Nhu cầu đời sống ngày một đa dạng hơn, thế nên việc con người đòi hỏi và mong muốn có một ngôi nhà được thiết kế đẹp và đúng phong cách là điều dễ hiểu. Các phong cách thiết kế nội thất từ đó phát triển hơn. Không chỉ có 33 phong cách thiết kế nội thất cơ bản, mà còn có rất nhiều phong cách khác.
Để giúp bạn dễ tham khảo, Muaban.net đã tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất đang phổ biến và được ưa chuộng dưới đây. Cùng tìm hiểu trước khi bắt tay vào việc thiết kế và thi công nhé!
Phong cách tối giản – phong cách đơn giản nhất trong các phong cách thiết kế nội thất
Những ai yêu thích lối sống giản dị và tinh tế thì khi bắt gặp phong cách Minimalism đều bị mềm lòng. Bởi những gì phong cách này mang lại quá đẹp.
Minimalism có nghĩa là tối giản, tối thiểu sự đa dạng có trong nghệ thuật. Bởi thế mà đây là một trong số các phong cách thiết kế nội thất dễ thực hiện nhất.
Vì phong cách này mang đường nét giản đơn, không cầu kỳ. Mục tiêu của phong cách này là tạo ra không gian sống thông thoáng và hài hòa. Nên các chi tiết được tối giản từ màu sắc đến số lượng.
Từng món đồ nội thất ở các khu vực không gian đều khá hạn chế. Chỉ cần vẫn giữ nguyên được tính tiện nghi là đủ.
Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng khi thiết kế phong cách này. Bởi như đã nêu trên, phong cách Minimalism hạn chế về tông màu. Nên ánh sáng tự nhiên sẽ khiến cho không gian nâng tầm thẩm mỹ hơn.
Với phong cách này, căn nhà của bạn sẽ có bố cục chặt chẽ và thống nhất. Màu sắc cũng được tối giản và không quá 3 màu theo tiêu chí. Đó là màu chủ đạo, màu nhấn và màu nền. Bạn nên lựa chọn gam màu trung tính để làm nổi bật các món đồ nội thất bên trong. Các khối thiết kế hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác,… cũng là điểm độc đáo của phong cách này.
Phong cách Bắc Âu trang nhã nhất trong các phong cách thiết kế nội thất
Để nói về một trong các các phong cách thiết kế nội thất đang được ưa chuộng nhất Việt Nam thì không thể thiếu phong cách Bắc Âu. Hay còn gọi là Scandinavian.
Đây là phong cách mang lại sự thanh lịch, sang trọng và sự nhã nhặn. Những điều ấy được thể hiện qua màu sắc dùng chủ đạo khi thiết kế. Gam màu trắng, nâu và kem là bộ 3 tạo nên sự hài hoà của phong cách Scandinavian.
Phong cách scandinavian trong thiết kế nội thất thường dùng chất liệu từ gỗ làm chủ đạo. Bàn ăn, kệ tivi, giường, tủ,… đều chọn nội thất gỗ với tông màu trầm. Ví dụ như nâu nhạt, nâu xám cực kỳ nổi bật trên màu tường kem sữa hay trắng.
Kết hợp với ánh đèn vào sẽ khiến không gian sống trở lên lung linh, thanh lịch và thu hút mọi ánh nhìn của khách mỗi khi tới chơi nhà.
Phong cách cổ điển (phong cách Classic)
Đây là một trong các phong cách thiết kế nội thất phổ biến ở nước ta suốt nhiều năm. Nhưng phong cách mà vẫn rất được người Việt ưa chuộng. Bởi các chi tiết cổ điển, hoa văn của phong cách này gợi đến sự sang trọng, hoàn mỹ.
Phong cách thiết kế nội thất này thường hợp với các tòa biệt thự lộng lẫy. Hoặc các căn nhà có không gian rộng thì mới nên sử dụng phong cách cổ điển.
Bởi phong cách thiết kế nội thất này khá rườm rà và phức tạp hơn các phong cách thiết kế nội thất khác. Nội thất thiết kế tỉ mỉ với những chất liệu cao cấp. Như gỗ quý, đá hoa cương, da và nhung… Sau đó kết hợp với phụ kiện mạ vàng sang trọng. Tổng thể toát lên vẻ quyền quý thường được giới thượng lưu lựa chọn.
Phong cách Retro
Retro là một phong cách thiết kế đã hình thành từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Phong cách này bắt nguồn từ đất nước Bắc Âu rộng rãi. Nét đặc trưng khiến ta bị thu hút là phong cách Retro có gam màu tươi vui và rất nổi bật. Đây được cho là phong cách thiết kế độc đáo nhất trong các phong cách thiết kế nội thất.
Mang theo hơi thở quá khứ đến với hiện tại, phong cách Retro có phần nào thay đổi một chút hơi giống với phong cách Classic. Ở phong cách Retro trong thiết kế nội thất thì vẫn giữ được nét cổ điển và hoài cổ nhưng vẫn không kém phần hiện đại và quyến rũ.
Đồ nội thất chính là điểm sáng nổi bật và mang nét đặc trưng riêng mà không phong cách nào có. Những chiếc bàn, chiếc ghế sofa, kệ hay tủ được cách tân, thiết kế thanh lịch. Nhưng lại vẫn giữ nguyên những nét chính cổ điển theo nguyên tắc ban đầu.
Lưu ý nên khéo léo trong việc chọn màu sắc sao cho phù hợp với phong cách nội thất. Vì căn phòng Retro có nhiều kiểu đồ nội thất khác nhau. Nếu biết cách phối màu bạn chắc chắn sẽ có một không gian trang nhã, đậm chất Retro như mong muốn.
Phong cách nội thất tân cổ điển
Đây là phong cách kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại với nhau. Nên gọi là tân cổ điển. Phong cách này thường chăm chút vào việc sử dụng không gian, bề mặt tường, khối hơn các phong cách thiết kế nội thất khác. Đồng thời hạn chế không xuất hiện các chi tiết hoa văn rườm rà và cầu kỳ quá như phong cách cổ điện.
Các vật liệu làm đồ nội thất và đồ trang trí được ưa chuộng như gỗ, ốp da, vải và nhung. Cảm hứng kết hợp phóng khoáng này sẽ rất phù hợp với gia chủ thích nét đẹp cổ điển xưa nhưng vẫn muốn pha thêm vẻ đẹp hiện đại tinh tế và sắc sảo.
Ngoài ra, bạn có thể thuê các đơn vị thiết kế, xây dựng dưới đây để thiết kế theo phong cách mà bạn mong muốn:
Phong cách Đương Đại (Contemporary)
Phong cách Contemporary được bình chọn là một trong các phong cách thiết kế nội thất đẹp nhất trên thế giới. Bởi sự ưa chuộng vẻ đẹp đương đại không cầu kỳ mà vẫn đầy tinh tế của nhiều người.
Phong cách Contemporary được tạo nên từ những đường khối nét thẳng, gam màu tàu táo bạo. Tuy vậy nhưng bố cục lại đơn giản. Cách thiết kế chú trọng vào mặt không gian nhiều hơn. Phong cách này được giới chuyên gia đánh giá có tính tiện dụng cao trong các phong cách thiết kế nội thất . Vì ít chi tiết rườm rà, nên phù hợp với phong cách văn phòng hay nhà ở đều được hết.
Điểm đặc biệt của phong cách đương đại là luôn thay đổi và cập nhật theo từng mốc thời gian. Bên cạnh đó, phong cách này còn kết hợp được với nhiều phong cách khau nhau. Chất liệu thường được sử dụng là đá và gỗ. Màu sắc sẽ là những gam màu trung tính, trắng hoặc đen chủ đạo và kết hợp với tông màu tươi sáng để tạo điểm nhấn.
Phong cách Bohemian
Càng sống trong xã hội hiện đại, con người lại càng muốn trở về quá khứ. Nên phong cách thiết kế Bohemian vốn đã có từ lâu đời nay đã xuất hiện nhiều hơn.
Dù hình thành từ lâu đời, nhưng phong cách đặc biệt này vẫn thể hiện lên sự tự do và phá cách mang dáng vẻ hoang dại, quyến rũ, tự do, phóng khoáng. Màu sắc hay cách bài trí nội thất không theo bất cứ quy chuẩn hay chuẩn mực nhất định nào hết.
Căn hộ hay căn phòng được thiết kế theo phong cách này sử dụng khá nhiều màu sắc rực rỡ. Nhưng cũng nên hạn chế lạm dụng quá nhiều màu sắc. Vì như vậy sẽ khiến căn phòng bị rối mắt và các chi tiết không ăn nhập với nhau.
Phong cách Đông Dương
Phong cách Đông Dương – Indochine chính là nét giao thoa giữa bản sắc của nền kiến trúc hiện đại, lãng mạn của Pháp với vẻ đẹp truyền thống Á Đông. Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất còn có sự kết hợp giữa nền văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ. Nên càng phù hợp hơn với người Việt.
Người yêu thích phong cách Indochine là những người có gu thẩm mỹ cao và tinh tế. Bất kỳ ai khi bắt gặp những ngôi nhà được thiết kế với phong cách này đều bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã nhưng pha thêm chút vẻ hiện đại.
Ta có thể dễ dàng bắt gặp những vật liệu quen thuộc làm ra nội thất của phong cách Đông Dương. Như tre, gỗ, gạch… cùng với đó là hoa văn hoạ tiết được kết hợp cùng. Đó là tượng phật, tứ linh, hoa sen, hoa cúc,… rất đặc trưng.
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Phong cách hiện đại trong các phong cách thiết kế nội thất lên ngôi trong một vài năm gần đây và được rất giới trẻ ưa chuộng. Khác với các phong cách thiết kế nội thất thường thấy, nội thất hiện đại mang lại sự đơn giản nhưng không kém phần tiện nghi. Màu sắc như trắng, đen hoặc trung tính được ưu tiên để thiết kế cho phong cách này.
Điểm nhấn độc đáo ở phong cách này là những đường nét thiết kế của đồ nội thất. Hình dáng đồ nội thất với những hình khối lạ, sáng tạo chính là điểm nhấn mạnh với gam màu táo bạo như cam, đỏ, vàng,…sẽ làm cho không gian đẹp hơn.
Lời kết
Trên đây là điểm mặt các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất. Dựa vào bài viết, chúng tôi hi vọng bạn có thể tìm và chọn ra cho mình một phong cách thiết kế như ý cho gia đình mình nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết thiết kế nhà vườn đẹp và những lưu ý cần biết
- Top 11 kệ để đồ nhà bếp giúp không gian nhà bếp thêm gọn gàng
- 5 Thiết Kế Cửa Sổ Phòng Bếp Không Phải Ai Cũng Biết