Phụ lục hợp đồng thuê nhà trên thực tế không bắt buộc khi soạn thảo hợp đồng. Nhưng chỉ có hợp đồng thôi thì vẫn chưa đủ. Vì như thế vẫn là chưa chặt chẽ. Do đó 2 bên cũng phải soạn thảo thêm phần phụ lục. Thế nhưng trên thực tế thì người cho thuê và người đi thuê cũng sẽ phần nào gặp lúng túng khi được yêu cầu soạn thêm phần phục lục. Vậy cần lưu ý điều gì khi viết phụ lục hợp đồng thuê nhà? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay thông qua bài viết này bạn nhé.
Phụ lục hợp đồng thuê nhà là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu đến phụ lục hợp đồng thuê nhà thì bạn cần hiểu được bản chất của phần phụ lục. Phần này có ảnh hưởng gì đến nội dung của hợp đồng? Nó có mối quan hệ gì với hợp đồng chính?
Xét về định nghĩa, phụ lục hợp đồng là một văn bản quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi và bổ sung trong hợp đồng.
Xét về mối quan hệ, phụ lục hợp đồng và hợp đồng sẽ có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Phần phụ lục sẽ quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Vì thế nên nội dung của phụ lục phải phụ thuộc. Đặc biệt không được trái với nội dung của hợp đồng.
Nếu phụ lục hợp đồng có bất kỳ điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực,. Tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
Có bao nhiêu loại phụ lục hợp đồng?
Hiện nay dựa vào khái niệm thì phụ lục sẽ được chia thành 2 loại:
Loại 1
Phần Phụ lục này được xem như là một phần bổ sung cho Hợp đồng chính. Phụ lục này được lập đồng thời với Hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,…theo như Hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.
Loại 2
Phụ lục Hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của Hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục thường là thay đổi các nội dung của Hợp đồng đã lập như: gia hạn, rút ngắn thời hạn Hợp đồng. Hoặc là có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo Hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…
Trong đó, phụ lục hợp đồng thuê nhà rơi vào trường hợp thứ 2. Nó có thể rơi vào một số trường hợp sau đây:
- Người thuê nhà sau khi đã kết thúc hợp đồng thuê nhà thì muốn gia hạn thêm 1 năm nữa.
- Người thuê nhà muốn cải tạo một phần trong ngôi nhà để phục vụ mục đích kinh doanh.
Vậy bạn cần lưu ý điều gì khi viết phụ lục hợp đồng thuê nhà?
Hãy lấy ví dụ đối với trường hợp khi cả hai bên bắt đầu làm phụ gia hạn thời gian thuê nhà. Cụ thể phần phụ lục này sẽ có những điều khoản cơ bản sau:
Căn cứ ký Phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà
Phụ lục gia hạn Hợp đồng thuê nhà phải ghi rõ là căn cứ vào Hợp đồng chính là Hợp đồng thuê nhà số bao nhiêu, được ký kết ngày nào.
Thông tin các bên
Hầu như thông tin này không thay đổi so với hợp đồng chính. Hoặc nếu có thay đổi thì phải sửa trên hợp đồng chính trước rồi mới đến phần phụ lục.
Nội dung phụ lục
Nêu rõ gia hạn Hợp đồng thuê từ ngày nào đến ngày nào. Sau thời gian này có tiếp tục gia hạn nữa hay không và cách thức thực hiện như thế nào. Giá thuê trong thời hạn gia hạn này có thay đổi so với Hợp đồng chính hay không. Hoặc nếu có, thì phải nêu rõ trong Phụ lục này.
Điều khoản chung
Những điều khoản chung như là:
- Thời điểm có hiệu lực của Phụ lục gia hạn Hợp đồng thuê nhà.
- Các bên phải ghi rõ rằng các điều khoản khác của Hợp đồng và các Phụ lục đính kèm Hợp đồng. Những điều khoản không được đề cập đến trong Phụ lục gia hạn Hợp đồng thuê nhà sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Không chỉ riêng gì phụ lục hợp đồng mà còn là đối với bất kỳ loại giấy tờ nào thì khi soạn cũng phải đảm bảo về mặt nội dung lẫn hình thức.
Xét về mặt hình thức
Cấu trúc đúng với quy định của pháp luật. Tức là cần có đầy đủ các phần được viết đúng chính tả, đúng quy tắc. Đây là yếu tố bắt buộc khi thiết lập văn bản hành chính. Hình thức văn bản thường có những thành phần:
- Ngày tháng, địa điểm làm hợp đồng.
- Tiêu đề hợp đồng.
- Giới thiệu các bên (Thường là Bên A và Bên B).
- Nội dung hợp đồng (gồm điều kiện và điều khoản).
- Ký tên của 2 bên.
Xét về mặt nội dung
Nội dung của phụ lục hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau.
Pháp luật cũng yêu cầu nội dung của phụ lục hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội. Từ đó được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
- Đảm bảo đối tượng của phụ lục hợp đồng thuê nhà là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
- Đảm bảo người tham gia phụ lục hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
Bí quyết để bạn luôn viết phụ lục hợp đồng đầy đủ và chính xác
Thực ra hợp đồng là một loại văn bản dân sự trong đó quy đình nhiều điều khoản. Thậm chí có những điều khoản nếu như bạn không phải là người được đào tạo ra thì sẽ khó hiểu được.
Một trong những giải pháp phổ biến đó là tải các hợp đồng được soạn sẵn ở trên mạng về. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều khi bạn phải soạn lại từ đầu. Ngay cả phần phụ lục cũng thế.
Tất nhiên không phải toàn bộ những nội dung trong hợp đồng đều lấy toàn bộ theo mẫu. Bạn cần phải đọc lại. Để rồi từ đó có thể bỏ ra hay thêm vào một số các điều khoản khác. Mục đích là để đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Đó là những gì bạn cần hoàn thiện để cho hợp đồng luôn đầy đủ và chính xác nhất có thể.
Vậy đâu là bí quyết để bạn viết phụ lục hợp đồng đầy đủ?
Dựa trên những kinh nghiệm của những người đã có kinh nghiệm thuê nhà và cho thuê nhà, dưới đây là những bí quyết:
- Xác định cụ thể những thông tin cần viết vào trong hợp đồng (cũng như là phụ lục). Những thông tin này bạn có thể thỏa thuận trước với người cho thuê nhà để cả hai cùng bàn bạc chi tiết hơn.
- Sau đó, bạn hãy đối chiếu với hợp đồng thuê nhà mẫu. Sau đó cân nhắc xem nên thêm vào ý nào, bỏ bớt ý nào. Đặc biệt là bạn hãy hạn chế bất kỳ việc thêm vào những hạng mục mới. Bởi vì sẽ khó để bạn có thể nhận biết được đâu là những yêu cầu bắt buộc của những hạng mục này.
- Đọc lại và so sánh kỹ lưỡng giữa hai văn bản đó là hợp đồng và phụ lục hợp đồng thuê nhà để đảm bảo tính đồng nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn có thể viết được phụ lục hợp đồng thuê nhà một cách hiệu quả nhất có thể. Để có thể tham khảo thêm một số các thông tin mới nhất về hợp đồng thuê nhà thì hãy truy cập ngay Muaban.net để đọc thêm các tài liệu hỗ trợ bạn nhé!