Hiện nay có nhiều loại cây tiểu cảnh để bàn hoặc đặt trong các tòa nhà, vừa trang trí vừa có ý nghĩa về mặt phong thủy. Trong đó nổi lên cây cẩm nhung là loài cây đẹp, dễ chăm sóc, không cần nhiều ánh sáng mặt trời, nhỏ gọn phù hợp làm chậu cây để bàn trang trí và còn mang ý nghĩa phong thủy. Vậy cây cẩm nhung hợp mệnh gì và ý nghĩa phong thủy không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Sơ lược về cây cẩm nhung
Cây cẩm nhung, hay còn gọi là lá may mắn, do có ý nghĩa phong thủy và dễ chăm sóc nên thường được trồng trong chậu để bàn, phù hợp đặt trong văn phòng công sở và làm tiểu cảnh.
Cây cẩm nhung có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có tên khoa học là Fittonia thuộc họ Acanthaceae, là thực vật thân thảo có rễ chùm. Lá cây có màu xanh hoặc màu đỏ, nên gọi là cây cẩm nhung xanh hoặc cây cẩm nhung đỏ. Mặt sau lá thường có một lớp lông mỏng, trên mặt lá có các đường gân trông khá bắt mắt. Viền lá luôn có màu xanh thẫm.
Công dụng và ý nghĩa phong thủy
Công dụng cây cẩm nhung trong đời sống
Do là loài cây ưa bóng nên công dụng đầu tiên của cây cẩm nhung là dùng để bàn trang trí văn phòng, nhà ở hay đặt ở bệ cửa sổ. Cây cẩm nhung có vẻ ngoài bắt mắt, có nhiều màu sắc để lựa chọn, dễ dàng thu hút ánh nhìn và cũng có người thích ngửi mùi hương của nó.
Màu xanh của lá cẩm nhung còn giúp tăng trí nhớ thêm 20% và hiệu suất làm việc thêm 15% – theo nghiên cứu của NASA. Ngoài ra nó cũng có thể hút được ánh sáng xanh gây hại cho mắt từ các thiết bị điện tử, đem lại không gian thoải mái và giảm stress cho gia chủ.
>>>Tham khảo thêm: Cây cảnh trong nhà mang lại những lợi ích gì cho gia đình bạn?
Ý nghĩa phong thủy đặc biệt
Ngoài công dụng trang trí và làm tiểu cảnh thì cây cẩm nhung còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Nó tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thăng tiến cho gia chủ. Do đó đây cũng là loài cây thường được dùng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong nhiều dịp.
Màu sắc xanh tươi của lá còn tượng trưng cho sự thuần khiết của một tình yêu mới chớm nở hay một tình bạn bền vững. Giúp gia chủ thêm tin yêu vào cuộc sống và vượt qua mọi khó khăn.
Nhìn gân lá cây cẩm nhung chạy xuyên suốt từ cuống đến ngọn lá còn mang ý nghĩa về sự thông tuệ, sáng suốt trong mọi phương diện cuộc sống.
>>>Tham khảo thêm: Cây phong thủy theo tuổi phù hợp nhất cho 12 con giáp
Tham khảo thông tin mua bán nhà đất hợp phong thủy tại đây:
Cây cẩm nhung hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây cẩm nhung thường có màu đỏ hoặc xanh, xét theo ngũ hành loài cây này hợp với mệnh Hỏa nhất. Những người mệnh Hỏa nên chọn loài cây này để chưng bàn làm việc để công việc thuận lợi, sáng suốt hơn trong các quyết định. Bên cạnh đó, cây cẩm nhung đỏ là loài cây phù hợp cho người mệnh Thổ và cẩm nhung xanh tương hợp với người mệnh Mộc.
Cây cẩm nhung đỏ hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây cẩm nhung đỏ có đường gân lá màu đỏ, màu đỏ là màu tượng trưng cho hành Hỏa, tương hợp với người mệnh Hỏa và tương sinh với người mệnh Thổ. Theo luật ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ nên những người mệnh Thổ có thể sở hữu cây cẩm nhung đỏ sẽ đem lại nhiều điều may mắn, tích cực.
Vậy cây cẩm nhung đỏ hợp tuổi gì? Theo ngũ hành, những người mệnh Hỏa, mệnh Thổ đều hợp cây cẩm nhung, bạn có thể dễ dàng đối chiếu ra các tuổi hợp với cây cẩm nhung như:
- Giáp Tuất: 1934, 1994
- Đinh Dậu: 1957, 2017
- Bính Dần: 1986
- Ất Hợi: 1935, 1995
- Giáp Thìn: 1964
- Đinh Mão: 1987
- Mậu Tý: 1948, 2008
- Ất Tỵ: 1965
- Mậu Dần: 1938, 1998
- Tân Sửu: 1961, 2021
- Canh Ngọ: 1930, 1990
- Kỷ Mão: 1939, 1999
- Mậu Thân: 1968
- Tân Mùi: 1931, 1991
- Bính Tuất: 1946, 2006
- Kỷ Dậu: 1969
Cây cẩm nhung xanh hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây cẩm nhung xanh có đường gân lá màu trắng đến xanh nhạt, mặt lá có sắc xanh thẫm. Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, tương hợp với người mệnh Mộc và tương sinh với người mệnh Hỏa do Mộc sinh Hỏa. Do đó người mệnh Hỏa đều có thể sở hữu cây cẩm nhung đỏ hoặc xanh đều được.
Xét theo tuổi thì cây cẩm nhung xanh sẽ phù hợp với những tuổi mang mệnh Hỏa và mệnh Mộc như sau:
- Giáp Tuất: 1934, 1994
- Đinh Dậu: 1957, 2017
- Bính Dần: 1986
- Ất Hợi: 1935, 1995
- Giáp Thìn: 1964
- Đinh Mão: 1987
- Mậu Tý: 1948, 2008
- Ất Tỵ: 1965
- Mậu Thìn: 1928, 1988
- Kỷ Tị: 1929, 1989
- Nhâm Ngọ: 1942, 2002
- Quý Mùi: 1943, 2003
- Canh Dần: 1950, 2010
- Tân Mão: 1951, 2011
- Mậu Tuất: 1958, 2018
- Kỷ Hợi: 1959, 2019
- Nhâm Tý: 1972
- Quý Sửu: 1973
- Canh Thân: 1980
- Tân Dậu: 1981
Cây cẩm nhung tím hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây cẩm nhung tím mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và hiếm gặp, màu sắc lá chưa thật sự bắt mắt như 2 loại cẩm nhung đỏ và xanh nên tương đối kén người mua. Tuy nhiên màu tím tượng trưng cho hành Hỏa, thích hợp cho gia chủ mệnh Hỏa hay Thổ thích màu sắc độc đáo. Ý nghĩa phong thủy không khác cây cẩm nhung đỏ hay xanh.
Tương tự như cây cẩm nhung đỏ, cây cẩm nhung tím hợp với những tuổi sau đây:
- Giáp Tuất: 1934, 1994
- Đinh Dậu: 1957, 2017
- Bính Dần: 1986
- Ất Hợi: 1935, 1995
- Giáp Thìn: 1964
- Đinh Mão: 1987
- Mậu Tý: 1948, 2008
- Ất Tỵ: 1965
- Mậu Dần: 1938, 1998
- Tân Sửu: 1961, 2021
- Canh Ngọ: 1930, 1990
- Kỷ Mão: 1939, 1999
- Mậu Thân: 1968
- Tân Mùi: 1931, 1991
- Bính Tuất: 1946, 2006
- Kỷ Dậu: 1969
Cây cẩm nhung thủy sinh hợp mệnh gì?
Vậy cây cẩm nhung hợp mệnh gì và có phù hợp cho hồ thủy sinh hay không? Câu trả lời là cây cẩm nhung hoàn toàn không thể trồng ngập nước trong hồ thủy sinh. Nếu ưa thích thủy sinh gia chủ có thể tìm hiểu các loài cây khác phù hợp hơn. Tuy nhiên cây cẩm nhung vẫn có thể trồng bán cạn thủy sinh dùng để trang trí, làm đẹp tiểu cảnh, không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng vẫn cần cấp ẩm cho cây để sinh trưởng.
>>>Có thể bạn quan tâm: 24+ cây phong thuỷ mệnh thuỷ giúp thu tài hút lộc cực tốt bạn nên biết
Cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung
Cách chăm sóc cây cẩm nhung cũng tương đối dễ, cần nắm rõ các yếu tố sau đây để cây luôn tươi tốt, lá cây xum xuê đầy sức sống:
Đất trồng
Đất trồng chọn loại đất có dinh dưỡng cao gồm: mùn cưa, than, phân vi sinh. Đất cần tơi xốp để cây hấp thụ được tốt hơn. Khi đã sở hữu cây cẩm nhung, gia chủ cần duy trì chăm sóc định kỳ bằng cách hỗ trợ phân bón cho cây, tốt nhất mỗi tháng một lần, có thể tham khảo phân NPK 24-8-16. Có thể rắc ít sỏi để giữ độ ẩm cho cây.
Nước
Cây cẩm nhung là loài cây ưa ẩm, do đó cần thường xuyên tưới nước cho cây mỗi sáng. Việc này vừa có tác dụng làm sạch lá, vừa giúp cây quang hợp tốt hơn. Sử dụng bình phun sương để tránh úng rễ cây. Chậu cây cũng nên có lỗ thoát nước.
Ánh sáng và nhiệt độ
Cây cẩm nhung là loài cây ưa bóng, cần tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Cây vẫn có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh đèn huỳnh quang. Bệ cửa sổ cũng là vị trí đẹp để đặt chậu cây tuy nhiên chỉ nên gián tiếp cho ánh sáng mặt trời chiếu qua ô cửa, không nên để tia nắng chiếu trực tiếp vào cây. Cây thích nghi và phát triển tốt trong nhiệt độ từ 18-30 độ C.
Dinh dưỡng
Hàng tháng gia chủ nên bổ sung phân bón cho cây, chăm sóc cây bằng phương pháp cắt tỉa. Loại bỏ các cành bị héo úa, những cành thừa nhô ra mất thẩm mỹ, tạo hình cho cây. Bổ sung thêm mùn cưa để tăng dinh dưỡng cho cây. Lưu ý nếu không loại bỏ các cành héo úa sẽ dễ lây lan sự hư tổn đến các cành lá khác.
Xem thêm: Cây hoa dừa cạn và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết
Nên đặt cây cẩm nhung ở đâu?
Với vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn và công dụng điều tiết, giảm stress, bàn làm việc là vị trí phù hợp nhất để đặt cây cẩm nhung. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt cây cẩm nhung trên bệ cửa sổ hay ngay cả trong nhà vệ sinh, bàn phòng khách để trang trí nhà cửa.
Trên đây là toàn bộ bài viết tổng quát về cây cẩm nhung hợp mệnh gì, tuổi gì, cách chăm sóc cây cẩm nhung. Hy vọng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Để đọc thêm nhiều bài viết hay về cây phong thủy, tử vi, phong thủy nhà cửa,… đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất từ Muaban.net nhé!
>>>Tham khảo thêm: 10 Cây phong thủy mệnh Kim chiêu tài lộc tấn bình an