Brain fog là gì? Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái tâm trí mù mờ, không tập trung và khó ghi nhớ trong thời gian dài? Đừng chủ quan, có thể bạn đã mắc Brain fog. Cùng Mua Bán tìm hiểu hội chứng này qua bài viết sau!
1. Định nghĩa “Brain fog”
Brain fog (sương mù não) là một thuật ngữ chỉ một dạng rối loạn chức năng nhận thức của não bộ con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tư duy, suy nghĩ, tiếp nhận thông tin, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
>>> Tìm Hiểu: Burn out là gì ? Làm thế nào để vượt qua “Hội chứng cháy sạch” ?
2. Brain fog có những triệu chứng gì?
Vậy các triệu chứng thường gặp của sương mù não là gì? Nó thường là:
- Giảm khả năng ghi nhớ
- Tinh thần không minh mẫn
- Khó tập trung, tập trung
- Kém nhạy bén, tư duy logic giảm
>>> Đọc Ngay: Bi quan là gì? Bí quyết trở nên lạc quan hơn
3. 9 nguyên nhân chính gây ra triệu chứng Brain fog
Những nguyên nhân gây ra triệu chứng Brain fog là gì? Sau đây là một số thông tin từ Mua Bán:
3.1 Thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Một trong số đó là xu hướng gia tăng nồng độ hormone Progesterone và Estrogen. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ và suy giảm nhận thức ngắn hạn gây ra hội chứng Brain fog.
3.2 Đa xơ cứng (MS)
Đa xơ cứng (MS) là bệnh có khả năng ảnh hưởng tới tủy sống và não. Người mắc bệnh này lâu dần mất đi lớp phủ Myelin trên tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Điều này ảnh hưởng đến khả năng gửi tín hiệu đi của các dây thần kinh.
Nó gây ra hàng loạt các triệu chứng như: các vấn đề về thị lực, cử động tay và chân, mệt mỏi dữ dội, các vấn đề về sự chú ý và khó tập trung… Tình trạng nguy hiểm này có thể kéo dài đến suốt đời.
3.3 Thuốc
Dược phẩm và thuốc kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như khiến người bệnh bị mất trí nhớ và gặp phải hội chứng sương mù não. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi. Các loại thuốc có nguy cơ như: thuốc chống lo âu, thuốc động kinh, thuốc giảm đau, thuốc gây mê…
>>> Tìm Hiểu: 12 cách giảm stress cho học sinh hiệu quả nhất hiện nay
3.4 Ung thư và điều trị ung thư
Một số loại thuốc, phương pháp điều trị hay tình trạng bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của dây thần kinh. Tên y học của các thay đổi này có tên là “bệnh thần kinh ngoại biên“.
Những thay đổi trên có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Thường gặp nhất là rối loạn giấc ngủ, lo âu, căng thẳng kéo dài… Đây cũng là những biểu hiện của hội chứng sương mù não.
3.5 Thời kỳ mãn kinh
Hàm lượng Estrogen vừa đủ tác động tích cực tới một số hóa chất tâm trạng trong não, như: Serotonin (điều chỉnh tâm trạng – hành vi xã hội, giấc ngủ, trí nhớ, ham muốn…), Endorphin (giảm căng thẳng, giảm đau, tạo cảm giác thư thái).
Vì thế, khi Estrogen bị suy giảm và thiếu hụt, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm và thay đổi tâm trạng. Trong các tình huống tiêu cực (cãi vã, ly hôn, thất nghiệp, vấn đề tiền bạc…) khiến bạn căng thẳng, lo âu, đãng trí, suy nghĩ vẩn vơ và kém tập trung.
3.6 Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
Khi bị mệt mỏi mãn tính, cơ thể và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng xấu. Nó sẽ trở nên suy kiệt, mất sức sống trong thời gian dài, khả năng nhận thức hay suy nghĩ giảm sút rõ rệt. Tình trạng lơ ngơ, hay quên xuất hiện ngày càng nhiều làm bạn trở nên căng thẳng.
Căng thẳng khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone Corticosteroid, làm tổn thương tế bào não và sẽ khiến các nơ ron thần kinh phải làm việc nhiều hơn, gây ra tình trạng quá tải. Bộ não của bạn sẽ kiệt sức, tinh thần mệt mỏi, khó tập trung suy nghĩ, khó lập luận hay phân tích.
>>> Đừng Bỏ Lỡ: Bình tĩnh là gì? Cách lấy lại bình tĩnh khi căng thẳng
3.7 Trầm cảm
Trầm cảm gây ra bởi nhiều nguyên nhân, một trong số đó là không ngủ đủ giấc. Rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn cảm giác buồn bã, vô vọng và mệt mỏi. Điều này đặc biệt đúng khi nó xảy ra lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Nếu chưa được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nhưng phải đối mặt với chứng mất ngủ nhiều tháng hay nhiều năm, đây có thể là dấu hiệu quan trọng cho biết cơ thể bạn có khả năng mắc hội chứng sương mù não.
3.8 Ngủ
Để não hoạt động bình thường, chúng ta cần ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 giờ. Chất lượng giấc ngủ kém hay thiếu ngủ kéo dài có thể gây cản trở hoạt động của bộ não. Ngủ quá ít có thể dẫn đến kém tập trung và hay mơ hồ, không minh mẫn.
3.9 Lupus
Nguyên nhân gây bệnh Lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, khiến chúng tự chống lại những cơ quan của cơ thể. Bệnh có thể gây ra biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu làm bạn khó ngủ từ đó dẫn đến mất tập trung, khả năng tiếp thu kém, tâm thần chậm chạp.
>>> Tìm Hiểu: Cách trị stress mất ngủ đơn giản không nên bỏ qua
4. Hiện tượng Brain fog được chẩn đoán như thế nào?
Sương mù não (Brain fog) là thuật ngữ y khoa được dùng để mô tả tình trạng tâm thần chậm chạp, mơ hồ như bị phủ sương mù. Tình trạng này không phải là một chẩn đoán bệnh, có thể xem nó là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe không ổn định khác.
>>> Đọc Thêm: Mông lung là gì? Nên làm gì trong những lúc cảm thấy mông lung nhất?
5. Các biện pháp điều trị Brain fog
5.1 Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Bạn nên áp dụng chế độ ăn lành mạnh giàu Vitamin, chất chống oxy hóa, Protein, chất béo lành mạnh và đảm bảo hàm lượng Carbohydrate nạp vào cơ thể thấp.
Ví dụ sữa bò, cá hồi, cá mòi, cá tuyết… chứa nhiều vitamin B12 – cần thiết để đảm bảo chức năng thần kinh; Omega 3 – acid béo giúp cải thiện sự chú ý và tốc độ xử lý thông tin. Ngoài ra trái cây giàu chất chống oxy hóa như: lựu, nho, dâu… giúp sự lão hóa tế bào não diễn ra chậm hơn.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến hàm lượng Glucose (đường) nạp vào cơ thể. Quá nhiều hay quá ít Glucose đều ảnh hưởng đến hoạt động não, khiến chúng ta trở nên cáu kỉnh, , khó chịu, mệt mỏi, rối loạn tâm thần và suy giảm khả năng phán đoán.
5.2 Ngủ đủ giấc
Cơ thể người hàng ngày cần ngủ 7 đến 8 tiếng. Nếu nhiều hơn có thể dẫn đến tâm trạng chán nản, uể oải và ít hơn thời gian đó cũng gây ra căng thẳng, mệt mỏi do não không đủ thời gian để nghỉ ngơi và thiết lập lại hoạt động. Tình trạng này kéo dài dễ gây hội chứng Brain fog, thế nên cần chú trọng quan tâm đến giấc ngủ hơn nhé.
5.3 Vận động thể chất
Quá trình vận động, tập luyện thể dục thể thao không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn góp phần tăng sức khỏe trí não. Bởi vì nó máu và oxy đến não tăng, cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý gây ra hiện tượng sương mù não.
Bạn nên chọn loại hình tập luyện phù hợp với thể trạng, không nên cố gắng tập quá sức dễ gây nhức mỏi hoặc chấn thương. Tuy nhiên cũng không nên dễ bỏ cuộc mà cần cố gắng duy trì tập luyện mỗi tuần để đạt hiểu quả cao nhất.
5. 4 Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu thiên nhiên có hương thơm dễ chịu và tác dụng tích cực đối với thể chất, tinh thần. Những phân tử mùi nhỏ đi vào khứu giác sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh cảm giác, từ đó cũng kích hoạt bán cầu não chịu trách nhiệm bản năng, trí nhớ và tâm trạng.
Bạn có thể xông hơi với tinh dầu tràm, cam chanh, oải hương, bạc hà… Những loại này rất dễ tìm, an toàn, không gây kích ứng. Nên sử dụng tinh dầu thường xuyên trí não của bạn sẽ thư thái, dễ chịu, tránh mệt mỏi và từ đó hiện tượng sương mù não cũng được cải thiện.
5.5 Thiền
Thiền từ lâu là biện pháp để tâm hồn thoải mái, trút bỏ phiền lo tiêu cực vô cùng hiệu quả. Bạn có thể ngồi thiền, nằm thiền, đi thiền… miễn sao cho cơ thể thoải mái nhất tuy nhiên trong đầu cần rút hết tạp niệm, lo âu để tâm trí được nghỉ ngơi thư giãn.
Nếu không thích thiền, bạn có thể thực hiện các hoạt động thư giãn khác như nghe nhạc nhẹ, đi dạo, vẽ tranh trong không gian yên tĩnh. Những hoạt động trên rất có ích đối với cải thiện hội chứng sương mù não hậu Covid.
5.6 Hạn chế sử dụng điện thoại
Việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại trước khi đi ngủ có thể khiến não bạn phải mệt mỏi hơn mỗi đêm. Đây chính là thói quen xấu mà rất nhiều người phải bỏ. Thay vì xem điện thoại, nên đọc sách, thực hiện vài động tác giãn cơ, xoa bóp cơ bắp. Bạn nên tránh các thức uống chứa nhiều caffein hay ga trước khi đi ngủ để đêm ngon giấc hơn.
Bạn có thể tham khảo mua sách hoặc các dụng cụ âm nhạc dưới đây để giải trí:
Trên đây là những chia sẻ của trang về hội chứng Brain fog là gì. Bạn nên tìm hiểu kiến thức về hội chứng này và nếu chẳng may mắc bệnh hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ, nó sẽ vượt rất qua nhanh chóng! Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để xem nhiều tin tức, kinh nghiệm về tìm việc làm, kỹ năng cũng như các vấn đề xoay quanh công việc và sức khỏe nhé!
>>> Xem Thêm: Bế tắc là gì? 7 cách giải thoát bản thân khỏi sự bế tắc trong cuộc sống