Cải tạo đất nông nghiệp là một trong những yếu tố được rất nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, vì sao phải cải tạo đất? Và có những biện pháp cải tạo đất nào?
Chúng ta hãy thử tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây!
3 điều có thể bạn chưa biết về đất nông nghiệp
1. Đất nông nghiệp được phân loại như thế nào?
Theo quy định của Luật đất đai thì đất được chia ra làm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Và dựa vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại như sau:
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm, gồm đất trồng lúa và đất dùng để trồng những loại cây hàng năm khác.
- Đất dành cho rừng phòng hộ.
- Đất dành cho rừng đặc dụng.
- Đất dùng để làm muối sản xuất.
- Đất dùng để nuôi trồng các loại thủy sản.
- Đất nông nghiệp khác. Như đất dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm, đất ươm cây giống…
Vậy thì cải tạo đất có vai trò quan trọng như thế nào đối với đất nông nghiệp?
2. Vì sao phải cải tạo đất?
Trước đây, độ phì nhiêu trong đất nông nghiệp còn rất phong phú, lượng hữu cơ trong đất phổ biến từ 2% đến 3%. Nhưng, đất nông nghiệp càng ngày càng giảm sút lượng mùn cũng như lượng hữu cơ trong nó. Thậm chí ở những vùng đồng bằng phù sa, cũng chỉ có khoảng 1% lượng hữu cơ trong đất.
Đất có hiện tượng bị hoang hóa cũng ngày càng nhiều. Việc sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu – diệt cỏ hoặc canh tác thường xuyên dẫn đến sự khô cằn của đất. Trong khi đó, đất là yếu tố giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển, và việc cải tạo đất rất quan trọng.
Cải tạo đất và lý do cần cải tạo là gì?
- Đất nông nghiệp bị sử dụng để trồng liên tục sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng ngày càng bị cạn đi. Như thế, đất càng sử dụng nhiều sẽ càng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng.
- Đất chịu sự tác động của các loại phân bón hóa học dễ dẫn đến bị phèn, chua… Cây trồng cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng đất kém đi.
- Thời tiết cũng là một trong những yếu tố cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng làm giảm chất lượng đất.
Quá trình cải tạo sẽ giúp cho bạn dễ khai thác được các tiềm năng của đất thuận lợi hơn. Việc cải tạo cũng giúp cho đất trồng hạn chế được các yếu tố gây hại làm ảnh hưởng đến đất. Đất sẽ trở nên có nhiều chất dinh dưỡng, tăng độ phì nhiêu… sau những đợt cải tạo.
3. Cải tạo mang lại những lợi ích gì cho đất trồng?
Việc cải tạo đất nông nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích cho chính vùng đất đó. Cụ thể, việc cải tạo đất sẽ có những lợi ích cơ bản như:
- Đất sẽ được tăng cường các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ.
- Đất sẽ trở nên tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm trong đất.
- Tăng cường sự trao đổi chất cân bằng trong đất.
- Hạn chế được các loại sâu bệnh.
- Đất sẽ hạn chế được độ xói mòn và hạn chế được sự trôi chất dinh dưỡng…
Chính vì vậy, cải tạo đất nông nghiệp bạc màu rất quan trọng trong quá trình canh tác và trồng trọt. Đất sẽ trở nên giàu hàm lượng dinh dưỡng, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Từ đó, đất nông nghiệp sẽ được sử dụng hiệu quả hơn trong việc tạo ra lương thực, nguyên vật liệu…
Các biện pháp cải tạo đất nông nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau và mỗi loại đất khác nhau sẽ có những biện pháp cải tạo phù hợp. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm thấy được những biện pháp cải tạo phổ biến như:
- Để tăng độ dày của đất canh tác thì cần phải cày sâu cuốc bẫm, bón phân.
- Để tăng độ che phủ bề mặt đất tránh xói mòn thì cần phải xen canh.
- Để hạn chế dòng nước chảy tránh xói mòn, trôi đất thì nên làm ruộng bậc thang.
- Để cải tạo đất chua thì nên bón vôi cho đất.
- Để cải tạo đất phèn thì nên cày nông, giữ nước và thay nước liên tục để phèn trong đất được hòa tan. Sau đó, xả nước đó và thay thể bằng nước khác, làm liên tục.
Mỗi loại đất sẽ có những cách cải tạo với các quy trình cùng cách làm khác nhau. Do đó, bạn cần phải xác định tình trạng của đất trước khi thực hiện cải tạo.
Cách cải tạo đất khô cằn
Có nhiều cách cải tạo đất khô cằn khác nhau. Bạn có thể tham khảo thử 5 cách cải tạo theo phương pháp tự nhiên dưới đây nhé!
-
Cải tạo đất là không nên can thiệp nhiều vào đất đai
Nếu bạn canh tác thường xuyên trên đất, chất lượng đất ngày càng giảm sút. Đất không chỉ là nơi nuôi trồng cây mà còn là môi trường sống cho rất nhiều sinh vật – vi sinh có lợi. Do đó, bạn cần phải giữ nguyên hệ sinh thái trong đất để giúp đất giữ được chất dinh dưỡng có lợi nhất!
-
Sử dụng cỏ để bảo vệ đất
Cỏ có khả năng giữ chất dinh dưỡng, hạn chế xói mòn và nuôi dưỡng các vi sinh có lợi trong đất. Bạn đừng nên loại bỏ hết các loại cỏ trong đất trồng, hãy sử dụng chúng để cải tạo đất. Cắt bớt cỏ và sử dụng phần cỏ đó tạo thành phân bón cho cây.
-
Khuyến khích sự đa dạng
Tức là trên đất nông nghiệp, nên có sự đa dạng của các loại thực vật hoặc các loài động vật… Hãy để đất nông nghiệp được phát triển một cách tự nhiên nhất. Bạn có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác nhau để giúp đất được cải tạo một cách bền vững nhất.
Đặc biệt, hãy sử dụng hình thức trồng cây luân canh, tăng cường các loại cây họ đậu hoặc cây phân xanh. Trồng xen canh giữa các loại cây ngắn ngày với dài ngày, cây tầng thấp xen lẫn các loại cây tầng cao…
-
Hãy trồng cây che phủ
Trồng cây che phủ sẽ giúp đất giữ chất và chống xói mòn tốt nhất. Hãy lựa chọn những giống cây trồng phù hợp hoặc các loại thực vật có nguồn gốc từ địa phương. Việc trồng cây còn giúp tích trữ chất hữu cơ trong nhiều giai đoạn khác nhau.
-
Hãy sử dụng phân bón hữu cơ
Thay vì sử dụng các phân bón hóa học, bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ nhiều hơn. Bởi phân bón hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng và được ví như loại thuốc trừ sâu tự nhiên. Phân bón hữu cơ cũng giúp đất trồng hạn chế được xói mòn, tận dụng rác thải hữu cơ và bảo vệ môi trường. Nếu kết hợp phân hóa học thì cũng cần phải có sự hợp lý.
Tham khảo các công việc kinh doanh tại đây:
3 loại phân bón phổ biến nhất trong quá trình cải tạo
Trong nông nghiệp, ông bà xưa từng có câu “nhất nước – nhì phân – tam cần – tứ giống”. Do đó, phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo và bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng. Và 3 loại phân bón phổ biến nhất bạn có thể tham khảo sơ qua như:
1. Phân bón hữu cơ
Đây là loại phân bón hoàn toàn được làm từ các thành phần thiên nhiên. Nguyên liệu của phân bón hữu cơ thường từ phân động vật, xác động vật, các loại rau củ quả đã qua sử dụng… Loại phân bón này rất hiệu quả đối với các loại đất cằn cõi, bạc màu, mất chất dinh dưỡng.
2. Phân bón từ trùn quế
Loại phân bón này có giá khá cao trên thị trường. Bởi vì giá trị dinh dưỡng bổ sung cho đất trong quá trình cải tạo cao. Trong loại phân bón này có các vi sinh có lợi cho đất trồng. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng từ 5kg đến 6kg phân bón trùn quế là đủ.
3. Phân bón vi sinh
Phân vi sinh cũng là một trong những loại phân bón phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, khi bón phân này, cây trồng sẽ được thúc đẩy quá trình ra rễ, nảy mầm do nóng. Vì thế, bạn hãy thử nghiên cứu các biện pháp kết hợp phân bón vi sinh với các loại khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mua Bán Nhà Đất Cà Mau Giá Rẻ Mới Nhất
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin liên quan đến đất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ liên quan đến vấn đề cải tạo đất nông nghiệp bạc màu, nhớ tham khảo trên muaban.net. Đây là một trong những website cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích dành cho mọi người!
– Vân Anh (Content Writer) –