Bộ phận chăm sóc khách hàng có vai trò rất quan trọng bởi đây được coi là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nếu bạn có ý định ứng tuyển công việc này hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn nhé. Cùng Mua Bán tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng tại bài viết sau đây!
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng chắc chắn sẽ là tài liệu ôn tập vô cùng hữu ích cho bạn. Tham khảo ngay dưới đây:
1.1. Câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng tổng quát
Thông thường trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng sẽ có những câu hỏi cơ bản gần như là giống nhau và rất quen thuộc. Bộ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng tổng quát nhất thường được đặt ra cho ứng viên như sau:
- Giới thiệu về bản thân.
- Trình bày ưu và khuyết điểm của bản thân?
- Tại sao bạn cảm thấy thấy mình phù hợp ở vị trí này?
- Khi còn làm tại công ty cũ bạn đã đạt được những thành tích/thành tựu gì?
- Chia sẻ về nguyên nhân thôi việc ở công ty cũ?
- Vì sao công ty nên tuyển dụng bạn thay vì người khác?
- Nói về định hướng nghề nghiệp của bạn trong 3 năm tới?
- Bạn muốn có một người quản lý như thế nào?
- Môi trường làm việc lý tưởng mà bạn mong muốn là như thế nào?
- Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
- Bạn có muốn đặt câu hỏi hay thắc mắc nào cho chúng tôi không?
Bên cạnh đó còn có một số những câu hỏi về tình huống hoặc phỏng vấn kỹ năng mềm dành cho nhân viên chăm sóc khách hàng bạn không nên bỏ qua. Cùng tham khảo tiếp nhé!
Tham khảo thêm: 12 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp và trả lời ăn điểm
1.2. Top 10+ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng phổ biến nhất
Trong những cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi dành cho ứng viên để có thể giúp họ đánh giá năng lực chuyên môn chính xác. Và điều này cũng không ngoại lệ đối với vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng. Tham khảo trước bộ câu hỏi chăm sóc khách hàng và chuẩn bị trước sẽ giúp bạn thêm có cơ hội trúng tuyển.
Danh sách top 10+ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng phổ biến nhất cùng gợi ý trả lời như sau:
1. Bạn hiểu thế nào về công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng?
Câu trả lời tham khảo: Nhân viên chăm sóc khách hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp khách giải quyết các vấn đề thắc mắc và được sản phẩm đúng nhu cầu. Với phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ khiến khách hàng khi ra khỏi cửa hàng/công ty mang theo sự hài lòng.
2. Thế nào là một nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi?
Câu trả lời tham khảo: Trước tiên, một nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi là người phải nắm vững mọi thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty. Bởi vì chỉ khi hiểu được sản phẩm một cách rõ ràng chi tiết nhất thì mới có thể tư vấn cho khách khàng chính xác nhất. Ngoài ra, cần phải có thái độ lắng nghe và đặt mình vào vị trí của khách để thấu hiểu và đem đến giải pháp tốt nhất cho khách.
3. Tại sao bạn muốn làm công việc chăm sóc khách hàng?
Câu trả lời tham khảo: Tôi rất yêu thích công việc và thật sự vui mừng khi bản thân giúp được khách hàng tìm được một sản phẩm và dịch vụ đồ ưng ý.
4. Nếu không giải quyết được vấn đề của khách hang bạn sẽ làm gì?
Câu trả lời tham khảo: Trong trường hợp chưa thể hỗ trợ được vấn đề của khách, tôi sẽ giải thích với khách để họ vui lòng chờ một khoảng thời gian. Trong lúc đó, tôi sẽ tìm đến người có khả năng giải quyết vấn đề đó như cấp trên, quản lý… để có thể xử lý triệt để cho khách.
5. Đồng nghiệp cũ nhận xét gì về bạn?
Câu trả lời tham khảo: Những người đồng nghiệp thường nhận xét tôi là người hoà đồng, thân thiện và tích cực. Tôi có khả năng tạo bầu không khí vui vẻ trong công ty để mọi người giảm bớt căng thẳng vì áp lực công việc.
Tham khảo thêm: Top 10 CV nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, ấn tượng
6. Theo bạn 3 yếu tố quan trọng nhất đối với công việc chăm sóc khách hàng là gì?
Câu trả lời tham khảo: Theo tôi 3 yếu tố quan trọng nhất trong công việc chăm sóc khách hàng chính là sự chân thành, nhiệt tình và kĩ năng giải quyết vấn đề. Hai yếu tốt đầu tiên sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và hạnh phúc còn yếu tố cuối cùng chính là chìa khóa then chốt.
7. Nếu khách hàng không hài lòng về một sản phẩm hoặc dịch vụ bạn sẽ làm gì?
Câu trả lời tham khảo: Điều đầu tiên cần làm đó là xin lỗi khách một cách chân thành sau đó hướng dẫn và hỗ trợ khách giải quyết theo đúng chính sách của công ty. Nếu điều này vẫn chưa thể làm khách hài lòng, cần sắp xếp khách nói chuyện với người có thẩm quyền hoặc quản lý cấp cao hơn.
8. Bạn có sử dụng thành thạo phần mềm chăm sóc khách hàng hay không?
Câu trả lời tham khảo: Tôi đã từng sử dụng một số phần mềm chăm sóc khách hàng như Jira, Zendesk, CRM, Email Marketing… (liệt kê trung thực). Những phần mềm này giúp tôi dễ dàng kết nối và chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
9. Nếu phát hiện ra mình đã tư vấn sai cho khách bạn sẽ làm gì?
Câu trả lời tham khảo: Nếu gặp phải trường hợp này cần nhanh chóng kịp thời liên hệ lại với khách để xin lỗi và có giải pháp khắc phục đảm bảo quyền lợi cho họ.
10. Bạn biết gì về sản phẩm hay dịch vụ của công ty chúng tôi?
Câu trả lời tham khảo: Tôi đã tìm hiểu về công ty và biết rằng công ty có dòng sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật đó là… (cần tham khảo chính xác thông tin có trên website của công ty). Tôi rất ấn tượng và yêu thích sản phẩm/dịch vụ này, và rất mong bản thân sẽ tư vấn cho khách những giá trị tốt đẹp mà sản phẩm/dịch vụ này mang lại.
11. Gặp khách hàng khó tính bạn sẽ xử lý ra sao?
Câu trả lời tham khảo: Để có thể thuyết phục một khách hàng khó tính lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty là một điều chưa bao giờ dễ dàng. Quan trọng là phải luôn có thái độ chân thành, kiên trì, nhiệt tình giải đáp được mọi thắc mắc để tạo được niềm tin của khách. Có thể trình bày về một trường hợp khách hàng cụ thể mà bạn đã gặp để khẳng định lại với nhà tuyển dụng về kinh nghiệm và năng lực của bạn.
12. Việc hợp tác với các phòng ban khác có quan trọng với bạn hay không?
Câu trả lời tham khảo: Theo tôi tất cả các phòng ban trong cùng một công ty hay doanh nghiệp đều cần đến sự phối hợp với nhau trong công việc. Chính vì vậy việc hợp tác tốt giữa bộ phận chăm sóc khách hàng với các bộ phận khác là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp việc xử lý thông tin cũng như giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề của khách hàng.
Tham khảo thêm: Cách trả lời phỏng vấn gây ấn tượng và một số lưu ý khi kết thúc phỏng vấn
2. Một số kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng
Tìm hiểu một số kinh nghiệm dành cho nhà ứng viên và nhà tuyển dụng khi tham gia buổi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng.
2.1. Đối với ứng viên
- Ứng viên cần tìm hiểu thật kỹ về công ty cũng như về vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng mà mình ứng tuyển.
- Lựa chọn trang phục phù hợp, phong thái lịch sự, tự tin và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Trong quá trình phỏng vấn, hãy chú ý lắng cẩn thận câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng mà nhà tuyển dụng đưa ra để tự tin trả lời chính xác.
- Nếu trong quá trình phỏng vấn, bạn có thắc mắc hoặc chưa rõ vấn đề gì hãy hỏi lại nhà tuyển dụng ngay, để tránh việc bị trả lời nhầm lẫn
Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, có thể tham khảo tin đăng bán hàng tại:
2.2. Đối với nhà tuyển dụng
- Nhà tuyển dụng cần nghiên cứu trước hồ sơ của ứng viên để nắm bắt được điểm nổi bật hoặc định hình trước những điều muốn khai thác thêm từ họ.
- Đặt những câu hỏi có mục đích đi từ tổng quát đến chi tiết để có thể hiểu rõ thêm về kinh nghiệm, nghiệp vụ và phẩm chất của mỗi ứng viên.
- Đưa ra vài câu hỏi tình huống để xem cách ứng viên xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với khách hang hoặc đội nhóm.
- Nhà tuyển dụng nên có thái độ thân thiện, cởi mở để ứng viên có thể phát huy hết khả năng của mình cũng như sẵn sàng lắng nghe và trả lời các thắc mắc của họ.
Như vậy bài viết trên đã tổng hợp và gửi đến bạn những câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng phổ biến nhất. Hy vọng bộ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất và tràn đầy tự tin khi tham gia ứng tuyển. Đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày để đón đọc những bài viết hữu ích khác nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp chi tiết và đầy đủ nhất
- Cách viết CV xin việc giáo viên “hạ gục” nhà tuyển dụng
- Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào ở buổi phỏng vấn?
Nguyễn Trà My