Cách trích dẫn tài liệu tham khảo là điều vô cùng quan trọng trong một văn bản, báo cáo, nghiên cứu… Điều này thể hiện sự tôn trọng của người sử dụng đối với thành quả nghiên cứu của tác giả. Đồng thời thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân khi trình bày với người khác. Tuy nhiên, cách trích dẫn tài liệu trong mỗi văn bản sẽ khác nhau. Vậy trích dẫn như thế nào là đúng? Bài viết này của Mua Bán sẽ chia sẻ một số cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn nhất dưới đây.
I. Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
Trích dẫn tài liệu tham khảo có nghĩa là việc đề cập đến các công trình, bài viết, sách hay bất kỳ nguồn thông tin nào khác đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu hay viết lên một bài viết, báo cáo hay luận văn.
Mỗi khi sử dụng thông tin từ một nguồn khác, bạn cần ghi chú rõ ràng nguồn gốc thông tin đó, bao gồm tên tác giả, tiêu đề công trình, ngày xuất bản và nơi xuất bản. Trích dẫn có thể được thực hiện dưới dạng trực tiếp (dẫn chính xác từ nguồn) hoặc gián tiếp (tái cấu trúc thông tin từ nguồn mà không thay đổi nghĩa).
II. Các hình thức trích dẫn phổ biến trong văn bản
Hiện nay trong văn bản, đặc biệt là luận văn, luận án, các báo cáo nghiên cứu đều cần trích dẫn tài liệu tham khảo. Việc trích dẫn sẽ giúp người hành văn tránh được tình trạng đạo văn và lập luận chặt chẽ hơn, logic hơn. Nên việc trích dẫn như thế nào vô cùng quan trọng trong văn bản.
Dưới đây là 3 cách trích dẫn phổ biến mà các bạn cần hiểu rõ để biết cách thao tác chèn trích dẫn phù hợp khi làm báo cáo, tài liệu…
Hình Thức Trích Dẫn | Cách Trích Dẫn |
---|---|
Trích Dẫn Trực Tiếp | Đây là hình thức trích dẫn tài liệu phổ biến nhất. Tác giả lấy trực tiếp một phần nội dung từ tài liệu gốc, đặt trong dấu ngoặc kép để bảo tồn nguyên vẹn ý nghĩa và cấu trúc của nó. |
Trích Dẫn Gián Tiếp | Trích dẫn gián tiếp là việc tác giả sử dụng ngôn ngữ của mình để tái cấu trúc hoặc diễn giải lại nội dung từ tài liệu gốc. |
Trích Dẫn Thứ Cấp | Trích dẫn thứ cấp được sử dụng khi tác giả muốn dẫn chứng một nội dung A nhưng chỉ có thể tìm thấy thông tin đó qua một nguồn trung gian B. |
Xem thêm: Hướng dẫn và gợi ý các mẫu báo cáo thực tập được điểm cao cho sinh viên sắp tốt nghiệp
III. Cách ghi trích dẫn tài liệu tham khảo
1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luật
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo là luật thì tài liệu tham khảo phải đặt ngay sau phần Kết luận của văn bản, báo cáo. Tuy nhiên nếu có văn bản quy phạm pháp luật thì cần để mục này lên trước tài liệu tham khảo. với loại văn bản này cần liệt kê đúng và dủ theo trình tự sau:
Với đạo luật hay bộ luật thì áp dụng theo trình tự: Tên đạo luật/bộ luật – Số hiệu – Ngày ban hành.
Ví dụ: Luật doanh nghiệp (số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014.
Văn bản quy phạm pháp luật thì theo trình tự: Loại văn bản – (số hiệu) – cơ quan ban hành – Ngày ban hành – Tiêu đề.
Ví dụ: Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Cách trích dẫn tài liệu từ internet, báo mạng
Trình bày theo dạng: Tên tác giả, năm. Tên tài liệu tham khảo và đính kèm theo là link cụ thể. Thông thường thì việc trích dẫn tài liệu trên mạng sẽ rất hạn chế. Vì tài liệu trên mạng thì thông tin có thể thay đổi và có khi không đáng tin cậy.
Ví dụ:
Trích dẫn bài báo:
Ví dụ: Harlow, H. F. (1983). Fundamentals for preparing psychology journal articles. Journal of Comparative and Physiological Psychology, 55, 893-896.
Trích dẫn trên theo quy tắc: Họ và tên tác giả (Năm xuất bản). Tiêu đề bài viết. Tên tạp chí, số phát hành, số trang.
Trích dẫn từ Internet:
Ví dụ: OpenAI. (2021). ChatGPT: A Powerful Language Model. Retrieved from https://openai.com/research/chatgpt
Trích dẫn trên theo quy tắc: Tên tác giả hoặc tổ chức (Năm xuất bản). Tiêu đề. Truy cập từ URL
>> Có thể bạn quan tâm: Reference là gì? Có nên đưa references vào CV xin việc không?
3. Cách trích dẫn tài liệu từ tạp chí, tập san
Trích dẫn này chúng ta có thể trình bày dạng sau:
Họ tên tác giả (trường hợp có nhiều tác giả thì cần ghi tên ba tác giả đầu và cộng sự). Kế đến là năm xuất bản để trong ngoặc đơn. Tên bài báo, tên tập san, tạp chí in nghiêng, tập (số, trong ngoặc đơn, không dấu cách), các số trang.
Ví dụ: Nguyễn Minh Sơn, Phạm Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Bảo An và cộng sự (2009). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y khoa, 3, 30-37.
Hoặc: Amanda B.R, Donna P.P, Robin J.L et al (2010). Total prostate specific antigen stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538.
4. Cách trích dẫn tài liệu một phần trong sách
Trích dẫn trong trường hợp này trình bày theo kiểu như sau:
Tên tác giả/ Cơ quan (năm xuất bản – trong ngoặc đơn), Tên phần/Chương, Tên sách, Lần xuất bản, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, tập, trang… Riêng mục lần xuất bản thì chúng ta chỉ ghi khi không phải là xuất bản lần thứ nhất. Nếu sách có hai tác giả phải ghi đủ và nối nhau bằng chữ “và” hoặc “and”. Nếu có nhiều hơn hai tác giả thì ghi Tên tác giả chính và cộng sự, với Tiếng Anh có thể dùng “et al.”
Ví dụ: Quách Ngọc (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr. 10- 16.
Hoặc: Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178- 90.
>> Xem thêm: Thị trường tìm việc làm tại TP. Hồ Chí Minh năm 2023
5. Cách trích dẫn tài liệu từ sách điện tử
Sách điện tử cũng là loại sách phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta có thể trình bày theo cách sau:
Tên Tác giả (năm xuất bản – trong ngoặc đơn), Tên sách, Nhà xuất bản, Truy cập lần cuối ngày… tháng… năm…, từ <liên kết đến cuốn sách trên internet>.
Ví dụ: Nguyễn Văn An (2008), Tài chính công, Nhà xuất bản Lao Động, truy cập lần cuối ngày 22 tháng 10 năm 2018, từ <http://www.abcdf.com/taichinhcong.pdf>.
6. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo từ các luận văn, khóa luận, luận án khác
Đây là cách trích dẫn mà chúng ta nên hạn chế vì sử dụng kết quả của luận văn khác thì thường giá trị chưa cao. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp những văn bản đó đã được công nhận. Cách trích dẫn như sau:
Tên tác giả, năm xuất bản để trong ngoặc đơn giống như trích dẫn sách. Đến Tên luận án, luận văn in nghiêng kèm theo dấu phẩy cuối, bậc học, tên cơ sở đào tạo.
Ví dụ: Nguyễn Quốc Minh (2011). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh thiếu máu mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y HCM.
IV. Vai trò của việc trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin, khẳng định sự chính xác và tin cậy của thông tin trong bất kỳ bài viết khoa học hay nghiên cứu nào. Dưới đây là những lợi ích và vai trò cụ thể của việc trích dẫn tài liệu tham khảo:
- Tạo dựng lòng tin: Khi đọc một bài viết nghiên cứu, người đọc cần có niềm tin vào những thông tin mà tác giả cung cấp. Trích dẫn tài liệu tham khảo giúp tác giả tạo dựng lòng tin này bằng cách xác minh rằng thông tin được cung cấp đã được nghiên cứu và được công nhận bởi cộng đồng học thuật.
- Hỗ trợ cho lập luận: Việc trích dẫn tài liệu tham khảo cho phép tác giả liên kết lập luận của mình với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, tăng tính thuyết phục cho lập luận và giúp tạo ra một nền tảng vững chắc cho nghiên cứu.
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ: Việc trích dẫn tài liệu tham khảo không chỉ giúp tác giả tránh được tình trạng đạo văn, mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với công sức nghiên cứu và quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
V. Một số lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo
1. Những việc KHÔNG được làm trong trích dẫn văn bản
Trích dẫn tài liệu tham khảo đặc biệt KHÔNG để trong phần giả thiết, kết quả, kết luận hay kiến nghị. Trích dẫn chỉ là phần bổ sung kiến thức để dẫn dắt bài viết của chúng ta một cách logic hơn. Nên việc sử dụng trong những phần này là hoàn toàn không hợp lý và nên tránh.
Tuyệt đối không trích dẫn tài liệu mà mình chưa đọc hoặc chưa hiểu rõ về nó. Đặc biệt là các quan điểm cá nhân, chủ quan của tác giả.
Tuyệt đối không dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài. Trừ những trường hợp tài liệu cực ít người biết mới cần thêm phần giải thích Tiếng Việt đi kèm.
2. Những điều NÊN làm trong trích dẫn tài liệu
- Hình thức trích dẫn tài liệu phải thống nhất trong toàn văn bản. Tránh trường hợp lúc sử dụng trích dẫn theo kiểu này, lúc trích dẫn theo kiểu khác.
- Trích dẫn tài liệu tham khảo phải theo một trình tự các tài liệu trong văn bản để người xem dễ theo dõi.
- Trích dẫn tài liệu tham khảo phải rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ. Đồng thời không ghi chức vụ, học hàm, học vị của tác giả.
- Nếu tài liệu có ngôn ngữ khác Tiếng Việt thì cần xếp theo ngôn Ngữ ưu tiên: Tiếng Việt, Anh, Pháp…
Trong các luận văn thì thường người hướng dẫn có ghi rõ cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn cụ thể. Tuy nhiên cũng có những người để cho tự bản thân sinh viên tự tìm tòi, học hỏi. Hoặc trong các báo cáo kết quả nghiên cứu thông thường đòi hỏi chúng ta phải tự trang bị những kỹ năng trích dẫn này.
>>> Bạn nên tham khảo thêm: Tìm việc làm đơn giản nhất với 5 gợi ý hấp dẫn
Hy vọng những chia sẻ về cách trích dẫn tài liệu tham khảo trên đây sẽ giúp bạn có một tài liệu chuyên nghiệp hơn. Giúp nâng cao giá trị văn bản, nâng cao giá trị bản thân! Muaban.net chúc bạn đọc có những tư liệu hữu ích và sẽ áp dụng thành công.
– Vân Anh (Content Writer) –
>>> Có thể bạn quan tâm:
- SRS là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa 3 tài liệu SRS, BRD và FRS
- Biên bản giao nhận là gì? Tổng hợp 20+ mẫu biên bản giao nhận phổ biến nhất 2022
Tham khảo thêm các tin đăng tìm việc làm văn phòng
Tại sao cách trích dẫn tài liệu tham khảo lại quan trọng?
Điều này thể hiện sự tôn trọng của người sử dụng những thành quả nghiên cứu đối với tác giả. Đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân khi trình bày với người khác.
Có bao nhiêu cách trích dẫn tài liệu hiện nay?
Có 3 hình thức trích dẫn tài liệu phổ biến nhất hiện nay. Đó là trích dẫn tài liệu trực tiếp, trích dẫn tài liệu gián tiếp và trích dẫn tài liệu thứ cấp.