ hơi sần sùi và chứa nhiều hạt bên trong. Mỗi quả sala có thể chứa từ 200 đến 300 hạt.
2. Ý nghĩa của cây sala trong Phật Giáo
Trong tín ngưỡng Phật giáo, hoa sala tượng trưng cho sự thuần khiết, và sự thấu hiểu của người Phật tử. Hình ảnh của cây hoa như chỉ rằng con người trong cuộc sống nên có sự thấu hiểu, yêu thương, đồng cảm cùng nhau. Cây sala đại diện cho một vẻ đẹp ẩn tiềm luôn tồn tại bên trong mỗi người dù xuất phát điểm không được ưu tú hay tài giỏi như người khác. Cũng giống như thân cây cằn cỗi gồ ghề nhưng luôn cho ra những tán hoa đẹp và rực rỡ.
Ngoài ra, trong quan niệm phong thủy, cây sala được trồng trong vườn nhà có thể giúp gia chủ cải thiện vận mệnh của mình. Đây là loài cây giúp mang lại sự tích cực, bình yên, xua đuổi tà ma, xui xẻo đang tồn trong căn nhà. Bên cạnh đó, cây sala là loại thực vật hợp với những người mệnh Hỏa, vì vậy gia chủ có mệnh Hỏa hoặc mệnh tương sinh có thể cân nhắc lựa chọn trồng trong vườn.
Tham khảo thêm: Các loại cây trầu bà và những lưu ý khi trồng, chăm sóc cây
3. Cây sala có tác dụng gì?
Cây sala không chỉ có giá trị trong đời sống tâm linh mà còn mang đến nhiều công dụng trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe. Vận dụng những lợi ích đó, đã có rất nhiều bài thuốc được ứng dụng vào đời sống. Cùng Mua Bán tìm hiểu xem những tác dụng tích cực đến từ loại cây đặc biệt này.
3.1. Tác dụng của thân cây sala
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong thân cây sala có chứa một số chất mang tính kháng sinh hỗ trợ điều trị cảm cúm và vấn đề liên quan đến đau dạ dày. Bên cạnh đó, tinh dầu được chiết từ thân cây sala có khả năng chống nấm và sát khuẩn cao, được ứng dụng trong y học để làm sạch và kháng khuẩn.
Ngoài ra, nhựa cây sala đã lâu được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ như một bài thuốc chữa lành vết thương hiệu quả, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và chăm sóc da. Đối với các chị em phụ nữ, vỏ thân cây sala đã được sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt và rong kinh. Các thành phần trong vỏ cây có khả năng cân bằng chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng liên quan đến vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
3.2. Tác dụng của hoa sala
Hoa sala không chỉ là một loại hoa mang vẻ đẹp đặc biệt, ứng dụng vào việc trang trí không gian mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vào những ngày nắng nóng, bạn có thể sử dụng hoa của cây sala nấu nước uống, giải nhiệt hiệu quả.
Ngoài ra, trà sala có thể giúp bạn có được một giấc ngủ ngon, giảm các triệu chứng lo âu và ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, hoa của cây sala còn được sử dụng trong việc chữa một số bệnh liên quan đến dạ dày, cảm cúm, đào thải độc bên trong cơ thể.
Tham khảo thêm: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
4. Cách trồng và chăm sóc cây sala
Để cây sống và phát triển tốt, việc tìm đúng phương pháp trồng và chăm sóc là điều cần thiết. Dưới đây là một số hướng dẫn cũng như lưu ý để việc trồng cây sala của bạn thành công:
4.1 Hướng dẫn cách trồng
Để trồng cây sala, bạn cần lựa chọn loại đất tơi xốp, kết hợp pha thêm 1 bì tro và phân chuồng như phân trâu bò. Nơi trồng cây sala cần thoáng mát, có nhiều ánh nắng để cây có thể được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, chú ý rằng không được trồng cây trước nhà để không ảnh hưởng đến vận mệnh, phong thủy.
Có ba phương pháp trồng cây sala, đó là gieo hạt, chiết cành hoặc trồng từ bầu giống. Trong số đó, trồng từ bầu giống được ứng dụng nhiều hơn bởi có thể giúp tiết kiệm thời gian và tỉ lệ thành công cao. Cụ thể từng bước như sau:
- Sau khi mua bầu giống về, cần lấy bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài và chỉ để lại lớp đất để cây có thể phát triển tốt hơn.
- Đào hố sâu khoảng 20cm và đặt bầu cây vào, lót ở dưới là lớp đất xốp pha trộn phân hóa học.
- Phủ lớp đất cùng hỗn đất đã trộn xung quanh sao cho cao hơn bầy cây 1-2cm, ấn chặt đảm bảo cây thẳng đứng và tránh nghiêng ngả do tác động từ bên ngoài. Bạn có thể sử dụng các que chống xung quanh để khi tưới nước cây không bị ảnh hưởng.
- Sau 3 năm, cây có thể cao từ 3-5m. Thời gian dài hơn, khoảng sau 10 năm, cây sẽ cho ra những bông hoa sala đỏ rực rỡ, thơm ngát.
4.2 Bí quyết chăm sóc
Việc chăm sóc cây cỏ có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiến thức và kỹ năng. Sau đây là một số bí quyết để bạn có thể chăm sóc cây sala tại nhà phát triển tốt nhất:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng: Với cây sala, bạn không cần phải bón phân hay cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian thường xuyên. Chỉ cần bón phân cho cây khoảng 2 năm/lần là có thể đáp ứng đủ điều kiện cây phát triển tốt.
- Tưới nước cho cây thường xuyên: Với việc chăm sóc cây sala, tưới nước là quy trình bắt buộc và thường xuyên. Đối với cây non mới trồng, bạn cần tưới nước mỗi ngày để đảm bảo đất không bị khô và cây không bị héo. Khi cây lớn, bạn nên duy trì việc tưới nước đều đặn như vậy hằng ngày.
- Phòng ngừa sâu bệnh: Trong vài năm đầu, cây sala dễ bị tấn công bởi sâu đục thân, sâu ăn lá, rày nâu và các loại sâu bệnh khác. Do đó, bạn cần quan sát kỹ để phun thuốc, tránh cho cây bị hư hại nhiều.
Tham khảo thêm: Cây đa búp đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết
4.3 Lưu ý khi trồng
Trong việc trồng cũng như chăm sóc, nếu muốn cây sala được phát triển tốt, bạn cần biết một số lưu ý sau:
- Cây sala là loại cây ưa sáng, vì vậy hãy trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, thoảng mát.
- Cần hạn chế trồng cây sala trước cửa nhà vì tán cây khi lớn sẽ rất rộng, có thể ảnh hưởng đến kết cấu mái nhà và cả phong thủy, vận may của gia đình.
- Mỗi loại cây trong các giai đoạn khác nhau đều có nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước khác nhau, do đó, bạn cần tuân theo hướng dẫn cụ thể để chăm sóc cây sala đúng cách.
5. Có nên trồng cây sala trước nhà?
Theo các chuyên gia phong thủy, bạn không nên trồng cây sala trước nhà. Bởi vì cây sala là loài cây có thân cây to, tán lá rộng lớn, hoa từng chùm kéo dài sẽ có thể chắn trước ngôi nhà của bạn. Trong phong thủy, điều này sẽ gây cản trở vượng khí lưu thông trong ngôi nhà, ngăn chặn vận may đến với các thành viên. Do đó, nếu bạn muốn trồng cây sala trong nhà bởi những giá trị về mặt thẩm mỹ và sức khỏe, bạn chỉ nên trong cây sala ở sau vườn chứ không nên trồng ngay phía trước ngôi nhà.
Bên cạnh trồng cây Sala, bạn có thể xem các tin đăng dưới đây để mua nhà đất hợp phong thủy thu hút may mắn cho gia đình:
6. Những hình ảnh đẹp về cây sala
Dưới đây là một số hình ảnh rõ nét, chi tiết về cây sala để bạn đọc tham khảo thêm:
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những lý do khiến cây sala giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mọi người, đặc biệt là những Phật tử. Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đọc đã có trong mình những kiến thức mới mẻ và thú vị. Xem thêm nhiều bài viết khác tại Mua Bán để không bỏ lỡ những điều bổ ích nhé.
Đọc thêm:
- Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
- Mệnh Thủy hợp màu gì? Màu sắc may mắn, tài lộc cho mệnh Thủy
- Top 15 các loại hoa trồng sân vườn đẹp, ý nghĩa tốt lành