Gần đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh đang gấp rút ôn bài và tìm hiểu các mẹo làm bài đạt điểm cao. Vậy có những cách lụi trắc nghiệm nào hiệu quả? Bài viết dưới đây Muaban.net sẽ chia sẻ những bí kíp khoanh lụi trắc nghiệm trong bài thi THPT mà không phải ai cũng biết.
I. Quy trình khoanh lụi trắc nghiệm trong kỳ thi Thi tốt nghiệp THPT
Dưới đây là cách lụi trắc nghiệm dành cho những bạn chỉ quan tâm đến việc chống điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (từ 1,25 điểm trở lên). Phương pháp này có khả năng giúp các bạn đạt điểm trên 2 với xác suất khá cao. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây không phải là phương pháp tối ưu cho các thí sinh muốn đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm.
1.1 Cách lụi trắc nghiệm chống liệt (Đối với thí sinh không làm được bất kỳ câu nào trong bài)
Bước 1: Phân loại các câu hỏi vào thành từng nhóm
Trong trường hợp một đề thi trắc nghiệm gồm 40 câu, một cách tiện lợi để tổ chức là chia các câu thành nhóm nhỏ có 5 câu. Ví dụ, chúng ta có thể nhóm câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40.
Điều này giúp quản lý và xử lý đề thi một cách có tổ chức hơn, cho phép tập trung vào từng nhóm câu hỏi cụ thể một cách dễ dàng. Trong trường hợp đề thi có 50 câu, chúng ta có thể áp dụng cách này bằng cách chia thành 10 nhóm tương tự.
Tham khảo thêm: Mẹo khoanh bừa trắc nghiệm Toán để đạt điểm số tốt nhất
Bước 2: Khoanh trắc nghiệm
Trong quá trình làm bài, các em có thể áp dụng phương pháp khoanh đáp án theo tuần tự A, B, C, D cho các câu hỏi trong từng nhóm như sau:
- Nhóm 1 (câu 1 đến câu 5): Khoanh đáp án A cho tất cả các câu.
- Nhóm 2 (câu 6 đến câu 10): Khoanh đáp án B cho tất cả các câu.
- Nhóm 3 (câu 11 đến câu 15): Khoanh đáp án C cho tất cả các câu.
- Nhóm 4 (câu 16 đến câu 20): Khoanh đáp án D cho tất cả các câu.
- Nhóm 5 (câu 21 đến câu 25): Tiếp tục tuần tự vòng lặp, khoanh đáp án A cho tất cả các câu.
- Nhóm 6 (câu 26 đến câu 30): Khoanh đáp án B cho tất cả các câu.
- Nhóm 7 (câu 31 đến câu 35): Khoanh đáp án C cho tất cả các câu.
- Nhóm 8 (câu 36 đến câu 40): Khoanh đáp án D cho tất cả các câu.
Phương pháp này có thể làm tăng khả năng các em đạt mức điểm chống liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các em có thể kiểm chứng bằng việc so sánh với đáp án của một đề thi thực tế. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được sử dụng cho những môn học mà các em cảm thấy yếu, mục tiêu của phương pháp là đạt điểm chống liệt để đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT và tập trung nỗ lực vào các môn học khác trong quá trình xét tuyển đại học.
Tham khảo thêm: 7 cách khoanh bừa trắc nghiệm môn tiếng Anh hiệu quả nhất năm 2022
1.2 Đối với thí sinh làm được bài nhưng có vài câu không biết
Phương pháp này là mẹo khoanh trắc nghiệm, nhằm giúp các em thí sinh tối ưu hóa điểm số dựa trên năng lực làm bài của mình.
– Tập trung làm chắc những câu dễ trước: Câu dễ là những câu hỏi có thể dễ dàng nhận biết đáp án hoặc áp dụng một số công thức cơ bản để tìm ra kết quả. Khi nhìn vào đề thi, hãy đọc nhanh để phân biệt câu hỏi dễ và câu hỏi khó. Nếu gặp câu dễ, hãy tính toán cẩn thận và chọn đáp án ngay lập tức.
– Làm các câu hỏi ở mức trung bình tiếp theo: Câu hỏi trung bình là những câu hỏi mà sau khi đọc xong, ta có thể biết cách làm, nhưng cần một thời gian nhất định để tính toán và tìm ra đáp án. Trong quá trình làm bài, hãy đánh dấu những câu mà bạn không thể giải ngay để quay lại sau. Tuy nhiên, cần lưu ý không dành quá nhiều thời gian cho một câu để tránh lãng phí thời gian (mỗi câu nên giải trong khoảng 2 phút).
– Giải các câu hỏi khó được giải sau cùng: Câu hỏi khó là loại câu hỏi mà khi đọc, học sinh không hiểu và không biết cách giải quyết. Trong trường hợp này, học sinh cần đọc câu hỏi một cách kỹ lưỡng và làm bài một cách cẩn thận (không quên thời gian làm bài). Nếu sau khoảng 4 đến 5 phút không thể giải quyết câu hỏi, học sinh nên chuyển sang câu hỏi khác và đánh dấu câu lại đó để quay lại làm sau.
– Quay lại giải các câu hỏi đã bỏ qua nếu còn thời gian: Trong quá trình làm bài, có thể có những câu chưa giải được lúc đầu, nhưng khi xem lại lần nữa lại có thể nhớ ra cách giải. Nếu còn thời gian, các em hãy tập trung giải những câu này. Nếu vẫn chưa tìm được đáp án, có thể sử dụng suy luận và phương án loại trừ để tìm đáp án.
– Chọn tất cả một đáp án với những câu đã “bó tay”: Các em hãy thống kê số lần xuất hiện của các đáp án A, B, C, D trong các câu đã làm. Sau đó, chọn đáp án ít xuất hiện nhất và áp dụng cho các câu chưa giải được. Ví dụ: Có 14 lần đáp án A, 7 lần đáp án B, 5 lần đáp án C, 8 lần đáp án D. Vì đáp án C xuất hiện ít nhất, nên 6 câu còn lại chưa làm được các em hãy chọn đáp án C.
Tham khảo thêm: Cách chống liệt môn sử sĩ tử nào cũng nên biết
Xem thêm các tin đăng tuyển dụng việc làm bán thời gian: |
II. Kinh nghiệm để khoanh lụi hiệu quả trong các bài thi
2.1 Phải có cách học và làm bài trắc nghiệm trước tiên
Các em cần thay đổi phương pháp học từ chậm nhưng chắc sang nhanh và bao quát. Trong bài thi trắc nghiệm sẽ yêu cầu giải các câu hỏi nhanh chóng và không quá phức tạp. Điều này đòi hỏi các em phải có kiến thức rộng và khả năng suy đoán nhanh để chọn câu trả lời chính xác nhất. Giải nhanh là chìa khóa để đạt điểm cao nhất và sử dụng thời gian hiệu quả trong phần thi trắc nghiệm.
Hãy tập trung vào những ý chính trong bài và không cần học quá dài và phức tạp như khi chuẩn bị cho bài viết kiểu tự luận.
2.2 Đọc kỹ các câu hỏi và tìm ra từ khóa
Hiểu được từ khóa trong câu hỏi là một yếu tố quan trọng giúp các em trả lời nhanh chóng mà không lạc đề. Từ khóa giúp các em hiểu được ý nghĩa của câu hỏi và hình dung được các câu trả lời có thể có. Thường thì đáp án sẽ liên quan đến từ khóa đó, giúp các em tìm kiếm và lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: Mẹo học lịch sử 12 thi THPT Quốc Gia ghi nhớ lâu
2.3 Áp dụng phương án loại trừ
Khi đối diện với các đáp án có bộ giống nhau và bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn, phương pháp loại trừ là một cách hiệu quả để tìm ra câu trả lời đúng. Hãy loại bỏ các phương án sai trước, cố gắng loại trừ càng nhiều càng tốt để chỉ còn lại một đáp án.
Trong trường hợp vẫn khó khăn để loại trừ, hãy sử dụng phương pháp phỏng đoán và xem xét xem cái nào có vẻ hợp lý hơn để chọn. Đây là cách cuối cùng dành cho bạn. Nếu bạn có ấn tượng đầu tiên với một câu trả lời, hãy chọn nó, vì thường thì cảm tính ban đầu có xu hướng chính xác hơn so với những lần sau.
2.4 Phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài
Trước tiên, hãy lướt qua toàn bộ các câu hỏi để biết số lượng câu trong đề bài. Sau đó, phân chia thời gian đều cho các câu hỏi để không bị quá thời gian cho mỗi câu. Hãy lướt qua và làm những câu dễ trước, bỏ qua những câu khó và quay lại chúng sau. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu không có đáp án chính xác, hãy đánh lụi để có cơ hội nhận điểm.
Khi đọc câu hỏi, hãy nhẩm trước câu trả lời nếu bạn biết. Điều này giúp tránh sự phân tâm và rối mắt khi đối diện với các câu trả lời tương tự. Đọc kỹ và suy nghĩ chắc chắn trước khi chọn đáp án. Sau khi hoàn thành, không nộp bài ngay lập tức. Hãy kiểm tra kỹ lại, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ câu hỏi nào để tránh hối tiếc sau này.
Tham khảo thêm: Khung giờ vàng để học mà học sinh cần phải biết để phân bổ thời gian hợp lý
III. Lời kết
Bài viết trên, Muaban.net đã tổng hợp một số cách lụi trắc nghiệm hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm giúp bạn đạt được điểm số cao nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ trên giúp các bạn có thêm nguồn tham khảo và áp dụng được những mẹo hay để đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, cũng đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những mẹo hay trong học tập và đời sống nhé.
Xem thêm:
- Bật mí 8+ cách ôn thi tiếng Anh hiệu quả khi tự học tại nhà
- Bật mí 15+ cách ôn thi vào 10 hiệu quả nhất từ các thủ khoa
- Những việc nên làm trước khi đi thi giúp bạn “Vượt Vũ Môn”
Xem thêm các tin đăng tuyển dụng việc làm lao động phổ thông: |
Huỳnh Trang