Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomePhong thủyCây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng...

Cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây trang trí nội thất được nhiều người ưa chuộng vì tính thẩm mỹ và dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, cây này còn mang ý nghĩa phong thủy giúp thu hút tài lộc, may mắn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về loài cây này, hãy cùng Muaban.net theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cây lưỡi hổ vừa dễ trồng vừa có ý nghĩa phong thủy tốt
Cây lưỡi hổ vừa dễ trồng vừa có ý nghĩa phong thủy tốt

I. Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria, thuộc chủng cây thân thảo, phổ biến trong trang trí nội thất và phong thủy. Cây lưỡi hổ có thân mập, lá màu xanh dày và có rãnh sâu giống như lưỡi hổ, từ đó có tên gọi đặc biệt như trên.

Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa tốt trong phong thủy
Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa tốt trong phong thủy

Tuy nhiên, loại cây này cần đặc biệt chú ý khi trồng vì có chứa độc tố trong lá. Nếu ăn lá cây lưỡi hổ, có thể gây ra cảm giác đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

II. Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Bên cạnh việc dùng để trang trí, cây lưỡi hổ là một lựa chọn phổ biến trong phong thủy để thu hút tài lộc.

1. Ý nghĩa

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy đặc biệt trong cả văn hóa phương Tây và phương Đông. Cây được cho là có khả năng trừ tà, đẩy lùi điềm xấu, đồng thời mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ cũng được xem là một món quà ý nghĩa với hy vọng cầu chúc may mắn cho bạn bè, người thân, đặc biệt là trong những dịp quan trọng như năm mới. Vì những ý nghĩa tích cực trên, cây lưỡi hổ thường được trồng thành hàng rào hoặc đặt trước cửa như một biện pháp phong thủy để bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình.

Xem thêm: Cây đa búp đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết

2. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Cây lưỡi hổ với sắc xanh và vàng là lựa chọn phong thủy lý tưởng cho những người có mệnh Kim và Thổ. Người thuộc hai mệnh này nên cân nhắc chọn lựa cây lưỡi hổ để trang trí trong gia đình.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh Kim và Thổ
Cây lưỡi hổ hợp mệnh Kim và Thổ

3. Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Vì cây lưỡi hổ hợp mệnh Kim và Thổ mà hai mệnh này lại khắc mệnh Hỏa và Thủy nên những người thuộc hai mệnh này nên tránh trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

4. Vị trí đặt cây lưỡi hổ giúp thu hút vượng khí

Vị trí đặt cây lưỡi hổ có thể ảnh hưởng đến không gian sống và phong thủy của ngôi nhà. Dưới đây là một số gợi ý vị trí đặt cây:

  • Phòng khách: Phòng khách thường được coi là vị trí lý tưởng để trưng bày cây cảnh trong nhà. Nó không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian sống mà còn được xem là nơi thu hút nhiều tài lộc và tiền tài cho gia đình.
  • Bàn làm việc: Đặt cây lưỡi hổ ở bàn làm việc có thể giúp gia chủ cảm thấy thư giãn, thoải mái và giảm stress. Nó cũng mang lại sự thuận lợi và may mắn trong công việc. Đối với vị trí này, các mẫu cây lưỡi hổ mini thường được ưa chuộng.
Vị trí đặt cây lưỡi hổ giúp thu hút vượng khí là phòng khách
Vị trí đặt cây lưỡi hổ giúp thu hút vượng khí là phòng khách

Xem thêm: Các loại cây trầu bà và những lưu ý khi trồng, chăm sóc cây

IV. Tác dụng đối với sức khỏe từ cây lưỡi hổ

Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng trị một vài căn bệnh thường gặp như:

1. Trị hen suyễn

Hen suyễn là một căn bệnh khó chịu, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh. Để giảm thiểu những cơn hen suyễn kéo dài, bạn có thể sử dụng lưỡi hổ. Hãy cho một ít gel lưỡi hổ vào nước sôi, sau đó hít hơi nước nóng này. Các thành phần chống viêm trong gel sẽ được hấp thụ vào niêm mạc của mũi và họng, giúp làm giảm cơn hen suyễn nhanh chóng. (Nguồn: Vietnamnet)

Có thể dùng cây lưỡi hổ trị hen suyễn
Có thể dùng cây lưỡi hổ trị hen suyễn

2. Trị bệnh đường tiêu hoá

Aloin, aloe-emodin và barbaloin là những hợp chất có trong lá lưỡi hổ với khả năng cải thiện chức năng của dạ dày và kích thích quá trình tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng lá lưỡi hổ để làm nước ép uống, điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng như trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu và hỗ trợ làm mát cơ thể. (Nguồn: Bachhoaxanh)

Xem thêm: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

3. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Khi làm việc suốt cả ngày trong môi trường văn phòng, nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Sử dụng cây lưỡi hổ có thể giúp giảm áp lực từ công việc, mang lại không gian xanh tươi và cảm giác thư thái. (Nguồn: Bachhoaxanh)

Cây lưỡi hổ tạo không gian thư giãn thoải mái
Cây lưỡi hổ tạo không gian thư giãn thoải mái

4. Tạo giấc ngủ ngon

Lưỡi hổ khác biệt với các loại cây khác vào ban đêm bởi nó không phát ra khí CO2 mà còn hấp thụ độc tố qua lá và sản sinh oxy. Điều này tạo ra một môi trường trong nhà sạch sẽ và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, khiến cho giấc ngủ sâu hơn. (Nguồn: Bachhoaxanh)

5. Lọc không khí

NASA đã công bố rằng cây lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí một cách hiệu quả. Cây này có khả năng hấp thụ nhiều chất gây ô nhiễm môi trường và hơn 107 loại độc tố, bao gồm cả các chất gây ung thư như oxít nitơ (NO) và formaldehyde (CH₂O).

Loài cây này còn có khả năng lọc không khí tốt
Loài cây này còn có khả năng lọc không khí tốt

6. Giảm dị ứng ở da

Cây lưỡi hổ chứa các thành phần tương tự như lá của cây nha đam, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, được sử dụng để điều trị một số tình trạng dị ứng da. Khi da bị bỏng, nổi mẩn, hoặc bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hoặc va chạm, cây lưỡi hổ là một phương pháp tự nhiên có thể giúp sát khuẩn hiệu quả.

7. Dùng làm nước súc miệng

Gel lưỡi hổ chứa các chất kháng khuẩn và có mùi thơm tự nhiên từ các thành phần thảo dược. Do đó, việc sử dụng gel từ cây này làm nước súc miệng có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng, làm sạch và khử mùi hôi miệng, cũng như làm giảm chứng chảy máu chân răng.Bạn có thể tạo dung dịch súc miệng từ cây này

Bạn có thể tạo dung dịch súc miệng từ cây này

Lưu ý: Những bài thuốc – phương pháp trị bệnh trên chỉ mang tính chất dân gian tham khảo, không có tác dụng thay thế các loại thuốc chữa bệnh.

V. Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Bạn có thể tự trồng cây lưỡi hổ một cách đơn giản như sau:

Trồng từ cây con:

  • Khi thay chậu, tách cây con ra và trồng vào chậu mới nhỏ.
  • Loại bỏ toàn bộ đất cũ và cắt bỏ các rễ khô, hỏng.
  • Đặt cây con vào chậu mới, lấp đất và ấn chặt để cố định cây.
  • Tưới nước và chăm sóc cây như bình thường.
Cây lưỡi hổ khá dễ trồng, chăm sóc
Cây lưỡi hổ khá dễ trồng, chăm sóc

Trồng từ cách hôm lá:

  • Chọn lá xanh đẹp, cắt ngang gần gốc lá và chia thành các khúc khoảng 5cm, để lá tự lành sẹo.
  • Chôn các khúc lá vào chậu sao cho đất lấp phủ 1/2 phần lá, xịt nước để tạo độ ẩm cho cây.
  • Đặt chậu ở nơi có ánh nắng nhẹ và thoáng mát.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà cũng không hề khó, chỉ cần:

  • Đảm bảo cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ.
  • Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây là 20-30°C.
  • Không cần tưới nước thường xuyên, chỉ cần giữ đất ẩm đủ.
  • Trong thời kỳ sinh trưởng, cứ mỗi tháng cần bổ sung phân đạm, phân lân và phân kali để cây phát triển tốt.

Xem thêm: Cây Tùng La Hán: Ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc

VI. Giá bán cây lưỡi hổ và cách chọn cây tốt

Cây lưỡi hổ có giá dao động từ 50 đến 500 nghìn đồng, phụ thuộc vào chủng loại, số lượng bụi, kích thước cây. Khi mua, bạn hãy chọn cây có phần lá mọc xanh tươi, cứng cáp và căng mọng.

VII. Một số câu hỏi thường gặp

1. Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ chứa độc tố có thể gây ra cảm giác buồn nôn với độc tố chứa trong lá. Nếu ăn phải lá của cây lưỡi hổ, có thể gây ra cảm giác đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng trúng độc từ cây lưỡi hổ tương tự như những rối loạn tiêu hóa thông thường. Vì thế, nhà ai có thú cưng nên chú ý xem chúng có thói quen nhai lá cây hay không. Nếu có, bạn nên cân nhắc việc trồng loài cây này.

Lưu ý không được ăn lá cây lưỡi hổ vì chứa độc tố
Lưu ý không được ăn lá cây lưỡi hổ vì chứa độc tố

2. Cây lưỡi hổ bao lâu thì ra hoa?

Hàng năm, cây lưỡi hổ có đợt ra hoa từ tháng 9 đến tháng 2 năm tới. Tuy nhiên, chu kỳ này còn phụ thuộc bạn có chăm cây đúng kỹ thuật hay không.

Xem thêm:  Cây vạn niên thanh: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và giá bán

Lời kết

Như vậy, có thể thấy cây lưỡi hổ là một loại cây đa năng, vừa hỗ trợ cho sức khỏe vừa có khả năng thu hút tài lộc. Bạn có thể cân nhắc trồng cây lưỡi hổ trong nhà bởi giá thành của chúng không quá đắt cũng như rất dễ chăm sóc. Theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều tin tức hay ho khác nhé!

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tăng Tú Hà
Mình là một content creator 5 năm kinh nghiệm với đa dạng kỹ năng như viết kịch bản (video Youtube dài - Tiktok ngắn), SEO, báo chí, sáng tạo cốt truyện... Tại Muaban.net, mình đã có hơn một năm đồng hành cùng site và có thể viết nhiều lĩnh vực đa dạng như phong thủy, xe, việc làm... Nếu có nhu cầu hợp tác, liên hệ mình qua các thông tin đính kèm profile nhé!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ