Bằng cách trình bày mục tiêu của mình trong CV, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không, cũng như xem xét dự định trong tương lai của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV đầy đủ và hiệu quả nhất. Hãy để Mua Bán giải quyết vấn đề này của bạn ngay dưới đây nhé!
I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là những điều mà ứng viên muốn đạt được trên con đường sự nghiệp sắp tới của mình. Đó có thể là những thành tựu, khát vọng nghề nghiệp, mức lương hoặc những vị trí, cấp bậc cao hơn mà bạn muốn nỗ lực chinh phục.
Bằng cách chia sẻ rõ ràng về bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên trong CV, nhà tuyển dụng có thể hiểu được bạn muốn làm gì và có thể làm gì cho công ty, và từ đó xem xét mức độ phù hợp của bạn với hướng đi của doanh nghiệp.
Để thành công, bạn cần xác định một mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một content writer giỏi, bạn cần học hỏi và áp dụng những kỹ năng liên quan đến viết nội dung.
Với mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, bạn sẽ nổi bật hơn trong mắt của nhà tuyển dụng cũng như tìm kiếm được công việc phù hợp với mình. Hãy tham khảo thêm tại Muaban.net: |
II. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong hồ sơ xin việc hoặc CV (Curriculum Vitae) của bạn, vì đây là căn cứ giúp nhà tuyển dụng biết bạn muốn gì và có khả năng gì trong công việc mà bạn ứng tuyển. Cụ thể:
1. Vai trò với người đi làm
Việc xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và cụ thể là một yếu tố quan trọng để ứng viên phát triển bản thân, sự nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và tự tin hơn trong mọi tình huống.
Khi đã có nhu cầu thay đổi công việc hoặc vị trí, bạn nên chăm chút phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Hãy viết nó một cách chuyên nghiệp và phản ánh đúng mong ước cá nhân của mình.
2. Vai trò với nhà tuyển dụng
Đánh giá sự phù hợp
Nếu ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp tương đồng với mục tiêu phát triển của công ty, thì quan hệ hợp tác giữa 2 bên sẽ bền vững hơn. Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến mục tiêu công việc của ứng viên để phân biệt những người có ý định lâu dài và những người chỉ thích thay đổi, nhảy việc.
Đánh giá năng lực và phân loại ứng viên
Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có tư duy lập kế hoạch và có tầm nhìn rõ ràng cho công việc hay không. Đây là yếu tố quan trọng đối với những vị trí tuyển dụng cấp cao (từ senior trở lên), vì những mong ước và kế hoạch của ứng viên trong tương lai sẽ góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Dự đoán tiềm năng
Mục tiêu nghề nghiệp là một yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và phù hợp với công việc. Họ kỳ vọng rằng ứng viên sẽ dành thời gian, nỗ lực để phát triển sự nghiệp và gắn kết lâu dài với công ty.
Xem thêm: CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp
III. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV theo nguyên tắc SMART
Để xác định mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần có một kế hoạch rõ ràng và hiệu quả. Một trong những cách bạn có thể tham khảo đó là sử dụng mô hình mục tiêu SMART, giúp bạn phân tích và đánh giá các lựa chọn nghề nghiệp của mình. Cụ thể:
1. S – Specific
S trong thuật ngữ SMART là viết tắt của “Specific” (tính cụ thể). Điều này có nghĩa là mục tiêu phải được định nghĩa rõ ràng và cụ thể. Một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích và hành động cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.
Thay vì đặt ra những mục tiêu chung chung, như: giàu có, nổi tiếng, v.vv… bạn nên xác định rõ ràng những gì bạn muốn đạt được, như: có thu nhập 100 triệu mỗi tháng, có 1000 fan hâm mộ trên mạng xã hội, v.vv…
Ví dụ: Trong sáu tháng tới, tôi sẽ dành ba ngày mỗi tuần để học tiếng Anh để nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Anh của mình.
2. M – Measurable
M là viết tắt của “Measurable” (tính đo lường). Mục tiêu của bạn phải được đo lường bằng những chỉ số, tiêu chí rõ ràng. Điều này giúp bạn có thể kiểm tra được quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
Bạn sẽ biết được mình đã tiến bộ bao nhiêu và còn cách mục tiêu bao xa. Hãy đặt ra những mục tiêu có thể định lượng được bằng những con số.
Ví dụ: Trong 2 tháng tới, tôi sẽ cố gắng giảm 3kg. Bằng cách tập thể dục đều đặn 4 buổi trong tuần và chú ý đến dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều tinh bột, bổ sung rau xanh và nước cho cơ thể.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn biết CV kỹ sư xây dựng đánh bại các đối thủ
3. A – Attainable
A trong thuật ngữ SMART là “Attainable” (tính khả thi). Theo nguyên tắc này, mục tiêu cần phải hợp lý và có thể thực hiện được dựa trên điều kiện và năng lực sẵn có. Mục tiêu khả thi là mục tiêu mà bạn có đủ khả năng để hoàn thành và đạt được trong thời hạn quy định.
Không nên vì tham vọng mà đặt mục tiêu quá xa vời hoặc vì sợ khó mà đặt mục tiêu quá thấp. Điều đó sẽ vô hình gây ra nhiều áp lực và khó khăn cho bạn về mọi mặt. Mục tiêu nghề nghiệp là để động viên bạn tiến bộ, không phải để làm bạn lo lắng.
Ví dụ: Tôi sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Trung của mình bằng cách đăng ký một khóa học tiếng Trung học 3 buổi mỗi tuần trong vòng 3 tháng.
4. R – Relevant
R trong thuật ngữ SMART là viết tắt của “Relevant” (tính thực tế). Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu phải có mục đích và có thể thực hiện được. Mục tiêu có thể thực hiện được là mục tiêu mà khi đạt được sẽ tạo ra sự khác biệt tích cực cho bản thân, công việc, gia đình, cộng đồng hoặc xã hội.
Bạn nên đề ra những mục tiêu hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của mình. Đừng mơ ước những điều không tưởng như trở thành triệu phú hay cưới một người giàu sang, nổi tiếng.
Ví dụ: Tôi sẽ hoàn thành khóa học quản lý dự án để nâng cao kỹ năng quản lý và chuẩn bị cho việc thăng tiến trong công việc hiện tại của tôi.
5. T – Time-Bound
T là “Time-Bound” (tính ràng buộc về thời gian). Thời gian là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu SMART. Bạn phải xác định một khoảng thời gian cụ thể mà mình sẽ đạt được mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch, kiểm soát tiến độ và duy trì sự tập trung, nỗ lực vào mục tiêu của mình.
Ví dụ: Trong 5 năm tới, tôi sẽ nỗ lực để đạt được vị trí quản lý, và tôi cũng có kế hoạch cộng tác với 3 báo lớn trong năm tới.
Xem thêm: CV giới thiệu bản thân là gì? Tips viết CV ấn tượng
IV. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV đầy đủ nhất
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn cần được thể hiện một cách hợp lý, dựa trên loại mục tiêu mà bạn muốn đạt được cũng như phù hợp với khả năng của bạn.
1. Mục tiêu ngắn hạn trong CV
Mục tiêu ngắn hạn là những ý tưởng, mong muốn về công việc mà bạn muốn thực hiện trong thời gian sắp tới. Bạn có thể dễ dàng xác định chúng một cách hợp lý.
Khi chưa biết mục tiêu ngắn hạn của mình là gì, bạn nên tham khảo yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đó là điều mà nhà tuyển dụng mong đợi ở bạn, hãy chứng minh cho họ thấy bạn là người phù hợp, có thể đóng góp cho công ty.
Lưu ý: Tránh viết những điều bạn không am hiểu hoặc định hướng không rõ ràng, điều này sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp và khả năng bị loại là vô cùng cao đấy nhé!
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:
“Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt, được mọi người khen ngợi vì cách nói chuyện lôi cuốn cũng như có khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi muốn hoàn thiện kỹ năng này hơn nữa, thông qua việc đăng ký các khóa học về kỹ năng mềm và học hỏi từ công việc thực tế của mình” |
2. Mục tiêu dài hạn trong CV
Sau khi xác định những mục tiêu ngắn hạn, bạn cũng cần có kế hoạch cho tương lai dài hạn. Đó là những gì bạn sẽ hướng đến trong khoảng thời gian 3 – 5 năm hoặc nhiều hơn. Bạn nên lựa chọn những mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty, để nhà tuyển dụng biết bạn có tầm nhìn xa và tiềm năng phát triển.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:
“Với năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình, tôi mong muốn 3 đến 5 năm nữa sẽ đảm nhận vai trò trưởng phòng kinh doanh để đóng góp cho sự thành công của công ty. Tôi có khả năng phát triển một mạng lưới khách hàng phong phú, duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác, và nhận được sự tin cậy từ các đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng,…” |
Xem thêm: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV: Vai trò quan trọng, cách viết tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
V. Tham khảo cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Bạn có thể tham khảo cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV tương ứng với từng vị trí, ngành nghề bên dưới đây:
1. Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng
Tôi có niềm đam mê với ngành ngân hàng và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Mục tiêu của tôi chính là trong 3 năm tới sẽ đạt được vị trí quan trọng có ảnh hưởng trong một tổ chức tài chính chất lượng, đó là lý do tôi luôn chú trọng đến việc tìm hiểu và thỏa mãn các nhu cầu tài chính của khách hàng, đồng thời duy trì mối quan hệ lâu bền với họ.
Tôi mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để có thể trở thành một chuyên gia tư vấn tài chính giỏi.
2. Mục tiêu nghề nghiệp ngành IT
Với thành tích học tập nổi bật, tôi sở hữu kỹ năng phân tích và kiểm tra phần mềm chuyên nghiệp, nắm vững các kiến thức công nghệ thông tin tiên tiến và hiểu rõ các nền tảng internet quan trọng.
Tôi đang theo đuổi ước mơ trở thành một kỹ sư hệ thống xuất sắc, để không ngừng học hỏi và phát triển trong lĩnh vực CNTT và đóng góp năng lực của mình vào sự phát triển của công ty.
Xem thêm: Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Gây Ấn Tượng Và Hẫp Dẫn
3. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Với bằng MBA về Tài chính từ Đại học ABC, tôi đã tích lũy được 4 năm kinh nghiệm và nắm vững các mô hình và báo cáo tài chính. Trong quá trình học tập tại giảng đường, tôi còn có thành tích học tập xuất sắc, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và có mục tiêu trở thành kế toán trưởng trong 3 năm tới.
4. Mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự
Tôi luôn theo đuổi mục tiêu là trở thành một chuyên viên quản lý nhân sự giỏi, vì vậy tôi không ngần ngại học hỏi và cải thiện các kiến thức chuyên môn đa dạng như quản lý hiệu suất, phân tích nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, phúc lợi nhân viên, quản lý mối quan hệ lao động, luật lao động và các quy định liên quan khác.
Tôi mong muốn có cơ hội đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, cũng như tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và tích cực cho nhân viên.
5. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên SEO
Với mong muốn trở thành một phần của đội ngũ làm việc tại công ty. Tôi sẽ áp dụng những kỹ năng và kiến thức SEO mà tôi đã học được để thực hiện tối ưu hóa website của công ty, tăng lượng truy cập, cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho sản phẩm và dịch vụ của công ty.
6. Mục tiêu nghề nghiệp Business Analyst
Tôi hướng đến mục tiêu đó là trở thành một chuyên viên phân tích kinh doanh (BA) chuyên nghiệp, có thể phân tích và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh cho tổ chức. Tôi mong muốn áp dụng kỹ năng xử lý dữ liệu và biên soạn báo cáo trong 2 năm qua để hỗ trợ tổ chức tăng trưởng, sản xuất những sản phẩm chất lượng, mang lại lợi ích cho công ty trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Hướng dẫn viết chi tiết từng phần trong Business Analyst CV
7. Mục tiêu nghề nghiệp ngành Marketing
Tôi là một người sáng tạo, có niềm đam mê với viết lách và truyền thông xã hội. Với nỗ lực không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng các ứng dụng và phần mềm thiết yếu như Google Analytics, SEO, quảng cáo trực tuyến, Email Marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo PPC. Tôi hy vọng sẽ mang lại những giá trị cho tổ chức bằng cách áp dụng những kiến thức và phương pháp mới nhất trong lĩnh vực Marketing.
8. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho phóng viên
Tôi hướng đến mục tiêu trở thành một phóng viên tin tức chuyên nghiệp tại một công ty truyền thông hoặc báo chí có thương hiệu. Tôi thích làm việc trong một môi trường có quy chuẩn cao.
Với 3 năm kinh nghiệm trong ngành và tự hào về sự nhiệt tình và đam mê của mình, tôi có thể thích nghi với những áp lực cao trong công việc và luôn chấp nhận những thách thức mà phóng viên phải đương đầu.
9. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
Mục tiêu của tôi là phát triển kỹ năng bán hàng và giao tiếp để vượt trội trong lĩnh vực kinh doanh. Trong 2 năm làm nhân viên kinh doanh công nghệ, tôi đã cố gắng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng lên 25% và tìm kiếm ít nhất 10 khách hàng mới mỗi tháng. Tôi mong muốn trở thành một người lãnh đạo, có khả năng khai thác các cơ hội kinh doanh mới góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của công ty.
10. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh
Bạn có thể xem qua những mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh sau để tham khảo:
- “To obtain a position as a customer service representative at ABC Company, where I can utilize my excellent communication, problem-solving, and interpersonal skills to provide outstanding service to customers and support the company’s vision and value”. Dịch: Để có được một vị trí làm nhân viên chăm sóc khách hàng tại Công ty ABC, nơi tôi có thể sử dụng kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, và giao tiếp tốt của tôi để cung cấp dịch vụ xuất sắc cho khách hàng và hỗ trợ tầm nhìn và giá trị của công ty.
- “To pursue a career as a software engineer at XYZ Company, where I can apply my passion for coding, creativity, and problem-solving skills to develop innovative solutions that meet the needs of clients and users”. Dịch: Để theo đuổi sự nghiệp làm kỹ sư phần mềm tại Công ty XYZ, nơi tôi có thể áp dụng niềm đam mê về lập trình, sáng tạo, và kỹ năng giải quyết vấn đề để phát triển các giải pháp đổi mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng và người dùng.
- “To secure a position as a marketing manager at LMN Company, where I can leverage my extensive experience, leadership, and communication skills to plan and execute effective marketing strategies that increase brand awareness, customer loyalty, and sales revenue”. Dịch: Để có được một vị trí làm quản lý tiếp thị tại Công ty LMN, nơi tôi có thể tận dụng kinh nghiệm lâu năm, kỹ năng lãnh đạo, và giao tiếp để lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, và doanh thu bán hàng.
Xem thêm: Cách viết CV for Internship gây ấn tượng mạnh
VI. 7 mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV gây ấn tượng
Hãy tham khảo những mẹo sau đây khi viết mục tiêu nghề nghiệp giúp “chiếc” CV của bạn ấn tượng hơn so với những ứng viên khác:
1. Trình bày ngắn gọn, cụ thể
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn nên thể hiện rõ ràng mong muốn và khát vọng của bạn trong sự nghiệp. Hãy dùng những từ ngữ đơn giản, chính xác và chỉ nêu ra những điểm chính. Đồng thời, hãy cho biết bạn yêu thích và muốn làm gì trong lĩnh vực và công việc mà bạn ứng tuyển.
2. Thể hiện điểm mạnh của bản thân
Sau khi nắm rõ yêu cầu, mục tiêu của công việc và vị trí mà bạn hướng đến, hãy liệt kê những gì bạn có thể làm tốt nhất và khác biệt so với những người khác. Những điều này có thể là kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích hoặc phẩm chất cá nhân mà bạn đã có và có thể áp dụng vào công việc cũng như tổ chức.
Ví dụ: Vị trí kế toán của một công ty lớn là mục tiêu của bạn. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách chỉ ra những điểm mạnh của bạn trong công việc này, cụ thể như: làm việc cẩn thận và chính xác, có khả năng thích ứng và năng lực xử lý số liệu tốt,…
Xem thêm: Cách viết mẫu CV logistics hoàn hảo, dễ dàng nhất
3. Thể hiện mong muốn được đóng góp và gắn bó với công ty lâu dài
Các doanh nghiệp đều mong muốn tìm kiếm những nhân viên có lòng trung thành và ổn định trong công việc. Nếu thường xuyên thay đổi việc làm, nhảy việc, bạn sẽ khiến công ty mất nhiều chi phí và thời gian cho việc training cho bạn, cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty. Vì vậy, bạn nên thể hiện mong muốn được đóng góp và gắn bó với công ty lâu dài bằng cách nêu rõ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn trong CV.
4. Đề cập đến thông tin có liên quan từ bản mô tả công việc
Nhà tuyển dụng thường chú ý đến những ứng viên đã có kinh nghiệm. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn nên lựa chọn một hoặc hai công việc hoặc kỹ năng liên quan nhất và trình bày những nhiệm vụ và thành quả của bạn trong những công việc đó. Bạn cũng nên tham khảo bản miêu tả công việc để nói rõ những yếu tố liên quan cụ thể, từ đó thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn hiểu rõ và có thể làm được công việc.
5. Nhấn mạnh lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty
Để làm ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn không chỉ cần có bằng cấp hay kỹ năng, mà còn cần có những kết quả, thành tựu đáng kể mà bạn đã tạo ra cho công ty trước đây, dù là về doanh thu, lợi nhuận hay tăng trưởng. Bạn cần minh hoạ cho họ thấy mình có tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả. Bạn cũng cần tìm hiểu về công ty mà mình muốn làm việc, để có thể đặt ra một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của họ.
Xem thêm: CV Xây dựng – Hướng dẫn cách sở hữu CV xin việc ngành xây dựng hoàn hảo
6. Hãy thể hiện một cách trung thực và thực tế
Đừng ngần ngại khi bày tỏ những khát vọng, thậm chí là những tham vọng của mình trong sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng phải nhận thức rõ năng lực của mình để lựa chọn những mục tiêu nghề nghiệp thực tế và có khả năng đạt được trong CV của bạn.
7. Tránh viết chung chung, mơ hồ, sai chính tả
CV là cách bạn thể hiện bản thân, thương hiệu cá nhân và tính cách với nhà tuyển dụng. Nếu có lỗi chính tả, đặc biệt là ở mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ mất điểm về sự tỉ mỉ, nghiêm túc. Hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra kỹ văn phong và ngữ pháp của mục tiêu trước khi gửi CV.
Qua bài viết trên, Mua Bán đã chia sẻ đến bạn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng, tăng cơ hội ứng tuyển thành công. Hy vọng bài trên hữu ích với bạn trong quá trình viết CV của mình cũng như chúc bạn ứng tuyển thành công vị trí mà mình mong muốn nhé!
Nếu thấy bổ ích, bạn có thể truy cập Muaban.net thường xuyên để cập nhật những thông tin hấp dẫn như mua bán nhà đất, phong thủy, việc làm,… và nhiều chia sẻ hay ho khác.
Xem thêm:
- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp bạn nổi bật
- Cách viết mục tiêu công việc trong CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
- Hướng dẫn cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm ghi điểm nhà tuyển dụng