Marketing là một ngành nghề tương đối mới mẻ hiện nay đòi hỏi những kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn sâu. Để ứng tuyển thành công, bên cạnh chiếc CV đẹp, bạn sẽ phải trải qua một vòng với các câu hỏi phỏng vấn Marketing khó nhằn và đầy thú vị. Vậy những câu hỏi nào là thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên Marketing của mình. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Theo bạn, Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, vì vậy bạn tránh trả lời mơ hồ về câu hỏi này. Hãy tìm hiểu kỹ các khái niệm về Digital Marketing và diễn đạt một cách súc tích, ngắn gọn giúp nhà tuyển dụng hình dung một cách rõ ràng nhất.
Bạn có thể trả lời Digital Marketing là một hoạt động tiếp thị diễn ra trong môi trường công nghệ số thông qua nhiều phương tiện điện tử như Facebook, Youtube, Google+, Twitter, Pinterest,… Và Digital Marketing có thể diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như SEO, Email, Content, Social,… mục đích chính là tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu, thúc đẩy doanh số,…
2. Theo bạn, Sale và Marketing khác nhau như thế nào?
Bạn có thể sử dụng nhiều khái niệm khác nhau để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, nên trả lời ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Và đừng quên chỉ ra những điểm khác nhau giữa Marketing và Sale. Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau:
- Marketing: Tập trung thực hiện các chiến lược tiếp thị, hoạt động quảng cáo nhằm tác động đến nhận thức, nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng. Ngoài ra công việc của Marketing còn tích hợp luôn cả nghiên cứu, khoanh vùng thị trường mục tiêu, từ đó lập ra các kế hoạch PR, quảng cáo, khuyến mãi theo phân khúc thị trường.
- Sale: Là bộ phận bán hàng, tương tác trực tiếp với khách hàng, kích thích nhu cầu ngay tại điểm bán thông qua các hình thức tiếp cận, giới thiệu, chốt sale, chăm sóc khách hàng,… Bên cạnh đó, dựa trên những ý tưởng, kế hoạch của bộ phận Marketing, nhiệm vụ của Sale là truyền tải, tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Hãy mô tả những gì bạn biết về mô hình 4P
Khi thực hiện một chiến dịch Marketing, 4P được xem là mô hình quen thuộc trong lĩnh vực này. Và những câu hỏi liên quan đến 4P cũng thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn Marketing. Do đó, ứng viên cần phải nắm được kiến thức cơ bản và trình bày một cách khái quát 4 yếu tố trong mô hình này. Tham khảo kiến thức trong hình dưới đây:
Xem thêm: Khái Niệm 4C Trong Marketing? Sự Kết Hợp Giữa 4C Và 4P
4. Bạn hãy kể về những hình thức Marketing Online?
Hiện nay với thời buổi 4.0, Marketing online là phương thức có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với Marketing truyền thống. Trong phỏng vấn Marketing chắc chắn sẽ hỏi đến hình thức này. Bạn có thể trả lời 6 hình thức Marketing Online phổ biến hiện nay đó là:
- Content Marketing
- Social Media Marketing
- SEO
- Paid Advertising
- Affiliate Marketing
- Email Marketing
Để thể hiện sự hiểu biết của bản thân và ghi điểm một cách tuyệt đối với nhà tuyển dụng, bạn nên nêu rõ ưu, nhược điểm của hai hình thức này kèm theo một vài thông tin nổi bật.
5. Bạn đã từng tham gia chiến dịch Marketing nào chưa? Hãy kể về những kinh nghiệm bạn đã rút ra được
Điểm quan trọng trong câu hỏi này là bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mức độ phù hợp cũng như khả năng của bạn đối với vị trí này. Bằng cách hãy thể hiện đầy đủ và chi tiết kinh nghiệm làm việc của bản thân qua một hoặc vài chiến dịch Marketing do bạn đảm nhận hay tham gia thực hiện.
- Về chiến dịch: chiến dịch siêu sale, chiến dịch 8/3, chiến dịch bán hàng,….
- Về vai trò: biên tập nội dung, Planning, Digital,..
Hãy cho nhà tuyển dụng biết, bạn rút ra được bài học gì và cách giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình tham gia chiến dịch.
6. Bạn thường sử dụng phần mềm nào cho công việc Marketing?
Một số phần mềm quen thuộc đối với một nhân viên Marketing như: Ezimar, Chatty People, Scraper, MailChimp, Canva, ChatGPT,… Bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có kinh nghiệm ở phần mềm nào.
Một mẹo nhỏ là hãy nêu tên các phần mềm mà nhà tuyển dụng đề cập trước đó trong bản mô tả công việc. Bởi đây sẽ là phần mềm mà đơn vị đó sử dụng nhiều nhất. Nếu là các phần mềm quen thuộc của bạn thì sẽ là lợi thế, còn nếu chưa biết tới hãy dành thời gian tìm hiểu trước khi phỏng vấn để có kiến thức tổng quan về nó.
7. Theo bạn, đối với người làm Marketing thì kỹ năng nào là quan trọng nhất?
Ở câu hỏi này bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm đến các tiêu chí công việc và những yếu tố mà doanh nghiệp đang cần ở ứng viên.
Những kỹ năng sau đây bạn có thể cân nhắc để đưa ra câu trả lời phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Dưới đây những kỹ năng cần có ở bất kỳ công việc nào:
- Kỹ năng truyền đạt và giao tiếp: Giúp dễ dàng trình bày kế hoạch, ý tưởng và thảo luận cùng các thành viên
- Kỹ năng lên kế hoạch: Yếu tố quan trọng để logic và hệ thống hóa các ý tưởng thành bảng kế hoạch chi tiết, hiệu quả
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng Teamwork giúp bạn duy trì và xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành mục tiêu chung. Những đóng góp của mỗi cá nhân, sự hỗ trợ lẫn nhau giúp công việc đạt kết quả cao nhất
- Kỹ năng quản lý thời gian: Đây cũng là kỹ năng quan trọng với ngành Marketing, giúp bạn sắp xếp, phân chia công việc, hoàn thành các kế hoạch trong thời gian nhất định, gia tăng hiệu suất làm việc. Bạn có thể lên kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng, quý,…
Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 10 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp cực chuyên nghiệp
8. Hãy kể về những khó khăn bạn gặp phải khi làm Marketing
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng nhận thấy bạn đã thực sự sẵn sàng cho công việc đang ứng tuyển chưa. Hãy thành thật nêu ra những điều bạn cảm thấy khó khăn nhất trong quá trình làm việc, qua đó nhà tuyển dụng sẽ thấu hiểu hơn về những lo ngại của bạn cùng cách mà bạn đã đối mặt vượt qua khó khăn.
Bạn có thể nêu bật một vài khó khăn bao gồm: cái khó từ con số tiếp cận đơn hàng khi quảng cáo Facebook hay những lần đụng mặt với công cụ “click ảo” làm hao tổn ngân sách khi quảng cáo Google hoặc những định luật “khó nhằn” hay các cập nhật thuật toán Google ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa SEO,…
Và cuối cùng, bạn có thể kết luận những khó khăn khi làm Marketing là không thể tránh khỏi, nhưng khi đối mặt với nó, bản thân bạn có thể rút ra được bài học hữu ích và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp.
9. Hãy kể về cách bạn tìm insight và tiêu chí để chọn được insight đắt giá
Insight tức là điểm chạm tâm lý – một trong những việc quan trọng mà người làm chiến dịch truyền thông cần nắm rõ. Insight sẽ có câu chuyện, cảm xúc, con số. Vì vậy, thay vì trả lời một cách khô khan với những tiêu chí, cách thức rập khuôn, bạn có thể tạo điểm nhấn bằng một câu chuyện mang tính thuyết phục mà bạn đã làm trong quá khứ “Tôi đã từng làm một chiến dịch về tìm việc, insights lúc đó là … Và để có được insights này, tôi và đội ngũ của mình đã…”
10. Vì sao bạn lại theo đuổi ngành Marketing?
Bên cạnh một chiếc CV đẹp, hoàn thiện cả về kỹ năng lẫn kiến thức chuyên môn, câu hỏi này sẽ dễ dàng giúp bạn có thêm một điểm cộng nếu thể hiện được tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sự quyết tâm và định hướng lâu dài đối với công việc này.
Dựa trên mong muốn thực của bạn, hãy dẫn dắt người nghe về lý do bạn bén duyên với nghề, chắc chắn sẽ nhận được sự chú ý và thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với cách vấn đáp này bạn nên cân nhắc kỹ, bởi nếu câu chuyện của bạn kém hấp dẫn sẽ khiến nhà tuyển dụng đặt nghi vấn về khả năng “kể chuyện” của bạn với khách hàng.
Xem thêm: Marketing Manager là gì? Tố chất, kỹ năng cần có ở một Marketing Manager
11. Một số câu hỏi cơ bản khác
Ngoài những câu hỏi đánh giá khả năng chuyên môn kể trên, để ghi điểm cộng tuyệt đối cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn, bạn cần chuẩn bị thêm những câu hỏi khác sau đây:
- Bạn sẽ làm gì khi chiến dịch hay sản phẩm của công ty nhận phản ứng tiêu cực từ khách hàng?
- Mục đích bạn theo đuổi ngành Marketing là gì?
- Cách để bạn cập nhật những xu hướng, kiến thức Marketing mới?
- Bạn có sẵn sàng chịu được áp lực công việc ngành Marketing?
- Theo bạn, sẽ có những thách thức lớn nào đối với nghề Marketing trong 5 năm tới?
Bài viết đã chia sẻ đến bạn bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing thường gặp hiện nay kèm gợi ý trả lời. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm tự tin và hành trang để bước vào buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn giữ được tâm thái bình tĩnh và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đừng quên, nếu bạn đang tìm việc làm Marketing thì hãy thường xuyên ghé thăm trang Muaban.net để cập nhật những công việc đang tuyển mới nhất.
Đọc thêm:
- Marketing Mix là gì? Tìm hiểu chi tiết 3 chiến lược Marketing Mix phổ biến
- Growth Marketing là gì? 3 cách triển khai Growth Marketing hiệu quả
- “Bật mí” bộ 15 câu hỏi phỏng vấn Content Marketing kèm câu trả lời chi tiết