Với sự phổ biến của thị trường giao dịch chứng khoán, nghề môi giới chứng khoán dần trở nên có sức hút với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn đang là người đang bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán, thì đã bao giờ bạn thắc mắc thuật ngữ brokerage là gì chưa? Cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!
I. Brokerage là gì?
Brokerage được định nghĩa là một khoản phí hoa hồng mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán thành công trên thị trường.
💡 Giải thích thêm về thuật ngữ: Chứng khoán: là tài sản bao gồm các mục sau:
*Trích từ luật số 54/2019/QH14 của Quốc Hội về Luật Chứng Khoán |
II. Các quy định tác động đến Brokerage
1. Mức thu phí
Theo thông tư số 128 của Bộ Tài Chính có hiệu lực từ tháng 02/2019 có quy định công ty chứng khoán chỉ được phép thu phí giao dịch không quá 0.5% trên tổng giá trị mua và bán trong của khách hàng; và không có đề cập mức tối thiểu.
Tùy vào thâm niên hoạt động và tệp khách hàng của từng công ty chứng khoán, mức thu phí giao dịch sẽ có phần khác nhau. Nhìn chung, khoản phí này dao động trong khoảng từ 0.1-0.35%.
Nếu khách hàng môi giới chứng khoán theo hình thức online thì mức phí này từ 0.15-0.2%. Còn đối với hình thức gián tiếp, tức qua người môi giới chứng khoán (broker) sẽ nằm trong mức 0.2-0.3%.
💡 Công thức tính phí môi giới chứng khoán (brokerage fee) qua công ty chứng khoán: Phí giao dịch môi giới = % phí giao dịch của công ty x giá trị giao dịch trong ngày |
Ví dụ 1: Giao dịch chứng khoán ở công ty
Bạn mua 10.000 cổ phiếu VNH – Vinamilk với mức giá 3.850 đồng thông qua công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI). Trong đó, % phí giao dịch của SSI quy định là 0.4% cho giao dịch dưới 50 triệu đồng.
- Giá trị giao dịch trong ngày của bạn = 3.850*10.000 = 38.500.000 đồng.
- Phí giao dịch môi giới phải trả cho công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) = 0.4% * 38.500.000 = 154.000 đồng.
💡 Công thức tính phí môi giới chứng khoán (brokerage fee) qua broker: Hoa hồng của broker = Giá trị giao dịch trong ngày x (% phí giao dịch của công ty – % phí dịch vụ nộp về VSD) Chú thích:
|
Ví dụ 2: Giao dịch qua broker (nhân viên môi giới)
Bạn cũng mua 10.000 cổ phiếu từ Vinamilk với mức giá tương tự như ở ví dụ 1, nhưng ở lần này là do broker thực hiện giao dịch, chứ không phải là bạn. Người broker vẫn thực giao dịch qua công ty chứng chứng khoán Sài Gòn với % phí giao dịch quy định là 0.3% và thỏa thuận với bạn về % trăm phí dịch vụ nộp về VSD là 0,05%.
- Hoa hồng của broker lúc này bạn phải trả = 38.500.000 * (0.4%-0.05%) = 134.750 đồng.
Sau khi biết “Brokerage là gì?”, bạn còn có thể tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng có trên website Mua ban.net để tìm một công việc phù hợp với mình |
Tham khảo thêm: Nghề môi giới chứng khoán và những bí ẩn phía sau
2. Phí ước tính lúc đặt lệnh và khớp lệnh thành công
Phí ước tính khi bạn đặt lệnh sẽ được hệ thống tính và bắt đầu trừ loại phí này khi khớp lệnh. Trong trường hợp giao dịch không thành công (tức không khớp lệnh), hệ thống sàn chứng khoán sẽ hoàn trả chi phí lại vào tài khoản của bạn.
💡 Phí ước tính tạm thời khi đặt lệnh được tính như sau: Phí ước tính = Số lượng chứng khoán bạn mua x Đơn giá trên 1 cổ phiếu |
Ví dụ:
Lúc 10 giờ sáng, ngày 05/09/2022 bạn 30.000 cổ phiếu MGW của Thế Giới Di Động với giá 39.000 đồng/ cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch của bạn trong ngày hiện giờ là: 30.000*39.000 = 1.170.000.000 tỷ đồng.
Lúc 15 giờ chiều cùng ngày, cổ phiếu MGW bạn mua tăng lên 60.000 đồng/ cổ phiếu, bạn quyết định bán toàn bộ 30.000 cổ phiếu mua trước đó để hiện thực hóa lợi nhuận. Tức phí ước tính khi đặt lệnh là 60.000 * 30.000 = 1.800.000.000 tỷ đồng.
Giả sử có người mua lại cổ phiếu của bạn với mức giá 60.000 hoặc trên mức này lúc 16 giờ chiều trong ngày, thì sẽ được gọi là khớp lệnh. Do đó, tổng giá trị giao dịch của bạn trong ngày tính đến mốc 16 giờ chiều là: 1.170.000.000 + 1.80.000.000 = 2.970.000.000 tỷ đồng
Bạn thực hiện các giao dịch đó qua công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) với % phí giao dịch quy định là 0.25% cho tổng giá trị giao dịch trong ngày/ tài khoản trên mức 500 triệu. Phí giao dịch môi giới bạn phải trả là: 2.970.000.000*0.25% = 7.425.000 triệu đồng.
3. Phí càng rẻ khi giao dịch càng nhiều
Tùy vào tổng giá trị giao dịch chứng khoán/tài khoản được quyết toán vào cuối ngày dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng mà mức phí giao dịch môi giới càng rẻ khi có tổng giá trị mua bán chứng khoán càng lớn.
Để lý giải cho ý trên, Mua Bán sẽ giả sử bạn có tổng giá trị giao dịch trong ngày/ tài khoản và thực hiện thông qua công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) như sau:
Trường hợp | Tổng giá trị giao dịch trong ngày/ tài khoản | % Phí giao dịch tại SSI |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 0.4% |
2 | Dưới 100 triệu đồng | 0.35% |
3 | Từ 100-500 triệu đồng | 0.3% |
4 | Từ 500 triệu đồng trở lên | 0.25% |
4. Dựa theo cách tính phí, kế hoạch hoạt động của sàn
Tùy vào công ty chứng khoán mà bạn chọn giao dịch, mức brokerage có thể sẽ khác nhau. Dù mức phí này được tính như thế nào, thì sẽ được phân ra 2 loại là brokerage có hỗ trợ và tự giao dịch.
5. Quy định về nạp Brokerage cho Sở
Hiện nay, Bộ Tài Chính có quy định phí các công ty chứng khoán phải nộp cho Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD) là 0.03%. Chẳng hạn như công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) thu phí 0,3% thì phải nộp cho sở là 0.03% và chỉ còn thu được 0.27%.
6. Một số loại Brokerage khác theo quy định
Phí lưu ký
Là loại phí nộp cho Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD). Đây là loại phí được các công ty chứng khoản thu hộ cho VSD sau khi quyết toán ở ngày giao dịch cuối cùng.
Mức phí này được tính dựa theo những quy định Thông tư số 127/2018/TT-BTC và được chia làm 2 loại:
- Phí lưu ký dành cho cổ phiếu: 0.27 đồng/ cổ phiếu/ tháng.
- Phí lưu ký dành cho trái phiếu: 0.2 đồng/ cổ phiếu/ tháng
Ví dụ: vào ngày 31/05/2022, bạn sở hữu khoảng 100.000 cổ phiếu trong tài khoản thì phí lưu kí bạn bị thu là: 0.27*100.000 = 27.000 nghìn đồng.
Phí nhận cổ tức
Cổ tức được định nghĩa là khoản lợi nhuận ròng được công ty chi trả dựa trên mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc giá trị tương tương đương. Trong khoản lợi nhuận này được khách hàng giao dịch chứng khoán nhận sau khi tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và thuế liên quan.
Theo điểm b, điều 2, thông tư số 111/2013/TT – BTC đã ban hành có quy định nhà đầu tư hay người thực hiện giao dịch chứng khoán phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân từ nguồn doanh thu từ cổ tức. Hiện này, mức thuế thu nhập này được áp dụng là 5%.
Ví dụ, bạn mua 1000 cổ phiếu NKE của tập đoàn đa quốc gia Nike với $121/ cổ phiếu và nhận được thông báo về việc tập đoàn này sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu của bạn sở hữu là 1.12%.
- Doanh thu từ cổ tức là: 1000 (CP) * 121 ($) * 112%= $1355.2
- Thuế thu nhập cá nhân (Phí nhận cổ tức) là: $1355.2 * 5%= $67.76
- Thu nhập đã trừ thuế là: 1355.2 – 67.76 = $1287.44 (~29.6 triệu đồng)
III. Những loại thuế, brokerage lúc thi hành giao dịch
1. Thuế thu nhập
Căn cứ vào điều 16, thông tư số 92/2015/TT-BTC có quy định cá nhân chuyển nhượng chứng khoán sẽ phải nộp thuế 0.1% cho từng lần giao dịch.
💡 Công thức tính thuế giao dịch chứng khoán: Thuế cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng theo từng lần x 0.1% |
Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định trong 2 trường hợp sau:
- Khi bạn giao dịch trên công ty chứng khoán đại chúng trên Sở giao dịch chứng khoán, thì giá trị chuyển nhượng chứng khoán được xem là giá đã khớp lệnh hoặc được hình thành dựa trên thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán.
- Đối với loại hình chứng khoán không được thực hiện theo công ty đại chúng hay thỏa thuận tại Sở, thì giá chuyển nhượng sẽ được xem là giá thực tế bạn chuyển nhượng hoặc giá trên hợp đồng hoặc giá trên sổ sách kế toán của đơn vị chứng khoán trước thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất do luật pháp quy định.
Ví dụ: bạn mua 5000 cổ phiếu MGW – Thế Giới Di Động với tổng giá là 195 triệu đồng và giá bán khớp lệnh là 210 triệu đồng trong cùng ngày. Lúc này, thuế cá nhân bạn phải nộp là: (210 -195) x 0.1% = 15.000 nghìn đồng.
2. Thuế đối với cổ tức tiền mặt
Theo quy định tại nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cổ tức dù được nhận bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu vẫn sẽ phải đóng thuế 5% trên tổng thu nhập cá nhân.
3. Phí giao dịch
Như đã đề cập trong phần I, mức phí giao dịch sẽ được công ty chứng khoán đại chúng quy định, sẽ không có mức tối thiểu và không vượt quá 0.05%. Thực tế, mức phí giao dịch chứng khoán dao động trong khoảng từ 0.15%-0.3% và sẽ phụ thuộc nhiều vào công ty chứng khoán mà bạn chọn giao dịch.
Tham khảo thêm: Giá niêm yết là gì? Niêm yết trong chứng khoán
IV. Broker là gì?
Broker được hiểu là nhà môi giới chứng khoán trung gian, họ sẽ đứng ra thực hiện giao dịch cho người mua và bán để được nhận hoa hồng như thỏa thuận. Có rất nhiều người khi mới tiếp xúc với thị trường chứng khoán sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa broker và trader.
Đa phần sẽ hiểu broker và trader đều là những thuật ngữ ám chỉ những người môi giới chứng khoán và hưởng hoa hồng từ sự chênh lệch giá trong mua bán. Tuy nhiên, vai trò của 2 công việc này khác nhau ở chỗ trader sẽ là người trực tiếp thực hiện giao dịch cho khách hàng, thay vì là chỉ tư vấn như broker.
V. Những công việc broker thường làm
Nhiệm vụ chính của broker chính là giúp cho các nhà đầu tư có được cái nhìn đủ xa và rộng để đạt được những mục tiêu mong muốn khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Do đó, công việc của một broker thường làm là:
- Tư vấn giao dịch cổ phiếu: broker sẽ là người tìm hiểu chính, tổng hợp và đánh giá thị trường nhằm đưa ra phân tích chuyên sâu cho nhà đầu tư lựa chọn doanh mục giúp tối ưu lợi nhuận.
- Nhận định tình hình của thị trường: broker sẽ cung cấp các thông tin về biến động thị trường, đồng thời đưa ra đánh giá và lời khuyên cho khách hàng về thời điểm giao dịch chứng khoán phù hợp.
- Tư vấn và thực hiện giao dịch trung gian thông qua bên bán lẫn bên mua.
- Phát triển mối quan hệ khách hàng: giống với một nhân viên kinh doanh là sẽ có trọng trách mang lại doanh số để góp phần tạo nên nên sự thịnh vượng của công ty. Vì thế, phát triển mạng lưới khách hàng sẽ giúp tối ưu lợi nhuận của broker mang lại cho công ty.
VI. Đánh giá môi trường làm việc và cơ hội phát triển của broker
1. Môi trường làm việc
Một trong những điều quan tâm của những người có định hướng theo đuổi nghiệp làm broker chính là môi trường làm việc.
Do tính chất phải thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng và các doanh nghiệp, nên môi trường làm việc của broker thường khá cởi mở, năng động. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ phải làm việc độc lập trong việc tổng hợp, phân tích biến động thị trường chứng khoán cho khách hàng có cái nhìn chuyên sâu.
2. Cơ hội phát triển
Thu nhập hấp dẫn từ tỷ lệ phần trăm hoa hồng trên doanh thu sẽ là điều mà nhiều người theo nghề broker. Thông thường, mức lương cứng phổ biến của nhân viên môi giới chứng khoán trung bình sẽ rơi vào mức từ 6-9 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, mức lương cũng có thể tăng lên 50 hay thậm chí 100 triệu đồng/tháng tùy vào % hoa hồng broker nhận được thì không còn là chuyện hiếm thấy.
Tính tới thời điểm năm 2022, con số tài khoản chứng khoán được mở ở Việt Nam đã gần đạt tới mốc 2.6 triệu. Thậm chí con số này đã vượt qua tổng số tài được mở trong 5 năm cộng lại từ 2016-2021.
Qua đó, đây là những dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán hiện thu hút nhiều đầu tư tham gia và tạo ra nhiều việc làm hơn cho broker.
Xem thêm: 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất
VII. Các kỹ năng để rèn luyện thành một broker giỏi
1. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Broker là nghề đòi hỏi người làm phải có sự hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ cung cấp và quy luật đầu tư của thị trường chứng khoán để có thể tư vấn cho khách hàng đạt được mục tiêu họ mong muốn.
Vì vậy, công việc này đòi hỏi một lượng kiến thức nền tảng vững chắc và rộng về đầu tư chứng khoán ở đa lĩnh vực: tài chính, mua bán nhà đất, hàng tiêu dùng,…
Theo quy định số 15/2008/QĐ-BTC để trở thành nhân viên môi giới chứng khoán, thì người làm công việc này bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp từ Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Và Đào Tạo Chứng Khoán.
Trước khi được cấp chứng chỉ trên, người làm môi giới chứng khoán còn 7 chứng chỉ liên quan khác:
- Nền tảng cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Luật pháp áp dụng trong ngành chứng khoán
- Chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán
- Chứng chỉ môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán
- Chứng chỉ về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Chứng chỉ tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Quản lý quỹ, tài sản và rủi ro trên thị trường chứng khoán
Tham khảo thêm: Phân Tích Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Phương Pháp Phân Tích Tài Chính
2. Linh hoạt và có khả năng giao tiếp
Do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, broker cần phải phân tích, đưa ra quan điểm, tư vấn giao dịch,…để đáp ứng đúng nhu cầu của từng khách hàng khác nhau.
Song song đó, bạn cũng nên xây dựng và duy trì mạng lưới khách hàng rộng hơn để nhằm nâng cao tỷ lệ khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán.
3. Có khả năng nắm bắt thông tin nhanh và chính xác
Thị trường chứng khoán luôn chứa đựng những biến động hay những ẩn số bất ngờ, tăng giảm là điều hết sức bình thường. Do đó, nếu broker muốn đưa ra giải pháp đầu tư tài chính tốt nhất cho khách, thì họ là người nắm bắt, tổng hợp và phân tích dữ liệu thông tin nhanh chóng, chính xác nhất có thể.
VIII. Các khái niệm liên quan đến Brokerage
1. Brokerage Account – Tài khoản môi giới
Khái niệm này được định nghĩa là loại tài khoản cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ và quỹ hoán đổi danh mục.
2. Securities Brokerage – Môi giới chứng khoán
Thuật ngữ này được hiểu là nhân viên môi giới của Sở giao dịch chứng khoán. Tùy vào luật pháp quy định ở mỗi nước, nhân viên này có thể là một cá nhân hay pháp nhân nhất định đáp ứng được các điều kiện theo quy định đề ra.
3. Brokerage Firm – Công ty môi giới
Là công ty môi giới chứng khoán giữa người bán và người mua thực hiện giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và một số giải pháp đầu tư tài chính khác trên thị trường.
IX. Lời kết
Qua bài viết trên, Muaban.net hy vọng bạn sẽ hiểu được cặn kẽ về brokerage là gì? cũng như một số thông tin xung quanh thuật ngữ này. Nếu bạn đang có dự định trở thành nhân viên môi giới chứng khoán trong tương lai, thì đừng ngần ngại chia sẻ đến Mua Bán và mọi người.
Đừng quên tiếp tục theo dõi trong những bài viết liên quan đến giải thích thuật ngữ hoặc các tin tức tìm việc làm mới nhất trên Muaban.net!
Xem thêm:
- Advisory Shares là gì? Doanh nghiệp Startup có nên dùng loại cổ phiếu này?
- Quản trị tài chính là gì? Vai trò và trách nhiệm của quản trị tài chính?
- Tư vấn tài chính? 3 kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính