Cây lạc tiên được biết đến như một loại dược liệu quý có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên phải sử dụng liều lượng như thế nào để phát huy hết tác dụng của loại dược liệu này thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây của Muaban.net sẽ giới thiệu cho bạn đọc về tác dụng cây lạc tiên đối với sức khỏe cũng như cách trồng, chăm sóc loại cây thuốc quý này nhé.
I. Cây lạc tiên là gì?
Cây lạc tiên thuộc họ chùm gửi, đa dạng số lượng lên đến gần 500 loài. Thường những loại cây thuộc chi này sẽ có thân dạng dây leo, một số khác có thân thảo hay cây bụi, phân bố chủ yếu tại những vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Cây lạc tiên thuộc dạng thân leo, có nhiều tua cuốn. Bên trong cây rỗng, thân cây mềm, quả hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Quả của cây lạc tiên có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng. Vỏ quả mỏng, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ và dịch quả.
II. Tác dụng của cây lạc tiên
Cây lạc tiên được biết đến và sử dụng như một loại dược liệu ở cả hai trạng thái khô và tươi. Tác dụng của cây khô và tươi đều rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với loại tươi thì sau khi thu hái có thể sử dụng được ngay. Nhược điểm của cây lạc tiên tươi là không bảo quản được lâu. Ngược lại cây khô thì sẽ bảo quản được lâu hơn và dễ vận chuyển.
Thành phần của cây lạc tiên gồm có chất dẫn xuất harmin, harman của alkaloid, saponin và saponaretin cùng một số loại chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Sử dụng loại dược liệu này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho vấn đề sức khỏe như:
- Cải thiện tình trạng mất ngủ: Nhờ thành phần alcaloid có trong cây lạc tiên làm ức chế hoạt động từ cafein giúp thư giãn thần kinh, giảm stress và an thần, ngủ ngon. Với những người bị mất ngủ lâu năm thì cây lạc tiên còn hỗ trợ giấc ngủ được sâu và ngon hơn.
- Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Trong thành phần cây lạc tiên có chứa hợp chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp, bồi bổ sức khỏe cho gan, thận.
- Điều trị bệnh đau tử cung: Cây lạc tiên giúp ức chế các cơn co thắt, làm giãn các cơ trơn nên thường được sử dụng để điều trị bệnh đau tử cung.
- Thúc đẩy quá trình lưu thông máu: Trong cây lạc tiên có chứa flavonoid giúp cải thiện căn bệnh huyết áp, duy trì nhịp tim ở mức ổn định.
- Thanh nhiệt cơ thể: Lạc tiên là loài cây có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng giúp làm thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt tốt cho những người bị mụn nhọt.
Tham khảo: Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
III. Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không?
Cây lạc tiên là một loại dược liệu tự nhiên lành tính nhưng nếu uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy nếu muốn uống cây lạc tiên thì cần tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan khi bổ sung dưỡng chất từ cây dược liệu này. Nếu đang điều trị kèm theo các loại thuốc tây khác thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để việc điều trị được an toàn và đạt hiệu quả như mong muốn.
1. Uống cây lạc tiên trong bao lâu là hợp lý?
Lạc tiên là một loại thảo dược quý hiếm, có tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Nhiều người sử dụng loại thuốc quý này để giảm đau, làm dịu các triệu chứng của suy nhược thần kinh và cải thiện hệ miễn dịch.
Theo nhiều chuyên gia, chỉ nên uống lạc tiên trong vòng từ 1 đến 3 tháng là đủ để cơ thể hấp thụ hết các dưỡng chất quý giá từ loại thảo dược này. Tuy nhiên thời gian sử dụng còn phụ thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng sức khỏe.
Nếu sử dụng cây lạc tiên để giảm đau hoặc cải thiện giấc ngủ thì có thể uống liên tục từ 2 đến 3 tuần để đạt được hiệu quả. Còn nếu muốn sử dụng loại cây này để hỗ trợ sức khỏe nói chung thì có thể dùng cây lạc tiên trong vòng từ 1 đến 3 tháng là đủ để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng cây lạc tiên, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có dấu hiệu bất thường nào thì cần ngưng sử dụng sản phẩm và phải đi khám ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Cây Sala: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà
2. Tác dụng phụ của cây lạc tiên?
Không chỉ làm dược liệu, cây lạc tiên còn được dùng để làm các loại đồ uống và thực phẩm. Bên cạnh những lợi ích từ sức khỏe thì cây lạc tiên vẫn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách:
- Gây buồn ngủ: Trong thành phần cây lạc tiên có hàm lượng axit gamma-aminobutyric (GABA) – 1 chất dẫn truyền thần kinh gây dễ ngủ. Nếu dùng loại cây này thường xuyên sẽ khó có thể kiểm soát được chứng buồn ngủ.
- Gây co thắt: Với phụ nữ mang thai, dùng thuốc từ cây lạc tiên dễ gây nên tình trạng co thắt cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm.
- Tạo cảm giác hoang mang: Cây lạc tiên có tác dụng chữa mất ngủ nhưng vẫn có nhiều tác dụng phụ như gây tình trạng chóng mặt, khó chịu và tạo cảm giác hoang mang với người dùng.
Đọc thêm: Cây bồ đề: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà
IV. Cách trồng cây lạc tiên hiệu quả
Cây lạc tiên là cây cận nhiệt đới, ưa ẩm và ưa sáng nên chúng thường mọc trùm lên các cây bụi ở ven rừng, đồi, đặc biệt là ở các trảng cây bụi tái sinh sau nương rẫy. Cây lạc tiên sinh trưởng mạnh từ giữa tháng 3 đến tháng 8 và có hiện tượng rụng lá vào mùa đông. Cây lạc tiên thường được nhân giống bằng hạt, bằng cành giâm hoặc áp cành. Cây lạc tiên có hai loại giống quả tím và quả vàng với những đặc tính riêng. Quả có hình cầu hoặc bầu dục, tự rụng khi chín.
Phân loại và đặc điểm giống cây lạc tiên quả tím và cây lạc tiên quả vàng:
- Lạc tiên quả tím: là loại cây leo lâu năm, lá màu xanh có 3 khía, răng cưa, gốc hình quả tim, hoa thường nở vào sáng sớm, đến trưa hoa sẽ cụp lại. Cành mới ra mỗi đốt sẽ có một hoa, quả tròn hoặc hình trứng với đường kính khoảng 4-5cm, khi chín quả có màu tím đậm, vỏ quả cứng, hạt đen. Thịt quả màu vàng, nhiều nước, thơm dịu, có vị chua, hương vị trái ngon.
- Lạc tiên quả vàng: tương tự loại quả tím nhưng phát triển mạnh hơn. Thân, gân, lá, râu leo màu hồng, hoa màu tím hồng, gốc hoa có màu tím thẫm, quả lớn, vỏ màu vàng, vị thịt quả chua. Hạt có màu nâu sẫm, hoa thường nở vào ban trưa, đến tầm 9-10 giờ tối thì cụp lại.
Cây lạc tiên thường không kén đất, có thể trồng ở những vùng có khí hậu nóng. Cây lạc tiên cần nhiều ánh sáng để ra hoa và đậu trái. Mầm hoa mọc từ các chồi nách và từ khi thụ phấn đến khi trái chín là 60-70 ngày đối với giống trái vàng và từ 60-90 ngày đối với giống trái tím. Khi trồng cần đào hố, bón lót phân chuồng.
Cách trồng tiến hành như sau:
- Lấy hạt ra khỏi quả, rửa sạch, hong khô nơi râm mát rồi gieo ở vườn ươm. Sau 2-3 tuần cây hạt sẽ nảy mầm. Nếu ngâm hạt trước khi gieo thì hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn.
- Cành giâm là cành bánh tẻ của cây đã trưởng thành, chặt thành từng đoạn có từ 3 mắt trở lên, trồng thẳng hoặc giâm cho ra rễ.
- Thời vụ giâm cành tốt nhất là vào mùa xuân. Nếu trồng thành ruộng thì khoảng cách từ 1-1,5m/cây, và cần làm giàn cho dây leo.
V. Chăm sóc cây lạc tiên đúng cách
1. Điều kiện ánh sáng
Cây lạc tiên cần điều kiện ánh sáng từ 4-6 giờ/ngày để cây sinh trưởng khỏe mạnh và đơm hoa kết trái. Vì cây cần đủ ánh sáng nên thường xuyên tỉa bớt cành lá, tránh để cây quá rậm rạp.
2. Tưới nước
Cây lạc tiên có bộ rễ ăn cạn nên phải tưới giữ ẩm và tủ gốc. Vào mùa khô cần tưới đủ nước nhất là trong giai đoạn cây ra hoa nên tưới định kỳ tưới 2 lần/tuần. Vào mùa mưa nên tránh để nước ngập úng.
3. Bón phân
Phân bón thường được sử dụng cho loại cây này là phân bón hữu cơ, nhất là phân chuồng ủ hoai. Lượng phân bón sẽ tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây, mật độ trồng… để điều chỉnh cho hợp lý. Thời điểm bón phân thường được chia thành 2 thời kỳ. Thời kỳ đầu sẽ bón lót để trồng cây mới, thời kỳ thứ 2 sẽ bón chăm sóc cây vào khoảng tháng 7 hàng năm.
Ngoài ra cần lưu ý phòng trừ rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa xuân – hè. Cây có thể dùng tươi hoặc cắt nhỏ đem đi phơi hay sấy khô.
Cây lạc tiên là một loại dược liệu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên với bất kỳ loại thực phẩm nào thì cũng cần có sự cân nhắc dựa trên tình trạng cơ thể hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại dược liệu quý giá này và đừng quên truy cập Muaban.net để đón đọc thêm nhiều bài viết hay về nhà đất, phong thủy, việc làm… mỗi ngày nhé.
Xem thêm:
- Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
- Cây mai chiếu thủy hợp với tuổi nào? Giá bán cây mai chiếu thủy
- Cây sâm đất là gì? Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe