Được mệnh danh là “cái nôi văn hóa dân tộc”, miền Bắc luôn thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước. Mỗi tỉnh thành thuộc miền Bắc đều có những đặc trưng văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Vậy bạn biết bao nhiêu tỉnh thành ở đây? Hãy cùng Mua Bán tổng hợp các tỉnh miền Bắc cùng bản đồ chi tiết trong bài viết này.
I. Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh?
Miền Bắc còn được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác nhau trải dài trong suốt chiều dài và sự kiện lịch sử như Bắc Bộ, Bắc Triều, Bắc Hà, Bắc Thành, Đàng Ngoài,… Khu vực này nằm ở vùng cực Bắc của Việt Nam, với phía Đông tiếp giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với nước Lào ở phía Tây và phía Bắc giáp với Trung Quốc.
Theo cập nhật mới nhất của cục Thống kê, miền Bắc Việt Nam hiện gồm 23 tỉnh thành và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể:
- 23 tỉnh thành miền Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
- 2 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội và Hải Phòng.
Bên cạnh đó, miền Bắc được chia thành 2 vùng theo quy hoạch vùng kinh tế trong tổng số 7 vùng kinh tế chính của Việt Nam.
- Vùng duyên hải Bắc Bộ: 11 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: 14 tỉnh bao gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ cùng với 1 phần của Bắc Trung Bộ là 21 huyện và 1 thị xã phía Tây của hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.
II. Danh sách các tỉnh miền Bắc mới nhất
Miền Bắc có vị trí địa lý và chiến lược quan trọng của cả nước bởi địa hình và văn hóa nơi đây. Từ góc độ tự nhiên, miền Bắc được chia thành ba vùng lãnh thổ cùng những đặc điểm riêng về địa lý, khí hậu, tài nguyên,… bao gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm: Danh sách các tỉnh miền Tây cập nhật mới nhất 2024
1. Các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
Khu vực Tây Bắc bộ gồm các tỉnh miền Bắc nằm ở hữu ngạn sông Hồng, bao gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hòa Bình.
STT | Tỉnh thành | Mã hành chính | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km2) |
1 | Sơn La | 210 | 14.109,83 | 1.300.100 | 91 |
2 | Điện Biên | 11 | 9.539,93 | 635.921 | 66 |
3 | Lai Châu | 12 | 9.068,73 | 482.000 | 53 |
4 | Yên Bái | 15 | 6.892,67 | 847.200 | 122 |
5 | Lào Cai | 10 | 6.364,25 | 770.600 | 121 |
6 | Hòa Bình | 17 | 4.590,3 | 877.560 | 190 |
Tây Bắc Bộ là vùng núi phía Tây miền Bắc nước ta, có đường biên giới giáp với Lào và Trung Quốc. Đây là khu vực rộng lớn nhất Việt Nam với diện tích lên đến 50.576 km2, thiên nhiên của Tây Bắc Bộ rất đa dạng với nhiều loại hình sinh thái và phân chia địa hình khác nhau.
Khu vực Tây Bắc Bộ nổi tiếng với nhiều dãy núi cao và hiểm trở, trong đó phải kể đến dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài 180 km cùng đỉnh núi Fansipan 1613 m và được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Ngoài ra còn có rất nhiều dãy núi và đỉnh núi cao từ 2800 – 3000 m. Diện tích rừng rộng lớn, đất đai đa dạng màu mỡ cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.
Đây cũng là khu vực tập trung nhiều loại khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản như: kẽm, chì, đồng, đất hiếm,… Đồng thời, nền du lịch của các tỉnh Tây Bắc Bộ cũng đang có những bước tiến rõ rệt vì sở hữu quang cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và khí hậu mát mẻ.
2. Các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ
Khu vực Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh thành là: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bắc Giang.
STT | Tỉnh thành | Mã hành chính | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km2) |
1 | Quảng Ninh | 22 | 6.120,79 | 1.398.732 | 250 |
2 | Bắc Kạn | 06 | 4.859,96 | 323.712 | 67 |
3 | Hà Giang | 02 | 7.927,55 | 892.700 | 113 |
4 | Phú Thọ | 25 | 3.534,56 | 1.516.900 | 429 |
5 | Bắc Giang | 24 | 3.895,89 | 1.890.92 | 481 |
6 | Tuyên Quang | 08 | 5.867,95 | 805.800 | 137 |
7 | Lạng Sơn | 20 | 8.310,18 | 802.100 | 96 |
8 | Cao Bằng | 04 | 6.700,39 | 543.100 | 81 |
9 | Bắc Giang | 24 | 3.895,89 | 1.890.925 | 481 |
Đông Bắc Bộ là vùng địa lý nằm ở phía Đông Bắc của miền Bắc Việt Nam. Nơi đây có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và được bao quanh bởi nhiều quần đảo và hòn đảo lớn nhỏ. Khu vực này được giới hạn về phía Đông và phía Bắc bởi biên giới Việt-Trung, phía Đông Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ và phía Nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và Đồng bằng sông Hồng.
Vùng núi và trung miền Đông Bắc Bộ gồm có các khối núi và dãy núi đá vôi với độ cao trung bình dao động từ 100 – 1600 mét so với mực nước biển. Một số đỉnh núi nổi tiếng phải kể đến như Tam Đào, Mẫu Sơn hay cao nguyên đá Đông Văn. Đặc điểm các dãy núi này là mang hình cánh cung kết hợp với gió Bắc tạo nên khí hậu lạnh vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Bên cạnh đó, khu vực này cũng được biết đến với nhiều dòng sông lớn như sông Hồng, sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang,…
3. Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng Sông Hồng được chia làm 10 tỉnh thành, trong đó bao gồm 8 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng.
STT | Tỉnh thành | Mã hành chính | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km2) |
1 | Bắc Ninh | 27 | 822,71 | 1.488.250 | 1.809 |
2 | Hà Nam | 35 | 861,93 | 978.100 | 1.135 |
3 | Hà Nội | 01 | 3.359,82 | 8.435.700 | 2.511 |
4 | Hải Dương | 30 | 1.668,28 | 1.946.800 | 1.167 |
5 | Hưng Yên | 33 | 930,20 | 1.302.000 | 1400 |
6 | Hải Phòng | 31 | 1.526,52 | 2.088.000 | 1368 |
7 | Nam Định | 36 | 1.668,83 | 1.876.900 | 1.125 |
8 | Ninh Bình | 37 | 1.411,78 | 1.010.700 | 716 |
9 | Thái Bình | 34 | 1.584,61 | 1.878.500 | 1185 |
10 | Vĩnh Phúc | 26 | 1236 | 1.204.300 | 969 |
Đồng bằng Sông Hồng (hay Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) là vùng lãnh thổ nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình. Địa hình của khu vực này chủ yếu là đồng bằng lớn bằng phẳng với độ cao tối đa là 1,2m so với mực nước biển. Địa hình có chiều hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vị trí địa lý của vùng Đồng bằng Sông Hồng trên bản đồ như sau:
- Phía Đông và Đông Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp vùng Tây Bắc Bộ.
- Phía Tây Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp vùng Đông Bắc Bộ.
Đây được biết đến là khu vực có mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Tính đến năm 2021, dân số của khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 21.848.913 người, chiếm khoảng 22,3% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số đạt 1.450 người/km2, trong đó đa số là dân tộc Kinh.
Xem thêm: Trà Vinh Có Đặc Sản Gì? Top 19 Món Ăn Trà Vinh Ngon Quên Lối Về
III. Bản đồ các tỉnh thành miền Bắc chi tiết nhất
Dưới đây là chi tiết bản đồ các tỉnh miền Bắc để bạn có thể tham khảo và biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến vùng đất màu mỡ này.
1. Bản đồ tỉnh Điện Biên
Tỉnh Điện Biên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc đó là: 1 thành phố Điện Biên Phủ, 1 thị xã Mường Lay cùng 8 huyện Mường Nhé, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tủa Chùa, Mường Ảng, Nậm Pồ và Tuần Giáo.
2. Bản đồ tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn gồm có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, đó là: Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Quang, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Văn Lãng, Bình Gia, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.
3. Bản đồ tỉnh Hòa Bình
Bản đồ hành chính của tỉnh Hòa Bình gồm có 9 huyện trực là: Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc.
4. Bản đồ tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bắc Giang và 9 huyện đó là Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Lục Nam, Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang và Yên Thế.
Xem thêm: Điểm danh hơn 15 đặc sản Bắc Giang hấp dẫn khách du lịch
5. Bản đồ tỉnh Nam Định
Danh sách 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc của tỉnh Nam Định bao gồm: thành phố Nam Định và 9 huyện là Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh, Mỹ Lộc, Nam Trực, Vụ Bản, Hải Hậu, Ý Yên.
6. Bản đồ tỉnh Hải Dương
Hải Dương được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, đó là 2 thành phố Hải Dương, Chí Linh, 1 thị xã Kinh Môn và 9 huyện Bình Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Nam Sách, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành, Cẩm Giàng, Tứ Kỳ.
7. Bản đồ tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang hiện này được chia thành 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, đó là thành phố Tuyên Quang và 6 huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Yên Sơn.
8. Bản đồ tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị hành chính thuộc cấp huyện trực thuộc của Bắc Kạn hiện bao gồm thành phố Bắc Kạn và 7 huyện đó là Chợ Mới, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Na Ri, Ba Bể.
9. Bản đồ tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam được chia thành 6 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Các đơn vị này bao gồm Thành phố Phủ Lý, Thị xã Duy Tiên và 4 huyện: Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm và Kim Bảng.
10. Bản đồ tỉnh Yên Bái
Theo hệ thống các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, hiện nay Yên Bái được chia thành 9 đơn vị, đó là thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện bao gồm Văn Yên, Mù Cang Chải, Lục Yên, Trạm Tấu, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn.
Xem thêm: Tổng quan ngã ba Nhơn Trạch về vị trí và bản đồ quy hoạch
11. Bản đồ tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, Quảng Ninh đang được chia thành 13 đơn vị hành chính, đó là các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; 2 thị xã là Đông Triều, Quảng Yên và 7 huyện là Bình Liêu, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô, Tiên Yên, Vân Đồn, Hải Hà.
12. Bản đồ tỉnh Thái Bình
Trong bản đồ phân chia đơn vị hành chính các tỉnh miền Bắc, Thái Bình hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc gồm: Thành phố Thái Bình và 7 huyện: Tiền Hải, Kiến Xương, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy, Vũ Thư.
13. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh hiện được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong đó bao gồm 2 thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và 2 thị xã là Quế Võ, Thuận Thành và 4 huyện: Yên Phong, Gia Bình, Tiên Du, Lương Tài.
14. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên hiện nay được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, cụ thể là 3 thành phố: Thái Nguyên, Phổ Yên, Sông Công và 6 huyện: Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai.
15. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện ahy, Vĩnh Phúc gồm có 9 đơn bị hành chính cấp huyện trực thuộc, chi tiết là 2 thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện: Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo.
16. Bản đồ tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: 1 thành phố Hưng Yên, 1 thị xã Mỹ Hào và 8 huyện: Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm.
Xem thêm: Đến Cần Thơ có gì vui? Top 25+ điểm ăn chơi hấp dẫn bậc nhất xứ Tây Đô
17. Bản đồ tỉnh Lai Châu
Tỉnh Lai Châu được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện: Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè, Tân Uyên, Phong Thổ, Tâm Đường.
18. Bản đồ tỉnh Hải Phòng
Khác với những tỉnh thành trên, Hài Phòng hiện đang là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của cả nước. Hiện tại, Hải Phòng được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 7 quận: Lê Chân, Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến An, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và 8 huyện: Kiến Thị, Cát Hải, An Dương, Tiên Lãng, Bạch Long Vĩ, Thủy Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo.
Xem thêm những chia sẻ kinh nghiệm về mua bán bất động sản tại các tỉnh miền Bắc ngay đây: |
19. Bản đồ tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, đó là Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập.
20. Bản đồ tỉnh Sơn La
Hiện nay, Sơn La được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thành phố Sơn La và 11 huyện: Sông Mã, Mường La, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Vân Hồ, Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Phù Yên, Yên Châu.
21. Bản đồ tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong số đó gồm Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan và 2 thành phố: Tam Hiệp, Ninh Bình.
Xem thêm: Danh sách các đô thị nước ta hiện nay (mới nhất 2024)
22. Bản đồ tỉnh Hà Giang
Với 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bản đồ tỉnh Hà Giang hiện nay đang bao gồm 1 thành phố Hà Giang và 10 huyện: Yên Minh, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Mèo Vạc, Bắc Mê, Quản Bạ, Đồng Văn, Quang Bình.
23. Bản đồ thủ đô Hà Nội
Hà Nội là thủ đô chính thức của Việt Nam. Hà Nội đang dẫn đầu các tỉnh miền Bắc về số lượng các đơn vị hành chính trực thuộc trong tỉnh. Cụ thể:
- 17 huyện: Ba Vì, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Quốc Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Thường Tín, Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Nhất, Thanh Oai, Thanh Trì, Mỹ Đức, Ứng Hòa.
- 1 thị xã: Thị xã Sơn Tây.
- 12 quận: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
24. Bản đồ tỉnh Cao Bằng
Đơn vị hành chính của tỉnh Cao Bằng hiện nay bao gồm thành phố Cao Bằng cùng 9 huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Hà Quảng, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hòa An.
25. Bản đồ tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lào Cai bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và 7 huyện là Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát.
Lời kết
Bài viết trên đã đưa cho bạn đọc danh sách tất cả các tỉnh miền Bắc để xem, đánh giá và biết thêm nhiều thông tin về những địa điểm đẹp đất nước. Mua Bán hy vọng những chia sẻ trên sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của bạn. Xem thêm nhiều bài viết khác thuộc chủ đề chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sống tại Mua Bán.
Đọc thêm:
- Ngã tư Bà Điểm ở đâu? Chi tiết thông tin về ngã tư Bà Điểm
- Top 30 món ngon miền tây bạn nhất định phải thử khi đến
- Hà Nội có gì chơi: Tổng hợp 40+ địa điểm ăn chơi thú vị cho GenZ