Trước khi muốn ứng tuyển làm việc vào một vị trí nào đó, bạn cần giới thiệu mình với nhà tuyển dụng thông qua hồ sơ xin việc. Vì vậy, trình bày nội dung sao cho chi tiết và ấn tượng luôn là chủ đề được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Ở bài viết dưới đây, Mua Bán sẽ hướng dẫn một số cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên tạo được điểm nhấn và phát huy hết sức mạnh thu hút nhà tuyển dụng.
1. Khái niệm hồ sơ xin việc
Để giúp bạn hiểu rõ hơn hồ sơ xin việc là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào, dưới đây là nội dung chi tiết nhất:
1.1 Hồ sơ xin việc là gì? Bao gồm những giấy tờ nào?
Trước khi tham gia vào buổi phòng vấn với nhà tuyển dụng, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giây tờ như lý lịch cá nhân, giấy khám sức khỏe hoặc các loại bằng cấp mà nhà tuyển dụng yêu cầu, tất cả những loại giấy tờ đó được bỏ vào một tệp chung gọi là “hồ sơ xin việc”.
- Đơn xin việc.
- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
- Sơ yếu lý lịch có chứng thực.
- Bản sao bằng cấp có chứng thực.
- Giấy khám sức khỏe còn thời hạn.
- Hình 3×4 và hình toàn thân.
- CV xin việc.
- Các bằng cấp, giấy tờ khác.
Nhìn chung, hồ sơ xin việc không quá phức tạp, chỉ cần bạn đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và các thông tin trong hồ sơ chính xác, được công chứng theo yêu cầu pháp luật. Để tìm mua bộ hồ sơ, bạn có thể tìm đến nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm hoặc tải về từ trên mạng theo phiên bản mới nhất và in ra.
1.2 Hồ sơ xin việc đóng vai trò gì?
Hồ sơ xin việc đóng vai trò quan trọng như sợi dây kết nối nhà tuyển dụng với ứng viên. Thông qua hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng có thể biết được những thông tin cơ bản về ứng viên, dễ dàng sàng lọc dựa trên những điểm mạnh riêng biệt của họ.
Đối với ứng viên, hồ sơ xin việc là cơ hội giúp bạn đưa ra những giá trị, kinh nghiệm học tập, làm việc của bản thân với nhà tuyển dụng. Một hồ sơ xin việc chỉnh chu sẽ đánh giá bạn là người có thái độ chuyên nghiệp, cẩn trọng, trôn trọng công ty.
2. Cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên thu hút nhà tuyển dụng
Một bộ hồ sơ xin việc chi tiết và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, ngoài những chứng chỉ, bằng cấp nổi bật của bản thân, cần phải có đầy đủ những mục quan trọng sau đây:
2.1 Sơ yếu lý lịch
Trong hồ sơ xin việc, mục sơ yếu lý lịch được xem là bảng tóm tắt tổng hợp thông tin chi tiết về bản thân và lịch sử gia đình của bạn. Thêm vào đó, còn bổ sung nhiều mục liên quan đến việc học tập, quá trình làm việc, tham gia các hoạt động Đoàn đội. Thông qua những thông tin ngắn gọn này, nhà tuyển dụng ban đầu sẽ hiểu sơ lược các thông tin cơ bản về bạn.
>>>Tải xuống mẫu sơ yếu lí lịch tại ĐÂY
Việc trình bày sơ yếu lí lịch khá đơn giản, vì đã được in sẵn và được bán kèm chung với bộ hồ sơ xin việc. Bạn cần điền đầy đủ và bắt buộc nội dung phải chính xác, bởi những thông tin đó sẽ được đối chiếu trùng khớp với giấy tờ bạn đi công chứng. Sơ ếu lí lịch khi công chứng, có thể dùng mãi mãi, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu thời hạn xác nhận công chứng từ 3 đến 6 tháng gần nhất.
Một số mẹo cần lưu ý khi viết lý lịch tự thuật:
- Nét chữ dễ nhìn, gọn gàng
- Thông tin ngắn gọn, đúng trọng tâm
- Đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác thực tế
- Công chứng tại những nơi có hiệu lực trước pháp luật
2.2 Thư xin việc
Để thuyết phục nhà tuyển dụng và cho họ thấy được sự quyết tâm muốn ứng tuyển vào vị trí công việc, bạn có thể bày tỏ ngắn gọn qua thư xin việc. Sự khác biệt giữa thư xin việc và CV là nội dung trong thư sẽ viết ngắn gọn về quá trình học tập, kinh nghiệm và mong muốn… để HR thấy được hướng đi và lợi ích khi công ty quyết định chọn bạn.
Để xây dựng một bức thư xin việc chạm đến cảm xúc của nhà tuyển dụng, bạn tránh viết lan man, dài dòng, nên nói kết quả bạn đã làm được và phải có sự chân thật. Bạn có thể tham khảo bố cục chuẩn khi viết thư xin việc:
- Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lược bản thân học ngành gì, nơi đã đi làm và thành tựu đã làm được. Viết gọn gàng, lý giải vì sao bạn muốn làm ở vị trí công việc này. Phần mở đầu bạn nên lựa chọn câu từ lịch sự thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận, nên có cụm từ “Kính gửi”
- Phần thân bài: Đây là nội dung nơi các nhà tuyển dụng hứng thú nhất, vì họ biết bạn đã trải qua quá trình gì, kinh nghiệm của bạn như thế nào, sự phù hợp của bạn với tính chất công việc. Vì vậy, bạn nên viết mạch lạc trình bày chi tiết chứng chỉ và kinh nghiệm của mình.
- Kết luận: Hãy ghi lại phương thức liên hệ của bạn như số điện thoại, gmail, Zalo, Facebook để nhà tuyển dụng có thể liên lạc khi bạn đã được chọn.
2.3 CV (Curriculum Vitae)
Với thị trường tuyển dụng việc làm online hay truyền thống, CV (Curriculum Vitae) đã trở nên quá quen thuộc và không thể thiếu trong quá trình tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển. Đây là loại giấy tờ được nhà tuyển dụng quan tâm nhất, thông qua CV họ sẽ đánh giá được trình độ, năng lực hiện tại của bạn.
Vì vậy, khi có những điểm sáng về bằng cấp, về những công ty bạn đã từng làm việc, bạn nên ghi vào CV một cách ngắn gọn nhưng làm nổi bật được thành tích.
Các thông tin trong CV phải đảm bảo đúng sự thật, nhà tuyển dụng thường khai thác và kiểm tra trình độ của bạn qua những gì bạn đã đề cập trong CV. Người phỏng vấn sẽ rất có nhiều kinh nghiệm, vì vậy bạn nên ghi trung thực, để tránh có ấn tượng xấu với họ trong lần gặp đầu tiên.
Với những bạn sinh viên, chưa trải qua nhiều kinh nghiệm, có thể khéo léo nhấn mạnh kỹ năng, điểm mạnh của mình như tự tin giao tiếp trước đám đông, thuyết trình, giải quyết vấn đề,…
Để làm CV chuyên nghiệp và hoàn hảo, bạn có thể tham khảo các website hỗ trợ thiết kế CV như Canva, TopCV, Vieclam365,… giúp gợi ý nhiều mẫu CV độc đáo, chuyên nghiệp, phù hợp với ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, bạn có thể tự sáng tạo thiết kế CV theo sở thích như bài trí bố cục, màu sắc, phong chữ,…
>>>Tham khảo thêm: Cách viết CV for Internship gây ấn tượng mạnh
2.4 Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe có thể có hoặc không tùy thuộc vào tính chất công việc. Với những việc làm như: tiếp viên hàng không, giáo dục thể chất, huấn luyện viên thể hình,… yêu cầu bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe. Ngoài ra, theo quy định mới nhất của pháp luật, thời hạn giấy khám sức khỏe là 12 tháng trở lại. Vì vậy, bạn nên lưu ý tái khám khi có yêu cầu.
Giấy khám sức khỏe thường được đính kèm chung khi mua bộ hồ sơ xin việc. Thêm vào đó, việc đi khám sức khỏe trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi các bệnh viện, phòng khám hướng dẫn chi tiết quy trình khám bệnh. Bạn sẽ đỡ mất nhiều thời gian, sau khi khám xong, bác sĩ sẽ ghi kết quả vào giấy khám.
2.5 Bằng cấp và chứng chỉ (Nếu có)
Bằng cấp và chứng chỉ là loại giấy tờ minh chứng có giá trị về quá trình học tập, làm việc của bạn, giúp gia tăng sự thuyết phục với nhà tuyển dụng. Một số công việc yêu cầu các bằng cấp và chứng chỉ phải còn hạn sử dụng. Vì một số loại bằng tiếng anh như Toeic, IELTS chỉ có hiệu lực trong 2 năm.
Nếu trong quá trình chờ lấy bằng Đại học/Cao đẳng chính thức, có thể xin nhà trường xem xét lấy giấy tốt nghiệp tạm thời hoặc bạn có thể in bảng điểm để thay thế cho vẫn được.
Tham khảo tin tuyển dụng việc làm part-time dành cho HSSV:
2.6 Bản photo công chứng chứng minh thư, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu
Giấy khai sinh và căn cước công dân là những loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi người dân Việt Nam. Vì vậy, luôn được bắt buộc đính kèm bản sao đã công chứng. Nên lựa chọn những nơi công chứng tại các cơ quan, ủy ban phường xã.
2.7 Ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6
Thông thường, ảnh thẻ thường được được dán vào lý lịch tự thuật, tuy nhiên tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng có thể sử dụng cho một số quy trình khác. Khi chụp ảnh thẻ, bạn nên chụp đúng quy chuẩn, có thể mỉm cười nhẹ nếu không muốn quá trang nghiêm, tóc gọn gàng tránh che mặt, ăn mặc lịch sự, trang phục đơn giản, không quá cắt xẻ.
>> Xem thêm: CV bản cứng là gì? Lưu ý quan trọng khi nộp CV bản cứng
3. Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc thu hút nhà tuyển dụng
3.1 Thu thập thông tin kỹ càng
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu khác nhau, vì vậy ngoài những mô tả công việc bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ bắt buộc có trong hồ sơ xin việc và phải đảm bảo phải còn hạn sử dụng.
Thêm vào đó, bạn nên tìm hiểu thông tin tổng quát về công ty như các mặt hàng đang kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, slogan, tìm hiểu kỹ năng, tính chất của công việc bạn đang ứng tuyển. Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc trong Cover Letter.
Việc thu thập đầy đủ, sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có tìm hiểu về công việc, công ty, giúp họ có cái nhìn thiện chí về bạn, mở đầu buổi phỏng vấn thuận lợi hơn.
3.2 Tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng
Để ghi điểm và tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng, bạn có thể làm CV cùng màu chủ đạo với công ty. Ngoài việc ghi đầy đủ thông tin, đẹp mắt, trung thực bạn cần làm nổi bật kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, sở thích, kỹ năng, thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê, phù hợp với công việc.
Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên thể hiện đúng tính cách của mình, khi trả lời câu hỏi hãy sử dụng những từ ngữ thông minh và có chọn lọc. Thường xuyên lồng ghép những điểm mạnh của bản thân qua những tính từ như “tỉ mỉ”, “sáng tạo” khi có cơ hội. Không nên nói quá dài dòng, chỉ nói đúng trọng tâm, ngắn gọn.
3.3 Viết ngắn gọn, súc tích
Cách viết hồ sơ xin việc công ty hay các doanh nghiệp lớn để thể hiện sự chuyên nghiệp, bạn nên viết ngắn gọn, súc tích nhưng đúng trọng tâm. Nét chữ dễ nhìn, không quá cẩu thả, không dùng các ký tự đặc biệt. Lưu ý về lỗi chính tả, diễn đạt nội dung.
Với những thông tin chia sẻ về cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên phía trên, Mua Bán chúc bạn sẽ sớm có được công việc bạn yêu thích. Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, có thể truy cập website Muaban.net, luôn cập nhật hàng trăm các tin đăng tuyển dụng việc làm, mua bán nhà đất, xe máy, ….khắp toàn quốc.
>>>Xem thêm:
- 5 thứ cần phải có trong hồ sơ ứng tuyển không nên bỏ qua
- Cách viết thư giới thiệu bản thân ấn tượng 2023 như thế nào?